Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Thời vận 2014: Quý bà siêu giàu 'át vía' ông trùm

Điều chưa từng có đã xảy ra. Trong năm 2014, lần đầu tiên số lượng nữ đại gia trong tốp 10 nhiều hơn nam giới. Có vẻ như các quý bà đang ở thời thịnh hơn các ông trùm.

Năm 2014, hàng loạt các nữ đại gia nổi lên mạnh mẽ trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động. Họ nắm lượng cổ phiếu trị giá cả nghìn tỷ đồng hoặc chứng kiến túi tiền gia tăng theo giá cổ phiếu và lọt vào tốpi siêu giàu tại Việt Nam.

Ôm tiền thay chồng 

HOSE vừa thông báo cho biết, vợ ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank cũng là Phó chủ tịch MaSan đăng ký mua vào 16 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian từ 8/12 đến 31/12.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy sẽ mua vào lượng cổ phiếu gần như tương đương so với lượng cổ phiếu ông Hồ Hùng Anh đăng ký bán ra cũng trong cùng khoảng thời gian nói trên. Thông tin này khiến giới đầu tư cho rằng, ông Hồ Hùng Anh sẽ chuyển nhượng 1.300 tỷ đồng cổ phiếu Masan cho vợ.

Trước giao dịch, bà Thủy chưa nắm giữ cổ phiếu nào. Như vậy, nếu giao dịch thành công, bà Thủy sẽ lọt vào tốp 10 phụ nữ giàu nhất trên thị trường chứng khoán với khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng. Ông Hồ Hùng Anh trong khi đó sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu nào.

Hiện tượng chuyển tài sản sang cho vợ con, cho DN gia đình trở thành một làn sóng trong năm 2014.
Trong năm 2014, lần đầu tiên số lượng nữ đại gia trong tốp 10 nhiều hơn nam giới (Ảnh minh họa)

Tại MaSan, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang chỉ nắm giữ 10 cổ phiếu. Trong khi đó, bà Nguyễn Hoàng Yến, vợ ông Quang nắm giữ gần 22 triệu cổ phiếu và cũng vừa đăng ký mua thêm 8 triệu cổ phiếu ngay trong tháng cuối cùng của năm 2014. 

Nếu mua thành công, bà Yến sẽ trở thành người phụ nữ giàu thứ hai trên TTCK, chỉ sau vợ tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng là Phạm Thu Hương.

Hồi đầu năm 2014, lần đầu tiên ông Trần Đình Long, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát “dìu” vợ vào tốp 10 siêu giàu trên TTCK. Tính tới thời điểm này, bà Vũ Thị Hiền vẫn đang sở hữu gần 31 triệu cổ phiếu HPG trị giá gần 1.900 tỷ đồng và đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng. Cho dù nắm giữ khối tài sản khủng nhưng bà Hiền vẫn là người bí ẩn với công chúng đầu tư. 

Cũng trong năm 2014, giới đầu tư còn chứng kiến các đại gia đưa tiền cho vợ giữ như trường hợp bà Lê Thị Thúy Hải, vợ của ủy viên HĐQT Nhựa Tiền Phong (NTP) Đặng Quốc Dũng. Bà Hải đã chi ra khoảng 200 tỷ đồng để nâng số cổ phiếu nắm giữ tại NTP lên hơn 4 triệu đơn vị (tương đương hơn 7,1%). Trong khi đó, ông Dũng chỉ nắm giữ hơn 1,2 triệu cổ phiếu.

Hồi giữa năm, Công ty TNHH MTV Tâm Thiện Tâm do bà Hoàng Thị Xuân Hương, vợ ông Lê Phước Vũ làm Chủ tịch kiêm Giám đốc đã mua vào thành công 5,65 triệu cổ phiếu HSG trên tổng số hơn 6,7 triệu cổ phiếu đăng ký.

Trước đó, hai chị em Phạm Thu Hương - Phạm Thúy Hằng không chỉ nắm giữ hàng nghìn tỷ đồng giá trị cổ phiếu, nắm giữ vị trí thứ 4 và thứ 5 trong danh sách những người giàu nhất trên TTCK, mà còn giữ luôn 2 vị trí phó chủ tịch tại Tập đoàn Vingroup.

Nữ đại gia lèo lái DN trong bão

Bên cạnh những phụ nữ ôm hàng nghìn tỷ đồng thay chồng và ghé vai gánh vác DN cùng chồng thì cũng có không ít các nữ doanh nhân tự thân lèo lái DN vươn lên mạnh mẽ trong năm khó khăn 2014.

Nổi bật nhất trong năm 2014, có lẽ là bà Trương Thị Lệ Khanh. Đây là người phụ nữ tự thân giàu nhất trên TTCK. Trong tháng 12/2014, bà đứng thứ 7 trong số danh sách siêu giàu, vượt qua đối thủ cùng ngành đáng gờm là ông Dương Ngọc Minh.

