Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Núi Pháo: Hành trình từ khu đất trống đến khối tài sản hơn 1 tỷ USD

Công ty sở hữu mỏ đa kim Núi Pháo - sẽ lên Upcom từ ngày 17/9. Tại mức giá tham chiếu 15.500 đồng/cp, vốn hóa của Masan Resources đạt hơn 500 triệu USD.
Giữa thập niên 1990, công ty khoáng sản Tiberon Minerals của Canada phát hiện ra khu vực Núi Pháo, huyện Đại Từ, Thái Nguyên là một mỏ đa kim có trữ lượng lớn với các khoáng sản có giá trị cao, gồm vonfram, bismut và florit. Khi đi vào hoạt động, mỏ Núi Pháo sẽ trở thành nhà cung cấp vonfram và bismut lớn nhất và nhà cung cấp florit lớn thứ 2 bên ngoài Trung Quốc.

Sau một thời gian dài thăm dò và lập dự án, đến đầu năm 2004, liên doanh Nuiphaovica – do Tiberon sở hữu 70%, phần còn lại thuộc về 2 đối tác trong nước – đã nhận được giấy phép đầu tư.

Hai lần đổi chủ

Cuối năm 2006, trong cơn cao trào của thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi gia nhập WTO, công ty quản lý quỹ Dragon Capital đã thực hiện thương vụ đầu tư lớn nhất trong lịch sử của mình: chi 251 triệu USD để sở hữu toàn bộ Tiberon Minerals.

Sau khi tiếp quản, Dragon Capital kỳ vọng dự án có thể vận hành từ năm 2009. Tuy nhiên, do khủng hoảng tài chính toàn cầu nên Dragon Capital không thể giải được bài toán huy động vốn để triển khai dự án. Để triển khai tiếp dự án này, chủ đầu tư cần phải có nguồn tài chính lớn, ước tính tại thời điểm đó lên tới gần 500 triệu USD.

Đến đầu năm 2010, sau 6 năm nhận được giấy phép, dự án Núi Pháo cơ bản vẫn chỉ nằm trên giấy ngoài việc giải phóng được vỏn vẹn 2% diện tích mặt bằng cần thiết. Nuiphaovica đứng trước nguy cơ bị thu hồi giấy phép.
Tháng 7/2010, dự án Núi Pháo vẫn là chỉ là khu đất trống
Tháng 7/2010, dự án Núi Pháo vẫn là chỉ là khu đất trống

Và rồi Masan Group xuất hiện, mua lại toàn bộ 70% lợi ích tại dự án Núi Pháo do Dragon Capital nắm giữ cũng như 30% lợi ích nắm giữ bởi nhà đầu tư trong nước.

Thương vụ mua lại dự án Núi Pháo là một trong những thương vụ M&A phức tạp nhất từ trước đến nay với một loạt các giao dịch phát hành hối phiếu nhận nợ, quyền chọn mua, quyền chọn bán.

Đến cuối năm 2013, khi hai bên hoàn tất các điều khoản của thương vụ này, phía Dragon Capital đã nhận về gần 30 triệu cổ phiếu Masan Group cùng một lượng lớn tiền mặt. Đổi lại, phía Masan đã trực tiếp sở hữu hơn 3/4 lợi ích của dự án Núi Pháo.

Dự án tỷ đô

Phía Masan đã thành lập tới 4 pháp nhân để tiếp quản dự án Núi Pháo, gồm Masan Horizon, Masan Resources, Masan Thai Nguyen Resources và Nui Phao Mining. Trong đó, Masan Resources (MSR) là công ty nắm vai trò đầu mối và Nui Phao Mining là công ty trực tiếp được cấp giấy phép khai thác thay cho liên doanh Nuiphaovica trước đây.
Cấu trúc mảng Khai thác của Masan Group với Masan Resources là đầu mối
Cấu trúc mảng Khai thác của Masan Group với Masan Resources là đầu mối

Sau khi hoàn tất sở hữu dự án Núi Pháo vào tháng 9/2010, Masan đã rất khẩn trương trong việc huy động vốn và đầu tư xây dựng nhà máy.

Thế mạnh của Masan so với các nhà đầu tư trước của dự án Núi Pháo là tiềm lực tài chính nội tại cũng như khả năng huy động vốn từ bên ngoài.

Hai quỹ đầu tư Mount Kellet và PENM Partners thuộc BankInvest đã đầu tư tổng cộng 150 triệu USD để mua cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi của Masan Resources. Về vốn vay, Masan Resources đã huy động được 6.800 tỷ đồng trái phiếu dài hạn cùng các khoản tín dụng khác.

Đến 1/4/2014, sau hơn 3 năm đầu tư xây dựng cùng hơn 1 tỷ USD đã được đổ vào dự án, mỏ Núi Pháo chính thức đi vào sản xuất thương mại, bổ sung nguồn doanh thu đáng kể cho Masan Group.

Tuy vậy, khi dự án chính thức đi vào khi dự án đi vào hoạt động thì giá vonfram đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây khiến do kết quả kinh doanh của 2 năm 2014-2015 chưa được như mong đợi. Masan kỳ vọng giá vonfram sẽ tăng trở lại từ năm 2016 và lợi nhuận của Masan Resources có thể đạt trên 1.000 tỷ đồng.
Mức giá nào cho Masan Resouces?

Do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết như ROE lớn hơn 5% hay cơ cấu sở hữu nên cổ phiếu MSR của Masan Resources hiện chỉ có thể lên sàn Upcom thay vì niêm yết tại HoSE/HNX.

Cổ phiếu MSR sẽ chính thức giao dịch tại Upcom từ ngày 17/9 với mức giá tham chiếu 15.500 đồng/cp. Tại mức giá này, vốn hóa của Masan Resources đạt 11.150 tỷ đồng, tương đương xấp xỉ 500 triệu USD.

500 triệu USD là mức vốn hóa không nhỏ đối với một doanh nghiệp tư nhân có thời gian hoạt động chưa lâu. Tuy nhiên, nó vẫn thấp hơn nhiều so với mức giá mà các quỹ đầu tư đã định giá khi đầu tư vào Masan Resources.

Đơn cử, Mount Kellet đã chi 120 triệu USD để nắm giữ 20% cổ phần, tương ứng định giá ở mức 600 triệu USD. Ngay từ cuối năm 2010, quỹ đầu tư này đã chấp nhận mua cổ phiếu MSR ở mức định giá 500 triệu USD.

Với biên độ dao động +/-30% trong phiên giao dịch đầu tiên, giá trị của Masan Resources có thể dao động trong khoảng từ 350 triệu đến 650 triệu USD. Hiện tại, Masan Group - công ty mẹ sở hữu 72,7% cổ phần của Masan Resources đang được định giá ở mức 2,5 tỷ USD.
 Trí thức trẻ/Cafef 

>> Mỗi 1% lãi suất tăng thêm có thể khiến chi phí tài chính của Masan Group tăng gần 300 tỷ

Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?