Nếu thu nhập của bạn không ổn định thì bạn cũng nên
biết được con số ước lượng để từ đó dự trù chi phí được thuận tiện hơn.
Dù bạn có mức thu nhập thấp, trung bình hay cao, việc dự trù chi phí
và các khoản tiền khác là cần thiết. Bạn có thể dùng bảng excel nhằm sắp
xếp, theo dõi và phân bổ chi phí một cách thuận tiện, dễ dàng.
Để dự trù hợp lý, có tính chính xác cao, và đạt được các mục tiêu về tài chính do bạn đề ra, bạn có thể thực hành theo các bước sau:
Bước 1. Biết rõ tổng thu nhập và thu nhập sau thuế của mình
Bạn cần nắm rõ các nguồn thu nhập và ước tính được tổng thu nhập trong tháng. Nếu bạn phải đóng thuế thu nhập, tiền bạn có được sẽ chỉ là thu nhập sau thuế. Vì thế, bạn phải sử dụng thu nhập sau thuế vào các phép tính dự trù chi tiêu.
Nếu thu nhập của bạn không ổn định thì bạn cũng nên biết được con số ước lượng để từ đó dự trù chi phí được thuận tiện hơn.
Bước 2. Ghi lại các thu - chi cụ thể trong một tháng
Bạn hãy ghi lại từng khoản vào điện thoại hoặc sổ tay ngay sau khi chi tiêu hoặc nhận đuợc khoản thu nhập.
Bạn cố gắng đừng bỏ sót bất cứ khoản nào, dù chỉ là khoản nho nhỏ. Hãy nhớ rằng bạn đang hình thành thói quen tốt. Bạn sẽ được hưởng vị ngọt của công cuộc chiến thắng bản thân rất gần.
Bạn hãy cho mỗi khoản chi tiêu vào một phân loại chính từ số (1) tới số (18) sau đây. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh như thêm hay bớt một vài phân loại chi tiêu để phù hợp với trường hợp của mình.
(1) Tiền trả cho bản thân hoặc tiết kiệm: Bạn nên tự trả cho bản thân trước và biến khoản trả lương cho bản thân thành khoản tiết kiệm. Tuyệt đối không được dùng tới nếu chưa thực sự cần thiết hoặc nguy cấp (sẽ được trình bày cụ thể hơn trong mục 2. Kiếm Thêm Tiền, phần Trả Tiền Cho Mình Trước). Khoản này có thể chiếm từ 10% tới 30% tổng thu nhập sau thuế.
(2) Tiền đầu tư: Dù ít hay nhiều, hãy để ra một ít để hình thành thói quen và thực hiện mơ ước của bạn - một sự đầu tư đầy hào hứng vào tương lai. Khoản này có thể chiếm từ 10% -30% tổng thu nhập sau thuế.
(3) Tiền trả góp mua nhà hoặc thuê nhà.
(4) Tiền sử dụng cho hộ gia đình: Tiền điện, nước, gas, internet, điện thoại bàn, vệ sinh khu phố, quản lý khu dân cư, bảo dưỡng nhà cửa, phòng ốc,…
(5) Tiền bảo hiểm: Như bảo hiểm sức khoẻ, y tế, nhân thọ, bảo hiểm tài sản.
(6) Tiền dành cho ăn uống: Từ đồ ăn, thức uống tự nấu tới ăn tại quán xá, cửa tiệm hay nhà hàng.
(7) Tiền chăm sóc sức khỏe và cơ thể: Như thuốc, các sản phẩm vệ sinh cơ thể, mỹ phẩm làm đẹp, phí tham gia các trung tâm thể dục, yoga, và các loại hình luyện tập cơ thể khác.
(8) Tiền quần áo: Từ cơ bản giữ cho cơ thể đủ ấm cho đến giày dép, túi xách, các sản phẩm thời trang khác.
(9) Tiền giáo dục, đào tạo và sách báo chuyên môn: Đây là khoản chi quan trọng để đào tạo và nâng cao trình độ, kiến thức của bản thân. Bạn có thể gọi là tiền tái đầu tư bản thân.
