Từ một thợ may có cửa hàng cho thu nhập ổn định ăn trắng mặc trơn. Đùng cái anh dẹp tiệm suốt ngày lăn vào những đống vỏ trấu nơi những máy xay xát mà nông dân bỏ đi
Ý tưởng điên rồ...
Đến
mãi bây giờ, ông Lương Văn Minh ở khối phố 5, thị trấn Núi Thành, huyện
Núi Thành, Quảng Nam vẫn chưa thể cắt nghĩa được tại sao đang yên đang
lành với nghề may lại bỏ ngang đi làm những việc chẳng giống ai.
Anh
kể, lúc đầu nhiều chủ máy xay xát thấy anh lọ mọ đến hỏi mua vỏ trấu.
Thấy anh mặt mày không phải nông dân, lại ăn nói nhỏ nhẹ, nhiều chủ máy
xay xát bảo nếu anh cần thì cho không. Nhưng anh lắc đầu bảo: Nếu anh
bán, tui mua và chúng ta ký kết hợp đồng cung cấp vỏ trấu, tui bao tiêu
toàn bộ.
Nghe đến chuyện ký kết hợp đồng bao
tiêu mua vỏ trấu, loại bỏ đi chẳn ai thèm lấy. Nhiều chủ máy xay xát
thầm nghĩ chắc cha này điên nặng. Ai đời lại đi mua cái đồ bỏ đi, cho
chẳn ai thèm lấy.
Hỏi chuyện cơ duyên nào đưa
anh đến với cái nghề biến phế phẩm thành tiền tỷ. Anh Minh bảo cái ý
tưởng ấy giống như trên trời... rơi xuống vậy.
Cơ sở sản xuất củi trấu của anh Minh
Một
lần tình cơ ngồi trò chuyện với anh bạn hồi còn học phổ thông hiện đang
làm giám đốc một doanh nghiệp. Anh bạn bảo hiện các DN sản xuất gặp khó
khăn do giá thành chất đốt tăng quá mạnh. Hiện anh đang tìm cách nhập
nguồn nhiên liệu chất đốt rẻ, may ra mới hạ được giá thành sản phẩm để
cạnh tranh trên thị trường.
Nghe anh bạn than
khó về nguồn nhiên liệu chất đốt, tự nhiên trong đầu tôi chợt nghĩ đến
vỏ trấu ở quê người ta xay gạo rồi vứt bỏ tràn lan sao lại không sử dụng
làm chất đốt?
Nhiều tháng ròng sau đó, trong
từng giấc ngũ chập chờn, hình ảnh vỏ trấu đỏ đống gây ô nhiễm môi
trường, rồi lời than vãn của anh bạn thân loay hoay tìm nguồn nhiêu liệu
chất đốt rẻ để hạ giá thành đã thôi thúc anh tìm giải pháp biến vỏ trấu
thành nguồn nhiên liệu chất đốt cung cấp cho các nhà máy sản xuất với
giá thành rẻ.
Cơ sở sản xuất củi trấu của anh Minh
Anh
Minh bảo, khó khăn nhất với tui lúc đó là tay ngang, chẳng hiểu chi kỹ
thuật. Nhưng đã nghĩ là phải làm. Bắt đầu từ đó, Minh bắt đầu tìm kiếm
tài liệu cách chế biến vỏ trấu thành chất đốt có nhiệt lượng cao. Rất
may, trong lần tình cờ lên mạng anh biết được một cơ sở ở Vũng Tàu cũng
đang chế biến vỏ trấu thành củi.
Sáng hôm sau
anh nhảy xe vào tận Vũng Tàu để tận mắt xem họ chế biến vỏ trấu thành
củi như thế nào. Sau mấy ngày tầm sư học đạo, anh về lại quê bắt đầu xây
dựng nhà máy chế biến đó là vào đầu năm 2009.
Gom
góp số tiền vốn vợ giành dụm được, anh Minh đặt mua một máy ép vỏ trấu
60 triệu đồng mang về lắp đặt tại xưởng nhỏ đặt ngay vườn nhà.
