Nhà nông trẻ Phạm Văn Hoạt, sinh năm 1984, ở thôn Đắk Măng, xã Đạ
R’sal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng). Sau khi học xong trung cấp thú y, anh
quyết định không theo chuyên nghành mình đã chọn mà trở về quê làm nông
nghiệp. Năm 2008, anh Hoạt lập gia đình và được bố mẹ cho ra ở riêng và
chia cho 2,3 ha đất đồi dốc, cằn cỗ.
Từ những diện tích đất vườn ấy, anh đã tập trung vào trồng và chăm sóc cây cà phê. Vì là đất đồi cao, dốc nên việc chăm sóc cà phê tốn công sức và tương đối vất vả lợi nhuận không được bao nhiêu.
Kinh tế của đôi vợ chồng trẻ mới ra riêng tự lập khá eo hẹp, lại thêm thiếu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nên khó khăn chồng chất. Nhưng gia đình nhỏ của anh vẫn phải bám trụ vào đồi cà phê cằn cỗi để sinh sống.
Sau nhiều trăn trở, anh Phạm Văn Hoạt nghĩ không thể để cái nghèo đói mãi bủa vây gia đình mình. Do đó, anh đã suy nghĩ phải tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp thì mới nâng cao được thu nhập. Nghĩ là làm, anh bắt tay vào tìm tòi, học hỏi cộng với vốn kiến thức đã học được ở trường, năm 2012 anh Hoạt đã quyết định xây dựng mô hình trang trại V.A.C (vườn - ao chuồng) khép kín.
Thế nhưng “vạn sự khởi đầu nan”, để thực hiện được mô hình này cần phải có vốn, diện tích mặt bằng, kiến thức kinh nghiệm. Khó khăn là vậy, nhưng với niềm đam mê của tuổi trẻ, dám nghĩ dám làm anh đã vay mượn, tích góp tiền bạc mua thêm đất. Sau đó, tìm hiểu kiến thức qua tài liệu, sách, báo cũng như tham gia các lớp tập huấn để thực hiện ý tưởng của mình.
Sau nắm vững các kiến thức, anh Hoạt quyết định thế chấp diện tích đất đang canh tác của gia đình để vay ngân hàng hơn 90 triệu đồng làm vốn đầu tư vào sản xuất.
Anh Phạm Văn Hoạt chia sẻ: “Ban đầu tôi đã chú trọng đầu tư vào những loại cây, loại con có khả năng cho thu nhập trong thời gian ngắn như nuôi gà thả vườn, nuôi heo, trồng đậu… để có vốn đầu tư vào những loại cây trồng dài ngày như cà phê. Sau đó tiếp tục đào ao thả cá và mở rộng quy mô chuồng trại để phát triển chăn nuôi, bên cạnh đó trồng xen các loại cây ăn trái trong vườn cà phê”.
Sau một thời gian, mô hình kinh tế V.A.C của anh Hoạt cũng dần lộ rõ. Hiện tại, trong trại của anh có hơn 6 ha cà phê cùng 400 gốc cây ăn trái như sầu riêng, bơ, chôm chôm, mít… trồng xen trong vườn và 2000m2 ao nuôi cá.
Ngoài ra, diện tích chuồng trại của gia đình anh là trên 200m2 nuôi hơn 100 con heo thịt và 5 con heo giống. Bên cạnh đó, anh Hoạt còn đầu tư thả gà, vịt nuôi trong vườn với mức đàn là 200 con.
Nhờ hiệu quả từ mô hình, trong 3 năm trở lại đây đã giúp gia đình anh thu nhập bình quân ổn định với mức khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm, trừ tất cả chi phí gia đình anh còn lãi 500 triệu đồng/năm, đời sống gia đình ngày một nâng cao. Đối với mức thu nhập này ở vùng đất đồi núi, cằn cỗi của xứ Đam Rông là điều ít ai dám nghĩ tới, thế nhưng anh Hoạt đã làm được.
“Cũng nhờ mô hình kinh tế V.A.C mà gia đình tôi nâng cao thu nhập đời sống. Lợi ích của V.A.C là tạo nên một vòng tròn khép kín. Vườn cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi. Chuồng cung cấp phân bón cho cây cà phê. Ao cung cấp nước tưới và bùn làm tăng chất lượng đất cho cây cà phê... đồng thời cung cấp nguồn thức ăn cải thiện trong gia đình, tất cả đều đem lại thu nhập xoay vòng ổn định”, anh Hoạt chia sẻ thêm.
Không chỉ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình, nhà nông trẻ Phạm Văn Hoạt còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và giúp đỡ mọi người xung quanh, đặc biệt là đoàn viên thanh niên người đồng bào dân tộc tại địa phương.
Hiện, anh Phạm Văn Hoạt đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 thanh niên và giúp cho 10 lao động mùa vụ tại địa phương có việc làm ổn định.
Bước đầu thành công từ mô hình kinh tế V.A.C của đoàn viên Phạm Văn Hoạt, đã được Ban Thường vụ Huyện đoàn Đam Rông chọn là mô hình phát triển kinh tế thanh niên tiêu biểu trên địa bàn huyện và cần được nhân rộng.
Anh Ndu Ha Biên - Bí thư Huyện đoàn Đam Rông (Lâm Đồng), chia sẻ: mô hình kinh tế V.A.C của anh Hoạt là một mô hình kinh tế tiêu biểu tại địa phương. Từ thành công của mô hình này đã giúp cho gia đình anh Hoạt nâng cao thu nhập đời sống và tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều thanh niên trong vùng.