(10) Tiền điện thoại đi động: Điện thoại di động cá nhân trả trước hoặc trả sau.
(11) Tiền xe cộ, di chuyển: Bao gồm xăng dầu, sửa chữa xe, xe ôm, xe taxi.
(12) Tiền giải trí: Tiền xem phim, xem các buổi biểu dễn, ca nhạc, tham quan bảo tàng,…
(13) Tiền trả nợ: Các khoản vay nợ như nợ học phí, nợ thẻ tín dụng, nợ những người khác.
(14) Tiền du lịch và kì nghỉ: Bạn nên chia chi phí của chuyến đi mơ ước theo số tháng cần dành dụm để biết một tháng cần phải để riêng khoản này ra bao nhiêu.
(15) Tiền thú cưng: Nếu bạn có nuôi thú cưng, hãy để ý tới khoản chi tiêu này vì nó thường tiêu tốn của bạn một số tiền không nhỏ.
(16) Tiền “chưa thông minh”: Là những khoản chi vô lý khiến bạn sẽ tự “mắng mỏ” bản thân. Điều không tốt của khoản chi này là… bạn mất tiền, điều tốt của khoản chi này là, sau khi tự trách mình, bạn đã có một bài học quý giá.
(17) Tiền quà tặng: Quà sinh nhật, quà chúc mừng, quà bất ngờ, quà Lễ Tết Giáng Sinh, quà để xây dựng các mối quan hệ, tiền cho người thân, bạn trai, bạn gái, …
(18) Tiền nhỏ nhặt khác.
Bước 3. Cộng tổng các khoản chi tiêu trong một tháng
Sau khi có chi tiết các khoản chi tiêu khác nhau theo phân loại trong một tháng, bạn hãy cộng hết các khoản chi tiêu đó lại. Tổng số này chính là số tiền bạn có xu hướng tiêu xài trong một tháng.
Bước 4. So sánh tổng tiền chi tiêu với tổng thu nhập sau thuế
Có tổng chi tiêu và tổng thu nhập sau thuế trong một tháng, bạn có thể đánh giá cơ bản về tài chính cá nhân của mình.
Nếu tổng thu nhập sau thuế ít hơn tổng chi tiêu, bạn đang sống trên mức thu nhập cho phép. Nếu tổng thu nhập sau thuế bằng tổng chi tiêu, bạn có vừa đủ. Bạn có thể muốn phát triển tài chính bền vững hơn. Nếu tổng thu nhập sau thuế nhiều hơn tổng chi tiêu một cách đáng kể, xin chúc mừng bạn, bạn đã có tình hình tài chính khỏe mạnh. Điều bạn cần hướng tới là sự bền vững hơn và đầu tư thông minh để có được nhiều nguồn thu nhập đòn bẩy và thụ động.
Bước 5. Đặt ra mục tiêu về tài chính
Bạn nên đặt mục tiêu càng cụ thể càng tốt và nhớ chia nhỏ theo mốc thời gian. Giả sử, một năm bạn đề ra mục tiêu tiết kiệm trả bản thân được T đồng, tiết kiệm để đầu tư được X đồng, trả nợ được Y đồng và đi du lịch được 3 nước tốn Z đồng. Như vậy, một tháng bạn sẽ có mục tiêu tương ứng là T/12, X/12, Y/12 và Z/12 đồng.
Các mục tiêu đề ra nên khả thi để bạn có động lực đạt được. Mục tiêu quá xa vời khiến bạn dễ chán nản và cảm thấy bất lực.
Bước 6. Dự trù kinh phí cụ thể cho từng khoản chi tiêu
Bạn hãy rà soát lại những khoản chi tiêu và cắt bớt những phần không hợp lý hoặc “vung tay quá trán”. Sau đó, hãy cho mỗi loại chi tiêu một con số cụ thể, bao nhiêu tiền cho một tháng, tương đương bao nhiêu tiền cho một ngày.
Đồng thời, bạn có thể biết được phần trăm dự trù của một phân loại chi tiêu trong cả tháng bằng cách lấy số tiền dự trù cho một loại chi tiêu đó chia cho tổng chi tiêu của cả tháng và nhân với 100%.
