Cuốn sách How Asia Works của
Studwell là một cái nhìn tuyệt vời vào những yếu tố đã dẫn dắt sự tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng tại một số nước châu Á.
Mới đây, tỷ phú Bill Gates có giới thiệu về cuốn sách mà ông khá tâm đắc, lý giải về sự trỗi dậy thần kỳ của một số quốc gia châu Á. Đây là câu hỏi lớn đối với những nhà kinh tế học cũng như những người quan tâm đến nguồn gốc phát triển của các châu lục trên thế giới. Sau đây là bài viết của ông được đăng tải trên LinkedIn:
Cuốn sách How Asia Works (Tạm dịch: Châu Á chuyển mình ra sao) của Studwell là một cái nhìn tuyệt vời vào những yếu tố đã dẫn dắt sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại một số nước châu Á. Tôi muốn giới thiệu nó tới bất cứ ai đang làm kinh doanh tại châu Á. Như tôi đã viết trong bài nhận xét vừa đăng tải trên trang blog cá nhân về những điều tôi chia sẻ dưới đây, cuốn sách này cũng khiếm tôi suy nghĩ về những điều kỳ diệu châu Á có thể áp dụng tại Châu Phi, nơi mà Gates Foundation đang nỗ lực làm rất nhiều công việc.
Tôi đọc How Asia Works bởi nó lý giải, trả lời hai câu hỏi lớn nhất tại những nền kinh tế phát triển: Bằng cách nào những quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc đạt được sự bền vững, tăng trưởng cao và trở nhành những câu chuyện thành công kinh điển. Và tại sao có quá ít công ty thực hiện chính sách quản lý như vậy. Những câu trả lời rõ ràng có thể đem lại lợi ích cho hàng tỷ người đang sống tại những quốc gia nghèo như có những nhân tố cần thiết để trở thành những nền kinh tế phát triển.
Tôi rất vui để thông báo rằng Studwell, một nhà báo kinh tế thông minh, đã đem đến những câu trả lời khá thay vì những dẫn dắt, lập lập khá mơ hồ của những nhà kinh tế học. Tôi tìm thấy trong cuốn sách những điều khá hấp dẫn. Studwell giải thích lịch sử kinh tế một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Tôi đã yêu cầu toàn bộ nhóm Nông nghiệp trong quỹ đọc nó bởi những hiểu biết đặc biệt sâu sắc về vai trò quan trọng của nông nghiệp hộ gia đình đối với sự phát triển kinh tế.
Câu trả lời của Studwell đối với câu hỏi hàng nghìn tỷ USD về việc tại sao một số nước châu Á phát triển nhanh chóng và những nước khác (Philippines, Indonesia, Thái Lan) thì không? Studwell cung cấp một công thức ba phần đơn giản:
1. Tạo điều kiện cho hộ nông dân nhỏ phát triển mạnh.
2. Sử dụng số tiền thu được từ thặng dư nông nghiệp để xây dựng một cơ sở sản xuất đóng vai trò là công cụ cho việc bắt đầu sản xuất để xuất khẩu.
3. Nuôi dưỡng cả hai nhân tố (nông nghiệp nhỏ và sản xuất định hướng xuất khẩu) với các tổ chức tài schinhs được kiểm soát chặt nuôi dưỡng cả các ngành (nông nghiệp nhỏ và sản xuất định hướng xuất khẩu) với các tổ chức tài chính được kiểm soát chặt chẽ của chính phủ.
Dưới đây là công thức được triển khai sâu hơn một chút:
Nông nghiệp: Cuốn sách của Studwell đã thực hiện một công việc tốt hơn so với bất cứ điều thứ khác tôi từng đọc về việc khớp nối vai trò quan trọng của nông nghiệp trong sự phát triển. Ông giải thích rằng một trong những điều mà tất cả các quốc gia nghèo hiện đang khá dồi dào là lao động nông nghiệp-thường chiếm tới ba phần tư dân số đất nước. Thật không may, hầu hết các nước nghèo có chính sách đất đai có lợi cho những chủ đất giàu có, với đông đảo nông dân nghèo đang làm việc cho họ. Studwell lập luận rằng những chính sách này không chỉ tạo ra sự bất bình đẳng rất lớn mà chúng cũng dẫn tới năng suất cây trồng tệ hại.