“Đây cũng là địa chỉ để nhiều nhà nông trẻ là đoàn viên, thanh niên của chúng tôi đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ định hướng tiếp tục xem xét để nhân rộng mô hình này đến với đông đảo các bạn đoàn viên thanh niên trên địa bàn, để họ phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng trên quê hương mình”, anh Ndu Ha Biên cho biết thêm.
Từ những diện tích đất vườn ấy, anh đã tập trung vào trồng và chăm sóc cây cà phê. Vì là đất đồi cao, dốc nên việc chăm sóc cà phê tốn công sức và tương đối vất vả lợi nhuận không được bao nhiêu.
Kinh tế của đôi vợ chồng trẻ mới ra riêng tự lập khá eo hẹp, lại thêm thiếu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nên khó khăn chồng chất. Nhưng gia đình nhỏ của anh vẫn phải bám trụ vào đồi cà phê cằn cỗi để sinh sống.
Sau nhiều trăn trở, anh Phạm Văn Hoạt nghĩ không thể để cái nghèo đói mãi bủa vây gia đình mình. Do đó, anh đã suy nghĩ phải tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp thì mới nâng cao được thu nhập. Nghĩ là làm, anh bắt tay vào tìm tòi, học hỏi cộng với vốn kiến thức đã học được ở trường, năm 2012 anh Hoạt đã quyết định xây dựng mô hình trang trại V.A.C (vườn - ao chuồng) khép kín.
Anh Phạm Văn Hoạt chăm sóc vườn cà phê mô hình V.A.C
Thế nhưng “vạn sự khởi đầu nan”, để thực hiện được mô hình này cần phải có vốn, diện tích mặt bằng, kiến thức kinh nghiệm. Khó khăn là vậy, nhưng với niềm đam mê của tuổi trẻ, dám nghĩ dám làm anh đã vay mượn, tích góp tiền bạc mua thêm đất. Sau đó, tìm hiểu kiến thức qua tài liệu, sách, báo cũng như tham gia các lớp tập huấn để thực hiện ý tưởng của mình.
Sau nắm vững các kiến thức, anh Hoạt quyết định thế chấp diện tích đất đang canh tác của gia đình để vay ngân hàng hơn 90 triệu đồng làm vốn đầu tư vào sản xuất.
Anh Phạm Văn Hoạt chia sẻ: “Ban đầu tôi đã chú trọng đầu tư vào những loại cây, loại con có khả năng cho thu nhập trong thời gian ngắn như nuôi gà thả vườn, nuôi heo, trồng đậu… để có vốn đầu tư vào những loại cây trồng dài ngày như cà phê. Sau đó tiếp tục đào ao thả cá và mở rộng quy mô chuồng trại để phát triển chăn nuôi, bên cạnh đó trồng xen các loại cây ăn trái trong vườn cà phê”.
Sau một thời gian, mô hình kinh tế V.A.C của anh Hoạt cũng dần lộ rõ. Hiện tại, trong trại của anh có hơn 6 ha cà phê cùng 400 gốc cây ăn trái như sầu riêng, bơ, chôm chôm, mít… trồng xen trong vườn và 2000m2 ao nuôi cá.
Ngoài ra, diện tích chuồng trại của gia đình anh là trên 200m2 nuôi hơn 100 con heo thịt và 5 con heo giống. Bên cạnh đó, anh Hoạt còn đầu tư thả gà, vịt nuôi trong vườn với mức đàn là 200 con.
Nhờ hiệu quả từ mô hình, trong 3 năm trở lại đây đã giúp gia đình anh thu nhập bình quân ổn định với mức khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm, trừ tất cả chi phí gia đình anh còn lãi 500 triệu đồng/năm, đời sống gia đình ngày một nâng cao. Đối với mức thu nhập này ở vùng đất đồi núi, cằn cỗi của xứ Đam Rông là điều ít ai dám nghĩ tới, thế nhưng anh Hoạt đã làm được.
“Cũng nhờ mô hình kinh tế V.A.C mà gia đình tôi nâng cao thu nhập đời sống. Lợi ích của V.A.C là tạo nên một vòng tròn khép kín. Vườn cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi. Chuồng cung cấp phân bón cho cây cà phê. Ao cung cấp nước tưới và bùn làm tăng chất lượng đất cho cây cà phê... đồng thời cung cấp nguồn thức ăn cải thiện trong gia đình, tất cả đều đem lại thu nhập xoay vòng ổn định”, anh Hoạt chia sẻ thêm.
Không chỉ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình, nhà nông trẻ Phạm Văn Hoạt còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và giúp đỡ mọi người xung quanh, đặc biệt là đoàn viên thanh niên người đồng bào dân tộc tại địa phương.
Hiện, anh Phạm Văn Hoạt đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 thanh niên và giúp cho 10 lao động mùa vụ tại địa phương có việc làm ổn định.
Bước đầu thành công từ mô hình kinh tế V.A.C của đoàn viên Phạm Văn Hoạt, đã được Ban Thường vụ Huyện đoàn Đam Rông chọn là mô hình phát triển kinh tế thanh niên tiêu biểu trên địa bàn huyện và cần được nhân rộng.
Anh Ndu Ha Biên - Bí thư Huyện đoàn Đam Rông (Lâm Đồng), chia sẻ: mô hình kinh tế V.A.C của anh Hoạt là một mô hình kinh tế tiêu biểu tại địa phương. Từ thành công của mô hình này đã giúp cho gia đình anh Hoạt nâng cao thu nhập đời sống và tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều thanh niên trong vùng.
“Đây cũng là địa chỉ để nhiều nhà nông trẻ là đoàn viên, thanh niên của chúng tôi đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ định hướng tiếp tục xem xét để nhân rộng mô hình này đến với đông đảo các bạn đoàn viên thanh niên trên địa bàn, để họ phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng trên quê hương mình”, anh Ndu Ha Biên cho biết thêm.