Bước 7. Thực hiện phân chia tiền và chi tiêu một cách kỉ luật theo đúng dự trù
Hãy phân chia tiền theo dự trù của các phân loại chi tiêu và thực hiện theo đúng kế hoạch đã dự trù. Về mặt lý thuyết, nếu bạn đã chi tiêu hết phần tiền dự trù của một phân loại chi tiêu, bạn sẽ không được phép chi tiêu cho khoản đó nữa.
Về mặt thực tế, tất nhiên bạn không thể nhịn đói 15 ngày còn lại trong tháng khi bạn lỡ chi tiêu hết phần dự trù cho ăn uống của cả tháng vào ngày giữa tháng. Nhưng điều này nhắc nhở bạn rằng bạn cần phải tiết chế và thận trọng hơn đối với chi tiêu. Đồng thời, bạn cần phải thực hiện kỉ luật nghiêm ngặt hơn đối với các hành vi chi tiêu của mình.
Bước 8. Tổng kết thực tế tháng và đánh giá kết quả thực tế với dự trù của tháng
Sau một tháng thực hiện kiểm soát chi tiêu với các mục tiêu tài chính đề ra, bạn cần ngồi tổng kết lại con số thực tế từ tổng thu nhập sau thuế tới phần chi tiêu của từng phân loại và tổng chi tiêu của cả tháng.
Bạn hãy so sánh kết quả thực tế với dự trù về cả thu nhập sau thuế và chi tiêu. Từ phép so sánh này, bạn dễ dàng rút ra kết luận bạn đã thực hiện kế hoạch tháng như thế nào.
Bước 9. Điều chỉnh dự trù cho những tháng sau cho hợp lý hơn
Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh dự trù của những tháng sau cho hợp lí hơn. Đây là một quá trình đòi hỏi tính kỉ luật và khả năng tự lên kế hoạch cho bản thân. Vì thế, hãy cho bản thân thời gian rèn luyện, hình thành thói quen tốt và thực hiện đều đặn một cách tự nguyện tự giác.
Buớc 10. So sánh kết quả tổng kết giữa các tháng
Khi thực hiện được việc đặt ra các mục tiêu tài chính và dự trù các khoản tiền từ hai tháng trở lên, bạn có thể so sánh kết quả tổng kết giữa các tháng và đánh giá sự tiến bộ của mình sau 3 tháng, 6 tháng hay một năm. Khi thực hiện được một năm, bạn đã có trong tay đủ số liệu để dự trù chi phí cho cả năm, từ đó cân đối ngân sách cho các năm kế tiếp.
Các lời khuyên dành cho bạn
• Hãy luôn mang theo một cuốn sổ tay để có thể ghi chép kịp thời các khoản thu chi, những công việc cần làm và 3 mục tiêu quan trọng nhất cần đạt được trong ngày.
• Hãy xác định các giá trị làm bạn hạnh phúc đích thực. Nghiên cứu cho thấy đó là các giá trị trải nghiệm chứ không phải là sự sở hữu sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn.
• Cố gắng chi tiêu kỉ luật để không vượt quá dự trù, trừ những trường hợp bất ngờ.
• Phân biệt rõ ràng giữa cần và muốn, giữa những điều cơ bản và những điều xa xỉ.
• Giảm thiểu những khoản tiêu xài tốn kém nhưng không mang lại nhiều lợi ích hoặc hiệu quả.
• Trong nhiều trường hợp, nếu không phải đi xa, chỉ nên mang theo tiền mặt và để thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế tại nhà. Nhưng nếu bạn có thẻ tín dụng có chế độ tích điểm thưởng hoặc đổi dặm bay và biết chắc bạn luôn thanh tóan đầy đủ dư nợ của thẻ đúng kì hạn, bạn cứ tiếp tục phát huy thế mạnh này của bạn.
• Khi tính toán, hãy để ý tới lạm phát. Hãy đón đầu lạm phát kẻo bạn sẽ tính thiếu.
