Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Peter Thiel - 'Bố già' tuổi Mùi trong giới kinh doanh

Peter Thiel sinh năm 1967, tuổi Đinh Mùi. Anh đang là nhà đầu tư mạo hiểm rất thành công với các công ty mới thành lập, anh từng giúp đỡ Mark Zuckerberg trong những ngày mới bước vào sự nghiệp kinh doanh.

"Bố già" của giới đầu tư mạo hiểm


Peter Thiel hiện đang sở hữu khối tài sản lên tới 2,2 tỷ USD, đứng thứ 284 trong danh sách 400 người giàu nhất thế giới theo xếp hạng từ Forbes. Anh được mệnh danh là thiên tài về đầu tư mạo hiểm khi liên tục thành công với các khoản tiền dành cho những công ty mới thành lập.
Peter Thiel hiện đang sở hữu khối tài sản lên tới 2,2 tỷ USD

Năm 1996, Peter Thiel thành lập Quỹ tín dụng Thiel - hoạt động kiểu multi strategy (đa chiến lược). Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của công việc mang lại danh tiếng cho Peter Thiel tại thung lũng Silicon - CEO của PayPal.

Doanh nhân 48 tuổi được biết đến nhiều nhất bởi vị trí đồng sáng lập công ty PayPal - một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua mạng Internet. Công ty này chính thức được IPO vào năm 2002. Một năm sau, Peter Thiel bán lại PayPal cho eBay và thu lại khoản lợi nhuận khổng lồ 1,5 tỷ USD.
                                             Peter Thiel trên trang bìa Forbes
Với khoảng 3,7 cổ phần tại PayPal, Peter Thiel nhận được khoảng 55 triệu USD và thành lập Quỹ tín dụng Clarium. Từ đây, sự nghiệp của doanh nhân người Đức khởi sắc với chính sách đầu tư mạo hiểm, hàng loạt các tên tuổi mới thành lập nhận được sự giúp đỡ của Peter Thiel và đã thành công như: Friendster, LinkedIn, Rapleaf, Geni.com, Yelp.Inc, Palantir ...

Đặc biệt, Peter Thiel cũng "giúp đỡ" Mark Zuckerberg trong những ngày đầu tiên hoạt động Facebook với khoản đầu tư 500.000 USD (tương đương 7% cổ phần), anh cũng đồng thời là một trong ba thành viên của Hội đồng quản trị của công ty này vào năm 2007 cùng với chính Mark Zuckerberg và Jim Breyer. 

                                            Peter Thiel từng hậu thuẫn Facebook 
Hiện nay khi mà giá trị vốn hóa của Facebook đã đạt mức 100 tỷ USD, Peter Thiel cũng được lợi không hề nhỏ. Và điều này góp phần lớn trong việc đưa Peter Thiel vào danh sách 400 người giàu nhất thế giới của Forbes.

Quan điểm lập dị về kinh doanh

Quan điểm của Peter Thiel được cho là khá lập dị. Anh quyết không làm ăn với những người mặc vest vì cho rằng "Doanh nhân ăn mặc chỉn chu bảnh bao dưới những bộ vest sang trọng thực chất chỉ là cách nguỵ trang của một nhân viên bán hàng kém cỏi".

Bên cạnh đó,Peter Thiel được biết đến như một thiên tài trong môn cờ vua. Anh có thể thi đấu cùng với các kiện tướng quốc gia của nước Đức - quê hương mình ở bộ môn này.

"Bố già" Thiel cho rằng người kinh doanh cần biết vận dụng những kiến thức của cờ vua để đạt được thành công trong sự nghiệp. Nguyên tắc đầu tiên là: Nắm rõ từng giá trị các “quân cờ” của bạn, hay nói cách khác là giá trị của nguồn nhân lực hiện có.
Peter Thiel là một kiện tướng cờ vua
Sau đó, nhà kinh doanh phải biết cách phối hợp các quân cờ, tổ chức nguồn lực nhân sự một cách hiệu quả nhằm hướng đến mục tiêu cao nhất. Bên cạnh đó là phải nắm vững từng giai đoạn trong cuộc chơi và lên kế hoạch phù hợp.

Peter Thiel cho rằng là người sống sót quan trọng hơn là người đi đầu. Ngày nay khi phân tích kinh doanh, người ta có xu hướng chú trọng nhiều vào cái gọi là “Lợi thế của người đi đầu”. Trên thực tế Thiel cho rằng cách nghĩ này có thể gây hại cho doanh nghiệp khi quá nôn nóng dẫn đầu thị trường.

Quan trọng hơn cả việc là người mở đường, bạn phải là người sống sót sau tất cả, nếu không thì mọi thành quả đạt được trước đó đều không có ý nghĩa. Tương tự như khi chơi bài poker, nếu bạn là người chơi cuối cùng, bạn sẽ có được nhiều thông tin nhất, và có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Do đó, trong mọi lĩnh vực, bạn cần có hiểu biết về giai đoạn tàn cuộc trước khi học bất cứ thứ gì khác.

Ví dụ lớn nhất mà Peter Thiel đưa ra là về sự thành công của Facebook, nếu Mark Zuckerberg không bỏ ngang việc học mình tại Havard mà tiếp tục đến năm 2006, có lẽ Facebook sẽ không thể trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới như hiện tại. 


(VTCnews)

>> Bí quyết của Peter Thiel: Quyết không làm ăn với 'những người mặc vest'
 
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?