Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Ai đầu tư bitcoin cũng cần biết: Kinh tế trưởng Citigroup nhận định "Giá trị cân bằng bitcoin chỉ bằng 0, sớm hay muộn cũng sẽ về với giá trị thực"

Willem Buiter nổi tiếng tại phố Wall với tư cách nhà kinh tế trưởng của Citigroup - ngân hàng đầu tư có tổng tài sản lớn thứ 3 ở Mỹ. Mới đây, vị này đã lên tiếng về thứ làm giới đầu tư thế giới 'chộn rộn' nhiều tháng qua: Bitcoin 


Cần nói thêm rằng mặc dù làm việc cho ngân hàng lớn nhất trên thế giới nhưng Willem Buiter lại không phải là một người hâm mộ tiền tệ. Ông từng gọi vàng là một quả bong bóng 6.000 năm tuổi và cho rằng những loại tiền giấy có giá trị cân bằng là 0.

Về mặt bản chất, giá trị cơ bản của một hàng hóa không có giá trị là bằng 0. Đối với tất cả các loại tiền giấy nếu giá trị của nó là dương thì đó là một quả bong bóng. Có những quả bong bóng tốt khi chúng ổn định. Có những quả bong bóng xấu khi chúng nổ ra và xuống”, Buiter nói với The Epoch Times hồi tháng 7 năm ngoái.

Khi được hỏi về sự lên giá ngoạn mục của đồng tiền mã hóa Bitcoin lên tổng giá trị thị trường là trên 70 tỷ USD năm nay, ông đã đưa ra câu trả lời tương tự như những hình thức tiền tệ khác.

Nó chỉ có giá trị bởi vì mọi người tin rằng nó có giá trị. Còn giá trị cân bằng của Bitcoin là bằng 0. Sớm hay muộn bitcoin sẽ về với giá trị thật của nó", ông nói.

Ông Buiter cho rằng Bitcoin thuần túy chỉ là đầu cơ và “không phải là cái gì đó mà người bình thường nên đến gần”. Ông so sánh Bitcoin với các đồng tiền và vàng, những phương tiện bình thường mà chuyên gia này từng nói ông cũng sở hữu, như một phần của các hạng mục đầu tư.

“Vàng có một số công dụng tự nhiên, các loại tiền giấy do chính phủ phát hành ít nhất được ngân hàng trung ương cố gắng ổn định hóa giá trị để lưu thông hàng hóa và dịch vụ”, ông nói. “Vấn đề với Bitcoin là nó có số lượng hữu hạn, và rất tốn chi phí để đào; đó là điều khiến cho nó lãng phí, như là vàng vậy. Vàng về cơ bản là một Bitcoin sáng lấp lánh”.

Tuy nhiên, Buiter, một trong những nhà kinh tế trực ngôn nhất của Phố Wall cũng cho rằng Bitcoin rồi sẽ có những tác dụng nhất định trong thanh toán quốc tế:

Miễn là có những người muốn tránh khỏi tầm nhìn của các cơ quan chính quyền và muốn chuyển tiền đường dài, thì các loại tiền tệ mã hóa… chắc chắn sẽ là một phần của những công việc mà chúng tôi làm”, ông nói.

Bitcoin thể hiện tính ưu việt hơn các loại tiền hiện hành, vì thế ông khuyến cáo các Chính phủ nên thừa nhận giá trị của Bitcoin và các loại tiền tệ mã hóa khác như một phương tiện trao đổi. Tất nhiên đó là sự thừa nhận có kiểm soát chứ không phải tăng giá chóng mặt vì đầu cơ như hiện nay.

Buiter cũng là một người hâm mộ công nghệ blockchain và cho rằng nó có thể được các ngân hàng trung ương sử dụng trong tương lai để thanh toán các giao dịch xuyên biên giới.

“Chúng tôi không biết là nó có hoạt động tốt khi sử dụng trên quy mô lớn hay không, nhưng công nghệ này có thể rất hữu dụng đối với các giao dịch giữa các ngân hàng trung ương, đối với các giao dịch xuyên biên giới, và đối với những thực thể hiện đang sử dụng các sổ sách tập trung khi thực hiện những giao dịch đó”, ông nói, nhưng gọi Bitcoin là một “sự khởi đầu không may mắn” cho toàn bộ cuộc cách mạng blockchain.

“Bạn không được nhầm lẫn giữa khái niệm chung về sổ cái phi tập trung trong trao đổi sự sở hữu với ứng dụng cụ thể của loại sổ cái phi tập trung này mà chúng ta khởi đầu; đó là Bitcoin”.

Nếu các ngân hàng trung ương chọn dùng công nghệ này, ông Buiter cho rằng vấn đề cần giải quyết là khả năng mở rộng và đảm bảo an ninh.

“Các hệ thống thanh toán thế giới thực mà các ngân hàng trung ương đang sử dụng có tiềm năng được thay thế bằng loại sổ cái phi tập trung này. Nhưng chúng ta vẫn xem nó hoạt động như thế nào khi mở rộng quy mô và nó có an toàn không. Bởi vì bất cứ cái gì có thể được lập trình đều có thể bị đột nhập, nên nó cần phải vững chắc”.

>> Bong bóng hoa Tulip Hà Lan: Lịch sử bùng nổ và sụp đổ

Trí thức trẻ
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?