• Không tính tới các khoản tiền thưởng, hoa hồng, giải thưởng, hoàn trả tiền mặt hoặc hoàn trả thuế vì chúng đều là những khoản chưa chắc chắn và không đều đặn. Hãy chú ý tới sự quan trọng của các nguồn thu đòn bẩy và thụ động: đều đặn và tự động.
Để dự trù hợp lý, có tính chính xác cao, và đạt được các mục tiêu về tài chính do bạn đề ra, bạn có thể thực hành theo các bước sau:
Bước 1. Biết rõ tổng thu nhập và thu nhập sau thuế của mình
Bạn cần nắm rõ các nguồn thu nhập và ước tính được tổng thu nhập trong tháng. Nếu bạn phải đóng thuế thu nhập, tiền bạn có được sẽ chỉ là thu nhập sau thuế. Vì thế, bạn phải sử dụng thu nhập sau thuế vào các phép tính dự trù chi tiêu.
Nếu thu nhập của bạn không ổn định thì bạn cũng nên biết được con số ước lượng để từ đó dự trù chi phí được thuận tiện hơn.
Bước 2. Ghi lại các thu - chi cụ thể trong một tháng
Bạn hãy ghi lại từng khoản vào điện thoại hoặc sổ tay ngay sau khi chi tiêu hoặc nhận đuợc khoản thu nhập.
Bạn cố gắng đừng bỏ sót bất cứ khoản nào, dù chỉ là khoản nho nhỏ. Hãy nhớ rằng bạn đang hình thành thói quen tốt. Bạn sẽ được hưởng vị ngọt của công cuộc chiến thắng bản thân rất gần.
Bạn hãy cho mỗi khoản chi tiêu vào một phân loại chính từ số (1) tới số (18) sau đây. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh như thêm hay bớt một vài phân loại chi tiêu để phù hợp với trường hợp của mình.
(1) Tiền trả cho bản thân hoặc tiết kiệm: Bạn nên tự trả cho bản thân trước và biến khoản trả lương cho bản thân thành khoản tiết kiệm. Tuyệt đối không được dùng tới nếu chưa thực sự cần thiết hoặc nguy cấp (sẽ được trình bày cụ thể hơn trong mục 2. Kiếm Thêm Tiền, phần Trả Tiền Cho Mình Trước). Khoản này có thể chiếm từ 10% tới 30% tổng thu nhập sau thuế.
(2) Tiền đầu tư: Dù ít hay nhiều, hãy để ra một ít để hình thành thói quen và thực hiện mơ ước của bạn - một sự đầu tư đầy hào hứng vào tương lai. Khoản này có thể chiếm từ 10% -30% tổng thu nhập sau thuế.
(3) Tiền trả góp mua nhà hoặc thuê nhà.
(4) Tiền sử dụng cho hộ gia đình: Tiền điện, nước, gas, internet, điện thoại bàn, vệ sinh khu phố, quản lý khu dân cư, bảo dưỡng nhà cửa, phòng ốc,…
(5) Tiền bảo hiểm: Như bảo hiểm sức khoẻ, y tế, nhân thọ, bảo hiểm tài sản.
(6) Tiền dành cho ăn uống: Từ đồ ăn, thức uống tự nấu tới ăn tại quán xá, cửa tiệm hay nhà hàng.
(7) Tiền chăm sóc sức khỏe và cơ thể: Như thuốc, các sản phẩm vệ sinh cơ thể, mỹ phẩm làm đẹp, phí tham gia các trung tâm thể dục, yoga, và các loại hình luyện tập cơ thể khác.
(8) Tiền quần áo: Từ cơ bản giữ cho cơ thể đủ ấm cho đến giày dép, túi xách, các sản phẩm thời trang khác.
(9) Tiền giáo dục, đào tạo và sách báo chuyên môn: Đây là khoản chi quan trọng để đào tạo và nâng cao trình độ, kiến thức của bản thân. Bạn có thể gọi là tiền tái đầu tư bản thân.
(10) Tiền điện thoại đi động: Điện thoại di động cá nhân trả trước hoặc trả sau.
(11) Tiền xe cộ, di chuyển: Bao gồm xăng dầu, sửa chữa xe, xe ôm, xe taxi.