Bà trùm Lệ Khanh đã vượt “người tình” Mỹ Tâm thành nữ tỷ phú số 1 trong lĩnh vực thủy sản nhờ sự bứt phá ngoạn mục của Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC). DN thuộc tốp 3 trong lĩnh vực thủy sản này đã có doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến trong quý III/2014. Đây là lý do giúp cổ phiếu VHC tăng gần gấp 2 lần so trong vòng 6 tháng qua, giúp tài sản của bà Lệ Khanh vọt lên gần 1.800 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên bà bà Khanh vượt qua rất nhiều đại gia khác để lọt vào tốp 10 người giàu nhất trên TTCK.

Bà Khanh đã dẫn dắt Vĩnh Hoàn trở thành có giá trị xuất khẩu dẫn đầu mặt hàng cá tra. Cũng trong khó khăn, Vĩnh Hoàn của bà Khanh đã mua bán thâu tóm những DN có thị trường, có vùng nguyên liệu lớn như Vạn Đức Tiền Giang... hay triển khai các dự án có tiềm năng trong dài hạn như sản xuất các thực phẩm có giá trị gia tăng như collagen...
đại-gia-Việt, Nguyễn-Thị-Hiền, Trương-Thị-Lệ-Khanh, Nguyễn-Thị-Thanh-Thủy, Nguyễn-Hoàng-Yến, Chu-Thị-Bình, Phạm-Thu-Hương, Phạm-Thúy-Hằng, chồng-vợ, tài-sản, cổ-phiếu, những-người-giàu-nhất, gia-đình-giàu-nhất, gia-đình-trị, Phạm-Nhật-Vượng, Nguyễn-Đăng-Q
Bà Mai Kiều Liên là 1 trong 2 nữ doanh nhân xuất sắc nằm trong danh sách 50 nữ doanh nhân có quyền lực nhất ở châu Á.

Năm 2014 cũng chứng kiến sự phát triển vững chắc của các DN do các nữ doanh nhân vốn rất nổi tiếng trên TTCK như bà Mai Kiều Liên ở Vinamilk, bà Nguyễn Thị Mai Thanh tại REE, hay bà Phạm Thị Việt Nga ở Dược Hậu Giang.

Theo đánh giá Forbes, bà Mai Kiều Liên và Phạm Thị Việt Nga là 2 nữ doanh nhân xuất sắc nằm trong danh sách 50 nữ doanh nhân có quyền lực nhất ở châu Á. Bà Mai Kiều Liên được xem là người biến Vinamilk trở thành thương hiệu uy tín khắp châu Á và giúp DN này đạt doanh thu 1,5 tỷ USD.

Trong năm 2014, giới đầu tư cũng chứng kiến sự trở lại của bà “trùm” chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam. Sự bứt phá của Thủy sản Minh Phú (MPC) đã giúp bà Chu Thị Bình Bình lần đầu tiên sau 8 năm trở lại vị trí tốp 10 người giàu nhất. Năm 2006, lần đầu tiên danh sách những người giàu trên sàn chứng khoán được công bố, bà Bình đứng ở vị trí thứ 5 và là nữ doanh nhân giàu nhất với tài sản gần 1.150 tỷ đồng. Ở thời điểm hiện tại, bà Bình đứng thứ 9 và có tài sản hơn 1.600 tỷ đồng.
đại-gia-Việt, Nguyễn-Thị-Hiền, Trương-Thị-Lệ-Khanh, Nguyễn-Thị-Thanh-Thủy, Nguyễn-Hoàng-Yến, Chu-Thị-Bình, Phạm-Thu-Hương, Phạm-Thúy-Hằng, chồng-vợ, tài-sản, cổ-phiếu, những-người-giàu-nhất, gia-đình-giàu-nhất, gia-đình-trị, Phạm-Nhật-Vượng, Nguyễn-Đăng-Q
Sự bứt phá của Thủy sản Minh Phú đã giúp bà Chu Thị Bình Bình lần đầu tiên sau 8 năm trở lại vị trí tốp 10 người giàu nhất.

Có thể thấy, năm 2014 có nhiều chuyển biến trong cộng đồng doanh nhân Việt. Cũng trong năm này, lần đầu tiên số lượng nữ đại gia trong tốp 10 nhiều hơn nam giới. Ngoài 3 vị trí cao nhất thuộc về ông Phạm Nhật Vượng, ông Đoàn Nguyên Đức, ông Trần Đình Long và vị trí thứ 10 là ông Dương Ngọc Minh, thì các vị trí còn lại đều do nữ giới nắm. Hai trong số đó tự thân lèo lái DN, còn 4 phụ nữ còn lại “ôm tiền”, “ôm tiếng” hộ chồng.

Việc thay/cùng chồng nắm giữ tiền của gia đình không phải là hiện tượng lạ. Tuy nhiên, sự áp đảo về số lượng phần nào cho thấy những thay đổi trong đời sống kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Theo  VFE
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?