Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Nuôi dê như để... tiền tươi ngoài vườn

“Nhà nuôi được dê nên khi có công, có việc hay cần đóng tiền học cho con chỉ cần nhấc điện thoại gọi khách vào bắt là có tiền tươi ngay không phải chạy ngược xuôi vay lãi như trước nữa” - ông Nguyễn Văn Bình chia sẻ.

Người xưa có câu “giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng”, thật đúng với hoàn cảnh của ông Nguyễn Văn Bình ở thôn Đại Áng, xã Ninh Hòa, (Hoa Lư, Ninh Bình).
Nuôi dê như để... tiền tươi ngoài vườn - 1
Theo lời ông Nguyễn Hùng Vương – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Hòa, gia đình ông Bình từng là hộ nghèo nhất nhì trong xã, nhưng sau nhiều năm bén duyên với nghề nuôi dê, đến nay gia đình ông đã thoát nghèo, có tiền xây được nhà khang trang, cho con cái ăn học. Hiện gia đình ông đang có trong tay đàn dê gần 50 con trị giá vài trăm triệu đồng. Ông Bình bảo: “Nhà nuôi được dê nên khi có công, có việc hay cần đóng tiền học cho con chỉ cần nhấc điện thoại gọi khách vào bắt là có tiền tươi ngay không phải chạy ngược xuôi vay lãi như trước nữa”.

Chia sẻ về quá trình gian nan để phát triển kinh tế, ông Bình cho biết, trước ông cũng làm đủ mọi nghề để kiếm sống, từ phụ hồ đến chạy chợ, cứ ở đâu có người thuê là làm nhưng được một thời gian thấy sức khỏe yếu dần, ông chuyển về nhà làm nông nghiệp, rồi bén duyên với nghề nuôi dê núi. Nói về mức thu nhập của gia đình ông Bình, không ít người trong và ngoài xã phải nể phục, bởi ở vùng đất bán sơn địa “khỉ ho, cò gáy” đất đai cằn cỗi, khắc nghiệt này, để tìm ra hướng đi thoát nghèo đã khó nói gì đến làm ra tiền thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. 

Tính đến nay, ông cũng đã có hàng chục năm gắn bó với nghề nuôi dê nên khi nói về kinh nghiệm nuôi con vật này thì ít ai trong vùng sánh được. Ông Bình bảo: Nuôi dê biết thì rất dễ, nhưng không biết thì cũng rất khó vì dê là con vật ít dịch bệnh nhưng khi đã mắc bệnh nấm (giống bệnh lên sởi ở người) rất khó chữa, chỉ có để dê chết mang đi tiêu hủy thôi. Để dê được khỏe mạnh, tránh được dịch bệnh ông luôn phải theo sát đàn dê mỗi khi cho đi ăn, không để dê ăn ở các bờ ruộng dưới đồng bằng vì khi mùa vụ đến nông dân phun thuốc trừ sâu rất nhiều. Dê ăn phải cỏ có nồng độ thuốc trừ sâu cao rất nguy hiểm.

Ông Bình cho biết thêm, tại địa phương hiện đang có kiểu nuôi dê hoang dã, chăn thả tự do trên rừng núi đá không làm chuồng cho dê ở, dù cho chất lượng thịt dê ngon nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh nên gia đình chọn cách chăn nuôi bán hoang dã (ngày cho ăn trên núi, tối đuổi về chuồng nhốt) sẽ vừa kiểm soát được dịch bệnh lại dễ bắt bán khi khách hàng cần. Ông bày tỏ: “Trong những năm gần đây, nhờ có ngành du lịch phát triển, du khách đến tham quan nhiều, tạo điều kiện cho nghề nuôi dê phát triển, người dân có thu nhập cao”.

Ông Bình chia sẻ thêm: “Khách du lịch đến địa phương ngày một nhiều hơn, cũng là vì lý do ở đây có nhiều thắng cảnh đẹp và đặc biệt là có món thịt dê được người địa phương chế biến ngon nức tiếng đó”.
(Dân Việt)
>> Đê mê thịt dê Tổng Tề Mê

 
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?