Bước vào phiên giao dịch chiều, áp lực
chốt lời được đẩy lên mạnh hơn khiến VN-Index tiếp tục lùi sâu, có thời
điểm vượt quả cả mốc 610 điểm. Tuy nhiên, mốc này đã trở thành mốc hỗ
trợ mạnh của chỉ số, cho nên ngay khi để mất mốc này, lực cầu đã được
kích hoạt khá mạnh mẽ, đẩy VN-Index bật tăng mạnh trở lại, vượt qua mốc
tham chiếu.
Tuy nhiên, nỗ lực của bên mua rõ ràng là
chưa đủ khi tâm lý dè dặt còn án ngữ, trong động thái của bên bán là
khá quyết liệt. Bởi vậy, thêm một nhịp “đạp ga” của bên bán, mọi nỗ lực
của “đeo bám” của bên mua đã bất thành.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 6/11,
VN-Index giảm 2,82 điểm (-0,46%) xuống 612,36 điểm với 80 mã tăng và
142 mã giảm. Chỉ số VN30 giảm 3,04 điểm (-0,49%) xuống 622,67 điểm với 6
mã tăng và 19 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 109,9
triệu đơn vị, giá trị 2.387,14 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận tiếp tục
sôi động trong phiên chiều nay, đóng góp đáng kể với hơn 6 triệu đơn vị,
giá trị 431,36 tỷ đồng. Trong đó có giao dịch thỏa thuận 1,7 triệu trái
phiếu BID1_206, giá trị 191,4 tỷ đồng; gần 0,74 triệu trái phiếu VIC
11501 giá trị 79,6 tỷ đồng; hơn 0,5 triệu cổ phiếu VNM ở mức giá trần
136.000 đồng/CP, giá trị gần 70 tỷ đồng; 1,09 triệu cổ phiếu STG giá trị
24,77 tỷ đồng; 0,49 triệu cổ phiếu FPT giá trị 24,77 tỷ đồng....
Với 78 mã tăng và 116 mã giảm, HNX-Index
giảm 0,35 điểm (-0,42%) xuống 81,5 điểm. Chỉ số HNX30 giảm 1,24 điểm
(-0,81%) xuống 150,54 điểm với 5 mã tăng và 21 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 46,18
triệu đơn vị, giá trị 445,53 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng
góp tới hơn 11 triệu đơn vị, giá trị 42,45 tỷ đồng. Ngoài PXA và SPI,
giao dịch thỏa thuận trong phiên chiều đáng chú ý còn có thêm 2,43 triệu
cổ phiếu SHB giá trị gần 16,28 tỷ đồng.
Nhìn chung, thị trường dù có ghi nhận nỗ
lực của lực cầu, nhưng diễn biến chung vẫn không mấy khả quan. Dưới
sức ép lớn hơn từ bên bán, độ rộng thị trường trong phiên chiều nay tiếp
tục kém tích cực. Về mặt thanh khoản, nếu không có sự hỗ trợ từ giao
dịch thỏa thuận, tình hình không muốn nói là khá tệ.
Nhóm VN30 chịu áp lực lớn hơn hắn so với
phiên sáng, nên đè nặng hơn lên chỉ số. BVH giảm 3.000 đồng. GMD giảm
2.000 đồng và khớp 1,13 triệu đơn vị. FPT giảm 1.000 đồng về 52.500
đồng/CP và khớp 3,16 triệu đơn vị. HAG giảm 200 đồng về 14.500 đồng/CP
và khớp hơn 5 triệu đơn vị.
Sắc xanh vẫn chỉ trụ lại ở VNM, MSN,
HVG, VCB và VHS. Sức ép khiến VNM cũng cũng chỉ còn tăng 1.000 đồng lên
129.000 đồng/CP, thanh khoản cũng chững hẳn lại, nên tổng khớp cả phiên
đạt 1,66 triệu đơn vị.
Nhóm dầu khí, chứng khoán, bảo hiểm cũng
đồng loạt giảm điểm, nhóm ngân hàng tiếp tục phân hóa nên ít hỗ trợ cho
chỉ số. Thanh khoản của các nhóm này vẫn khá yếu. Chỉ có SSI và CTG là
khớp được trên 1 triệu đơn vị và đều giảm điểm.
Nhóm khoáng sản không còn tăng đều, mà
có sự phân hóa khá rõ. Sắc tím được mở rộng ở BGM, KSA, DHM, LCM, trong
đó BGM và KSA khớp từ gần đến hơn 2 triệu đơn vị. Ngược lại, KSS và KSH
giảm điểm, trong đó KSS giảm sàn xuống chỉ còn 1.000 đồng/CP.
Sắc đỏ cũng chiếm ưu thế ở nhóm cổ phiếu
thị trường với CII, FLC, DLG, CDO, DXG, FIT, HAI, HAR, HBC, HQC, LDG,
PPI.... FLC khớp mạnh nhất HOSE với 6,16 triệu đơn vị được khớp và giảm
100 đồng xuống 7.000 đồng/CP. Các mã còn lại đều khớp trên 1 triệu đơn
vị. OGC giảm sàn và khớp 2,9 triệu đơn vị.
Phiên này cũng ghi nhận sự gia tăng mạnh
về thanh khoản của một số mã như DCM, QBS, BHS, SBT. DCM khớp 4,7 triệu
đơn vị, các mã còn lại đều khớp trên 2 triệu đơn vị.
Trên HNX, nhóm cổ phiếu lớn trên sàn này
cũng đồng loạt giảm điểm. PVS và VCG cùng giảm 400 đồng và đều khớp hơn
1 triệu đơn vị. NTP giảm 1.600 đồng về 57.900 đồng/CP.
Tuy nhiên, ACB tăng nhẹ trở lại 1 bước
giá, cùng với AAA, TCT, SHS, VGS góp phần giúp đà giảm được hãm bớt đáng
kể. VGS và SHS cùng khớp khoảng 1,2 triệu đơn vị. SCR khớp 2,9 triệu
đơn vị, mạnh nhất HNX và tăng 100 đồng lên 8.200 đồng/CP.
Ngoài các mã trên, đạt thanh khoản trên 1
triệu đơn vị còn có BAM, KVC, NHP, PVX và TIG, trong đó chỉ PVX là giảm
1 bước giá, KVC đứng tham chiếu, còn lại đều tăng điểm.
Nguyễn Tùng - ĐTCK