Không ai đang chia sẻ bất cứ điều gì cho nhau cả, tất cả mọi người đều muốn kiếm tiền, rất đơn giản và rõ ràng.
“Nền kinh tế chia sẻ”
(Sharing economy) là cụm từ khá phổ biến thời điểm hiện tại. Nó dùng để
chỉ những dịch vụ như Uber (ứng dụng gọi xe taxi) hay Airbnb (dịch vụ
đặt phòng trực tuyến toàn cầu).
Tuy nhiên không phải ai cũng là fan hâm mộ của “nền kinh tế chia sẻ”. Trong khi rất nhiều người trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông vẫn sử dụng thuật ngữ này để ám chỉ những nền tảng như Uber và Airbnb - những ứng dụng dùng để kết nối giữa người mua và người bán thông qua các dịch vụ thì sự kết thúc của cụm từ này dường như đã được báo trước.
Các nhà phê bình bao gồm cả Steven Greenhous - cựu phóng viên tờ New York Times đã nói trong một buổi diễn thuyết tại Đại học Columbia rằng việc trao đổi giữa công việc và tiền lương không liên quan gì đến sự chia sẻ cả. Trong khi đó, chuyên gia Fred Wilson trong một bài viết vào năm 2014 đã nói rõ về việc “nền kinh tế chia sẻ” sẽ bị đánh bật bởi “nền kinh tế cho thuê” (rental economy). Không ai đang chia sẻ bất cứ điều gì cho nhau cả, tất cả mọi người đều muốn kiếm tiền, rất đơn giản và rõ ràng.
Một nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm tra cụm từ này có thường xuyên xuất hiện trên ấn phẩm bản in của các tờ báo lớn hay không và nó đang ở tình trạng cạnh tranh cấp độ nào so với các đối thủ. Dưới đây là kết quả (dựa trên những nghiên cứu từ trong giai đoạn từ tháng 1 - 6 của các năm liên tiếp):
Có thể thấy ở trên, “nền kinh tế chia sẻ” bắt đầu trở nên phổ biến từ năm 2014. Tuy nhiên, thực chất cụm từ này đã xuất hiện từ khoảng những năm 2007 khi luật sư Lawrence Lessig sử dụng nó trong một bài báo trên tờ New York Times về sự ảnh hưởng của internet tới công việc. Nhiều năm sau đó, “nền kinh tế chia sẻ” trở thành xu hướng chính sau khi cuốn sách có tựa đề “What’s Mine is Yours: The Rise of Collaborative Consumption” xuất bản vào năm 2010 về cộng đồng trực tuyến ra đời.
Dẫu vậy, đến nay những ý kiến phản đối “nền kinh tế chia sẻ” xuất hiện ngày càng nhiều. Nguyên nhân thứ nhất là bởi cụm từ này không chính xác và thứ 2 là bởi các công ty như Uber và Airbnb chỉ đơn giản dùng nó là công cụ PR trong trận chiến với các nhà chức trách. Mục tiêu chính của các công ty này là sử dụng từ “chia sẻ” để truyền tải sự vị tha chứ không phải hàm ý về nhu cầu kinh doanh thông thường.
Chính vì vậy, thời kỳ hoàng kim của “nền kinh tế chia sẻ” sắp chấm dứt. Ngày càng nhiều phóng viên tránh dùng cụm từ này và mới đây nhất trên tờ Wall Street Journal xuất hiện cụm từ thay thế là "gig economy" (Từ gig ở đây ám chỉ những hợp đồng cho thuê ngắn hạn).
Với câu hỏi cái gì có thể thay thế được “nền kinh tế chia sẻ”, biểu đồ trên đã gợi ý đó chính là “gig economy” - một trong những ứng cử viên sáng giá nhất. Tuy nhiên, điểm hạn chế duy nhất là những công ty như Airbnb là họ liên quan nhiều đến các hợp đồng thuê chứ không phải thoả thuận lương. Trong khi đó, một số cụm từ khác như “nền kinh tế cho thuê” (rental economy) hay “nền kinh tế 1099” (1099 economy ý chỉ các hình thức thuế) lại chưa phát huy được hiệu quả trên các phương tiện truyền thông. Chính vì vậy, có lẽ trong dài hạn cụm từ “nền kinh tế theo yêu cầu” (on-demand economy) sẽ phù hợp nhất và đúng nhất với tất cả những công ty đang sống dưới vỏ bọc “chia sẻ”.