(12) Tiền giải trí: Tiền xem phim, xem các buổi biểu dễn, ca nhạc, tham quan bảo tàng,…
(13) Tiền trả nợ: Các khoản vay nợ như nợ học phí, nợ thẻ tín dụng, nợ những người khác.
(14) Tiền du lịch và kì nghỉ: Bạn nên chia chi phí của chuyến đi mơ ước theo số tháng cần dành dụm để biết một tháng cần phải để riêng khoản này ra bao nhiêu.
(15) Tiền thú cưng: Nếu bạn có nuôi thú cưng, hãy để ý tới khoản chi tiêu này vì nó thường tiêu tốn của bạn một số tiền không nhỏ.
(16) Tiền “chưa thông minh”: Là những khoản chi vô lý khiến bạn sẽ tự “mắng mỏ” bản thân. Điều không tốt của khoản chi này là… bạn mất tiền, điều tốt của khoản chi này là, sau khi tự trách mình, bạn đã có một bài học quý giá.
(17) Tiền quà tặng: Quà sinh nhật, quà chúc mừng, quà bất ngờ, quà Lễ Tết Giáng Sinh, quà để xây dựng các mối quan hệ, tiền cho người thân, bạn trai, bạn gái, …
(18) Tiền nhỏ nhặt khác.
Bước 3. Cộng tổng các khoản chi tiêu trong một tháng
Sau khi có chi tiết các khoản chi tiêu khác nhau theo phân loại trong một tháng, bạn hãy cộng hết các khoản chi tiêu đó lại. Tổng số này chính là số tiền bạn có xu hướng tiêu xài trong một tháng.
Bước 4. So sánh tổng tiền chi tiêu với tổng thu nhập sau thuế
Có tổng chi tiêu và tổng thu nhập sau thuế trong một tháng, bạn có thể đánh giá cơ bản về tài chính cá nhân của mình.
Nếu tổng thu nhập sau thuế ít hơn tổng chi tiêu, bạn đang sống trên mức thu nhập cho phép. Nếu tổng thu nhập sau thuế bằng tổng chi tiêu, bạn có vừa đủ. Bạn có thể muốn phát triển tài chính bền vững hơn. Nếu tổng thu nhập sau thuế nhiều hơn tổng chi tiêu một cách đáng kể, xin chúc mừng bạn, bạn đã có tình hình tài chính khỏe mạnh. Điều bạn cần hướng tới là sự bền vững hơn và đầu tư thông minh để có được nhiều nguồn thu nhập đòn bẩy và thụ động.
Bước 5. Đặt ra mục tiêu về tài chính
Bạn nên đặt mục tiêu càng cụ thể càng tốt và nhớ chia nhỏ theo mốc thời gian. Giả sử, một năm bạn đề ra mục tiêu tiết kiệm trả bản thân được T đồng, tiết kiệm để đầu tư được X đồng, trả nợ được Y đồng và đi du lịch được 3 nước tốn Z đồng. Như vậy, một tháng bạn sẽ có mục tiêu tương ứng là T/12, X/12, Y/12 và Z/12 đồng.
Các mục tiêu đề ra nên khả thi để bạn có động lực đạt được. Mục tiêu quá xa vời khiến bạn dễ chán nản và cảm thấy bất lực.
Bước 6. Dự trù kinh phí cụ thể cho từng khoản chi tiêu
Bạn hãy rà soát lại những khoản chi tiêu và cắt bớt những phần không hợp lý hoặc “vung tay quá trán”. Sau đó, hãy cho mỗi loại chi tiêu một con số cụ thể, bao nhiêu tiền cho một tháng, tương đương bao nhiêu tiền cho một ngày.
Đồng thời, bạn có thể biết được phần trăm dự trù của một phân loại chi tiêu trong cả tháng bằng cách lấy số tiền dự trù cho một loại chi tiêu đó chia cho tổng chi tiêu của cả tháng và nhân với 100%.
