Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Không dám đàm phán mức lương? Điều này có thể khiến bạn phải hối tiếc cả đời

Số liệu của Slary.com cho thấy nếu bạn không đàm phán mức lương cẩn thận, bạn có thể mất 1.037.773 USD sau 45 năm làm việc.

http://www.blogchungkhoan.com/2015/09/mo-tai-khoan-tu-van-au-tu-chung-khoan.html#.VoskrE-fesV

Theo tạp chí Forbes, ngoại trừ những người có tính cách như tỷ phú Donald Trump thì hầu hết mọi người đều cảm thấy không thoải mái khi đàm phán về vấn đề lương.

Một nghiên cứu của trang Salary.com cho thấy nếu bạn không thỏa thuận kỹ càng về lương thưởng, bạn có thể mất tới hơn 1 triệu USD trong sự nghiệp 45 năm của mình.

Ví dụ hai sinh viên mới tốt nghiệp tại Mỹ được nhận vào làm với mức lương đề nghị 45.000 USD mỗi năm. Trong đó, một sinh viên thỏa thuận kỹ càng với công ty để nhận được mức lương 50.000 USD cùng mức tăng lương 4% cho mỗi 3 năm làm việc.

Sinh viên còn lại không chú ý quá đến thỏa thuận lương và nhận mức tăng lương 1% mỗi năm, một điều kiện thông thường tại Mỹ.

Sau 45 năm làm việc, Salary.com tính toán được mức chênh lệch giữa 2 người sinh viên này, nếu họ không thăng chức hay chuyển nghề, là 1.037.773 USD.
http://www.blogchungkhoan.com/2015/09/mo-tai-khoan-tu-van-au-tu-chung-khoan.html#.VoskrE-fesV
Số liệu của Salary.com cũng cho thấy khoảng 49% người Mỹ không thỏa thuận kỹ vấn đề lương cho công việc đầu tiên và 41% nhân viên không thực sự đàm phán để nhận mức lương tốt hơn cho công việc hiện tại của họ.

Vậy lý do gì khiến các nhân viên cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện về lương thưởng? Nguyên nhân chủ yếu được cho là họ sợ bỏ lỡ cơ hội việc làm đó hoặc không có kinh nghiệm trong đàm phán.
Mới đây, tạp chí Forbes đã đưa ra 5 sai lầm cơ bản mà các nhân viên thường mắc phải khi thỏa thuận lương thưởng.

1. Đàm phán dựa trên tình hình tài chính cá nhân

Forbes cho rằng kể cả khi bạn sống tại một thành phố đắt đỏ hay có những khoản nợ phải trả thì cũng không bao giờ nên đưa tình hình tài chính cá nhân vào các cuộc đàm phán mức lương.

Đặc biệt đối với những sinh viên mới ra trường, việc dựa vào tình hình tài chính cá nhân để làm mục tiêu đàm phán lương thường đem lại những kết quả tồi tệ. Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân không muốn quan tâm đến tình hình tài chính của nhân viên khi nói về lương. Cái mà họ quan tâm là khả năng đóng góp của bạn cho công ty và mức lương được thỏa thuận dựa trên sự đóng góp đó.

Việc nhiều người sử dụng tình hình tài chính cá nhân, như “tôi sống ở đây với chi phí... nên tôi muốn mức lương...” để đàm phán lương nhiều khi khiến người phỏng vấn cảm thấy khó chịu và hậu quả là họ không chấp nhận yêu cầu tăng lương.

Vì vậy, bạn nên nghiên cứu kỹ về những gì mà bản thân có thể đóng góp cho công ty và dựa vào quan điểm này để đàm phán. Như vậy, tỷ lệ thành công cho mức lương yêu cầu của bạn sẽ coa hơn.

2. Không bao giờ là người đưa ra mức lương trước

Theo Forbes, người đưa ra mức lương trước trong thỏa thuận thường bị mất vị thế. Nếu được hỏi về mức lương mong muốn, bạn nên trả lời rằng mình chấp nhận mức lương theo thỏa thuận và muốn đàm phán thêm về vấn đề này, hoặc thậm chí đề nghị phía doanh nghiệp đưa ra con số trước.

Việc từ chối đưa ra mức lương mong muốn khiến bạn có cơ hội thỏa thuận mức lương cao hơn so với giới hạn của bản thân và cũng có thể gây ấn tượng tốt cho doanh nghiệp. Nhiều nhân viên hiện nay thường đưa ra những mức lương mong muốn mà phía doanh nghiệp cho là quá cao, gây mất cảm tình giữa 2 bên.

Tuy vậy, để đạt được mức lương như mong muốn, ứng viên phải cho thấy họ là người thích hợp nhất cho vị trí trên và xem xét kỹ càng các điều khoản trước khi ký hợp đồng.

3. Tìm hiểu mức lương bình quân của ngành nghề

Khi đàm phán hợp đồng, nhiều người mắc phải sai lầm khi so sánh mức lương được đề nghị với mức lương họ nhận được ở những công việc khác. Việc so sánh này là không hợp lý trừ khi công việc khác đó có cùng ngành nghề và yêu cầu công việc cũng tương đương.

Các ứng cử viên xin việc cần hiểu rõ sự so sánh mức lương “cùng ngành nghề” thay vì so sánh những cơ hội mà họ có. Một nhân viên ngân hàng chắc chắn sẽ có mức lương khác với phóng viên báo tài chính và việc nhầm lẫn khi so sánh có thể khiến bạn mất cơ hội việc làm.

Ngoài ra, việc chuẩn bị trước, nghiên cứu tình hình thị trường việc làm, ngành nghề và mức lương có thể được nhận là vô cùng quan trọng. Một ứng viên bước vào phòng phỏng vấn mà chưa rõ anh ta hay cô ấy có thể thỏa thuận để nhận được mức lương hợp lý là bao nhiêu thì họ đã thua một nửa.

4. Không nên nóng vội

Thông thường, nếu nhận được một mức lương cao hơn mong muốn, mọi người thường vội vàng chấp nhận ngay. Tuy nhiên, Forbes khuyến nghị các ứng cử viên nên dành ít nhất 24 giờ để xem xét lời đề nghị làm việc. Đôi khi, những công việc với mức lương hứa hẹn chưa chắc đã là lời đề nghị tốt nhất hoặc có thể không phù hợp với bạn.

Ngoài ra, việc chờ đợi trả lời cũng không nên quá lâu bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của bạn. Để cho công ty phải chờ câu trả lời của bạn trong 4-5 ngày rồi từ chối sẽ chỉ khiến hai bên không thoải mái.

5. Nếu có lời đề nghị khác, hãy nói ra

Người xin việc có vị thế lớn nhất khi họ nhận được lời mời làm việc từ những công ty khác nhau. Trong trường hợp bạn chắc chắn rằng mình còn có thể nhận được nhiều lời đề nghị khác, hãy cho người phỏng vấn biết và đề nghị họ chờ hơn 24 giờ để xem xét các cơ hội.

Việc đàm phán trước khi ký hợp đồng là một cơ hội để bạn đạt được khởi điểm tốt trong vấn đề lương thưởng, qua đó tạo tiền đề cho việc nâng lương sau này. Việc đàm phán mức lương là cả một nghệ thuật và đôi khi mức lương doanh nghiệp trả không hoàn toàn chính xác với năng lực của bạn.
Hoàng Nam
Theo Trí Thức Trẻ
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?