Để
có nguồn nguyên liệu cung cấp cho xưởng ép trấu thành củi của mình,
hàng ngày Minh tìm đến các điểm máy xay xát gạo trong huyện để đặt mua,
rồi chở về tự mình mày mò vận hành máy ép vỏ trấu thành củi để thử
nghiệm.
Sau hơn 2 tháng trời quên ăn quên ngũ vì trấu, cuối cùng những thanh củi trấu cũng ra đời như mong đợi.
"Lúc
đó toàn bộ củi trấu tui làm ra mang đến cho mấy cơ sở sản xuất dùng
thử. Chỉ sau hơn 1 tháng, toàn bộ sản phẩm củi trấu tui sản xuất ra được
các nhà máy bao tiêu sản phẩm vì đảm bảo nhiệt lượng cần thiết khi đốt
lò các nồi hơi công nghiệp. So với than đá, củi trấu có nhiều ưu điểm
như: nhiệt độ từ 3.800 - 4.000 độ C là vừa đạt yêu cầu lại vừa rẻ hơn
35% giá thành so 1 kg than đá....." Anh Thành kể.
Tiền tỷ từ vỏ trấu
Hỏi
lợi nhuận thu được từ chế biến phế phẩm, anh Minh chỉ lắc đầu cười rồi
bảo: cái đồ bỏ đi ấy, nhưng cũng cho gia đình mình cuộc sống đủ đầy.
Mặc
dù không nói rõ con số thu nhập. Nhưng với sản lượng 200 tấn củi trấu
xuất bán cho các nhà máy sản xuất mỗi tháng cũng đủ thấy số tiền thu
nhập của anh lớn đến mức nào.
Anh minh tính
toán, cứ 1,3 tấn trấu (giá 400 đồng/kg) cho ra 1 tấn củi trấu (giá 1.500
đồng/kg). Như vậy, tiền nguyên liệu là 520 ngàn đồng sẽ cho ra 1,5
triệu đồng tiền sản phẩm. Mỗi tháng anh sản xuất 200 tấn củi trấu đã cho
anh thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Trừ chi phí nguyên liệu, khấu hao
máy móc, trả lương cho công nhân, mỗi tháng anh kiếm hơn 100 triệu từ đồ
bỏ đi .
Hỏi chuyện cái khó của nghề chế biến
phế phẩm như vỏ trấu? Anh Minh bảo đó là thị trường tiêu thụ. Bởi các
nhà máy vẫn chưa chú trọng về loại chất đốt này. Tuy nhiên, khi mình đã
tạo được uy tín và chất lượng của sản phẩm chất đốt thì cung không đủ
cầu".
Nghề làm củi trấu không khó nhưng để củi
đạt chất lượng cao thì phải chú ý đến nguyên liệu vỏ trấu phải phơi khô.
Khi xay phải đảm bảo nhiệt độ khoảng 250 độ C, sau đó được nén lại nhờ
chất keo có sẵn trong vỏ trấu. Củi đạt chuẩn phải dài 40 cm, đường kính
8,5 cm, cứng và nặng gần 3 kg.mỗi thanh củi.
Hiện
công ty của anh Minh đầu tư 4 máy ép trấu. Trong đó, anh đặt 2 máy ở
quê, 2 máy khác anh đặt tại tỉnh Quảng Ngãi để mở rộng và chủ động hơn
trong khâu mua nguyên liệu. Anh cười bảo đó là 4 cái máy biến đồ bỏ đi
thành tiền mà anh đeo đuổi thành công hơn 4 năm qua.
Mỗi
tháng anh xuất ra thị trường hơn 200 tấn củi trấu. Nhẫm tính mỗi năm từ
chế biến đồ bỏ đi này cho gia đình anh thu nhập hơn 1,2 tỷ đồng ở vùng
nông thôn khó nghèo này là cả mơ ước của đời người.
Theo VEF