Bước 7. Thực hiện phân chia tiền và chi tiêu một cách kỉ luật theo đúng dự trù
Hãy phân chia tiền theo dự trù của các phân loại chi tiêu và thực hiện theo đúng kế hoạch đã dự trù. Về mặt lý thuyết, nếu bạn đã chi tiêu hết phần tiền dự trù của một phân loại chi tiêu, bạn sẽ không được phép chi tiêu cho khoản đó nữa.
Về mặt thực tế, tất nhiên bạn không thể nhịn đói 15 ngày còn lại trong tháng khi bạn lỡ chi tiêu hết phần dự trù cho ăn uống của cả tháng vào ngày giữa tháng. Nhưng điều này nhắc nhở bạn rằng bạn cần phải tiết chế và thận trọng hơn đối với chi tiêu. Đồng thời, bạn cần phải thực hiện kỉ luật nghiêm ngặt hơn đối với các hành vi chi tiêu của mình.
Bước 8. Tổng kết thực tế tháng và đánh giá kết quả thực tế với dự trù của tháng
Sau một tháng thực hiện kiểm soát chi tiêu với các mục tiêu tài chính đề ra, bạn cần ngồi tổng kết lại con số thực tế từ tổng thu nhập sau thuế tới phần chi tiêu của từng phân loại và tổng chi tiêu của cả tháng.
Bạn hãy so sánh kết quả thực tế với dự trù về cả thu nhập sau thuế và chi tiêu. Từ phép so sánh này, bạn dễ dàng rút ra kết luận bạn đã thực hiện kế hoạch tháng như thế nào.
Bước 9. Điều chỉnh dự trù cho những tháng sau cho hợp lý hơn
Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh dự trù của những tháng sau cho hợp lí hơn. Đây là một quá trình đòi hỏi tính kỉ luật và khả năng tự lên kế hoạch cho bản thân. Vì thế, hãy cho bản thân thời gian rèn luyện, hình thành thói quen tốt và thực hiện đều đặn một cách tự nguyện tự giác.
Buớc 10. So sánh kết quả tổng kết giữa các tháng
Khi thực hiện được việc đặt ra các mục tiêu tài chính và dự trù các khoản tiền từ hai tháng trở lên, bạn có thể so sánh kết quả tổng kết giữa các tháng và đánh giá sự tiến bộ của mình sau 3 tháng, 6 tháng hay một năm. Khi thực hiện được một năm, bạn đã có trong tay đủ số liệu để dự trù chi phí cho cả năm, từ đó cân đối ngân sách cho các năm kế tiếp.
Các lời khuyên dành cho bạn
• Hãy luôn mang theo một cuốn sổ tay để có thể ghi chép kịp thời các khoản thu chi, những công việc cần làm và 3 mục tiêu quan trọng nhất cần đạt được trong ngày.
• Hãy xác định các giá trị làm bạn hạnh phúc đích thực. Nghiên cứu cho thấy đó là các giá trị trải nghiệm chứ không phải là sự sở hữu sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn.
• Cố gắng chi tiêu kỉ luật để không vượt quá dự trù, trừ những trường hợp bất ngờ.
• Phân biệt rõ ràng giữa cần và muốn, giữa những điều cơ bản và những điều xa xỉ.
• Giảm thiểu những khoản tiêu xài tốn kém nhưng không mang lại nhiều lợi ích hoặc hiệu quả.
• Trong nhiều trường hợp, nếu không phải đi xa, chỉ nên mang theo tiền mặt và để thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế tại nhà. Nhưng nếu bạn có thẻ tín dụng có chế độ tích điểm thưởng hoặc đổi dặm bay và biết chắc bạn luôn thanh tóan đầy đủ dư nợ của thẻ đúng kì hạn, bạn cứ tiếp tục phát huy thế mạnh này của bạn.
• Khi tính toán, hãy để ý tới lạm phát. Hãy đón đầu lạm phát kẻo bạn sẽ tính thiếu.
• Không tính tới các khoản tiền thưởng, hoa hồng, giải thưởng, hoàn trả tiền mặt hoặc hoàn trả thuế vì chúng đều là những khoản chưa chắc chắn và không đều đặn. Hãy chú ý tới sự quan trọng của các nguồn thu đòn bẩy và thụ động: đều đặn và tự động.
Nguồn Trí thức trẻ