Ngược lại, ông cho biết, khi bạn cung cấp cho nông dân quyền sở hữu những suất đất khiêm tốn và cho phép họ hưởng lợi từ thành quả lao động của mình, sản lượng nông nghiệp sẽ cao hơn trên mỗi hecta. Và sản lượng tăng giúp những nước này đang tạo ra thặng dư và tiết kiệm mà họ cần để tăng sức mạnh cho cỗ máy sản xuất của mình.
Sản xuất: Studwell lập luận rằng một khi các nước đang sản xuất nông sản dư thừa ổn định, họ nên bắt đầu chuyển sang giai đoạn sản xuất phát triển. Ông chỉ ra một trường hợp mang tính lịch sử quan trọng là những nước thành công không chỉ đơn giản dựa vào sưc mạnh của bàn tay vô hình; họ bổ sung những nguồn lực thị trường với bàn tay sắt của chính sách định hướng công nghiệp hóa của nhà nước. Các nước này gia nhập vào một sự kết hợp của chế độ bảo hộ (Nuông chiều những ngành công nghiệp non trẻ để đem đến cho họ thời gian có thể cạnh tranh trên toàn cầu) và sau đó những kẻ thu cuộc sẽ bị loại bỏ (cắt đứt những nguồn lực cho các công ty không thành công trên các thị trường xuất khẩu).
Tài chính: Studwell chỉ ra rằng những quốc gia đang phát triển nhanh chóng thường hứa suông về những nguyên tắc thị trường tự do trong khi thực sự giữ những tổ chức tài chính của họ trong vòng kiểm soát chặt chẽ. Nói cách khác, họ ban hành những chính sách để bảo vệ mình chống lại những cú sốc và sự trói buộc của dòng chảy vốn toàn cầu, và họ chắc chắn rằng những tổ chức tài chính phục vụ cho sự phát triển lâu dài của đất nước chứ không phải là lợi ích ngắn hạn của những tổ chức này.
Từ cuốn sách, tôi nhận ra nhiều thông điệp có thể mang về áp dụng cho công việc của quỹ chúng tôi. Tôi sẽ làm nổi bật hai điều.
Trước tiên, tôi đánh giá cao tư duy Studwell về những kinh tế nông nghiệp. Dựa trên số liệu về sản lượng cây trồng và sản lượng nông nghiệp đầu ra nói chung, ông lập luận rằng sự phát triển nông nghiệp hóa nhanh chóng đòi hỏi sự tái phân phối đất đai công bằng hơn giữa những người nông dân. Đến nay, tôi đã không tập trung nhiều vào quyền sở hữu đất đai như việc tôi đang làm để có những hạt giống tốt hơn, phân bón và tập quán canh tác. Cuốn sách này khiến tôi muốn tìm hiểu thêm về bức tranh quyền sở hữu đất đai tại các nước mà quỹ của chúng tôi rót vốn vào.
Thứ hai, Studwell đã kích thích tôi suy nghĩ rất nhiều về việc đưa công thức 3 phần ứng dụng vào châu Phi như việc nó đã thành công tại châu Á. Dĩ nhiên, các mảnh ghép nông nghiệp áp dụng tốt và có nhiều lợi ích kinh tế và sức khỏe. Các câu hỏi lớn đối với tôi là: Các nước châu Phi có thể trở thành trung tâm sản xuất định hướng xuất khẩu thành công hay không? Tôi nhìn thấy tiềm năng này ở các nước như Ethiopia và Djibouti. Họ đã có một kết nối mạnh mẽ với Trung Quốc và những kế hoạch kinh tế dài hạn đầy tham vọng. Thật không may, nhiều quốc gia khác trên lục địa này không có những yếu tố thành công tương tự, đặc biệt là những nước nằm sâu trong với cơ sở hạ tầng rất kém. Giúp nông dân ở các nước phát triển với nhiều thực phẩm và kiếm được nhiều tiền hơn sẽ là một sự trợ giúp lớn đối với chính họ.
How Asia Works không phải là cuốn sách hướng tới những đọc giả thông thường, nhưng nó là thứ đáng đọc cho bất cứ ai muốn tìm hiểu điều gì thực sự xác định liệu một nền kinh tế đang phát triển sẽ thành công. Công thức của Studwell khá mới mẻ và rõ ràng ngay cả khi nó rất khó khăn để thực hiện.
Theo Trí Thức Trẻ/LinkedIn