Ngoài ra, những cụm từ này cũng có khả năng sẽ phổ biến hơn khi cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ sắp tới bắt đầu. Các ứng cử viên như Hillary Clinton và Jeb Bush đã đề cập tới lao động và các vấn đề pháp lý gắn với nền kinh tế theo yêu cầu, cho thuê…
Tuy nhiên không phải ai cũng là fan hâm mộ của “nền kinh tế chia sẻ”. Trong khi rất nhiều người trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông vẫn sử dụng thuật ngữ này để ám chỉ những nền tảng như Uber và Airbnb - những ứng dụng dùng để kết nối giữa người mua và người bán thông qua các dịch vụ thì sự kết thúc của cụm từ này dường như đã được báo trước.
Các nhà phê bình bao gồm cả Steven Greenhous - cựu phóng viên tờ New York Times đã nói trong một buổi diễn thuyết tại Đại học Columbia rằng việc trao đổi giữa công việc và tiền lương không liên quan gì đến sự chia sẻ cả. Trong khi đó, chuyên gia Fred Wilson trong một bài viết vào năm 2014 đã nói rõ về việc “nền kinh tế chia sẻ” sẽ bị đánh bật bởi “nền kinh tế cho thuê” (rental economy). Không ai đang chia sẻ bất cứ điều gì cho nhau cả, tất cả mọi người đều muốn kiếm tiền, rất đơn giản và rõ ràng.
Một nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm tra cụm từ này có thường xuyên xuất hiện trên ấn phẩm bản in của các tờ báo lớn hay không và nó đang ở tình trạng cạnh tranh cấp độ nào so với các đối thủ. Dưới đây là kết quả (dựa trên những nghiên cứu từ trong giai đoạn từ tháng 1 - 6 của các năm liên tiếp):
Có thể thấy ở trên, “nền kinh tế chia sẻ” bắt đầu trở nên phổ biến từ năm 2014. Tuy nhiên, thực chất cụm từ này đã xuất hiện từ khoảng những năm 2007 khi luật sư Lawrence Lessig sử dụng nó trong một bài báo trên tờ New York Times về sự ảnh hưởng của internet tới công việc. Nhiều năm sau đó, “nền kinh tế chia sẻ” trở thành xu hướng chính sau khi cuốn sách có tựa đề “What’s Mine is Yours: The Rise of Collaborative Consumption” xuất bản vào năm 2010 về cộng đồng trực tuyến ra đời.
Dẫu vậy, đến nay những ý kiến phản đối “nền kinh tế chia sẻ” xuất hiện ngày càng nhiều. Nguyên nhân thứ nhất là bởi cụm từ này không chính xác và thứ 2 là bởi các công ty như Uber và Airbnb chỉ đơn giản dùng nó là công cụ PR trong trận chiến với các nhà chức trách. Mục tiêu chính của các công ty này là sử dụng từ “chia sẻ” để truyền tải sự vị tha chứ không phải hàm ý về nhu cầu kinh doanh thông thường.
Chính vì vậy, thời kỳ hoàng kim của “nền kinh tế chia sẻ” sắp chấm dứt. Ngày càng nhiều phóng viên tránh dùng cụm từ này và mới đây nhất trên tờ Wall Street Journal xuất hiện cụm từ thay thế là "gig economy" (Từ gig ở đây ám chỉ những hợp đồng cho thuê ngắn hạn).
Với câu hỏi cái gì có thể thay thế được “nền kinh tế chia sẻ”, biểu đồ trên đã gợi ý đó chính là “gig economy” - một trong những ứng cử viên sáng giá nhất. Tuy nhiên, điểm hạn chế duy nhất là những công ty như Airbnb là họ liên quan nhiều đến các hợp đồng thuê chứ không phải thoả thuận lương. Trong khi đó, một số cụm từ khác như “nền kinh tế cho thuê” (rental economy) hay “nền kinh tế 1099” (1099 economy ý chỉ các hình thức thuế) lại chưa phát huy được hiệu quả trên các phương tiện truyền thông. Chính vì vậy, có lẽ trong dài hạn cụm từ “nền kinh tế theo yêu cầu” (on-demand economy) sẽ phù hợp nhất và đúng nhất với tất cả những công ty đang sống dưới vỏ bọc “chia sẻ”.
Ngoài ra, những cụm từ này cũng có khả năng sẽ phổ biến hơn khi cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ sắp tới bắt đầu. Các ứng cử viên như Hillary Clinton và Jeb Bush đã đề cập tới lao động và các vấn đề pháp lý gắn với nền kinh tế theo yêu cầu, cho thuê…
Theo Trí Thức Trẻ