Các công ty đạt EPS cao hiện cũng là những doanh nghiệp có KQKD tăng trưởng và tỷ lệ hoàn thành vượt kế hoạch cả năm ở mức cao.
Với khoảng gần 700 doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính năm
2016, những doanh nghiệp có EPS đạt trên 10.000 đồng đã lộ diện. Nhiều
tên tuổi quen thuộc như Bến xe Miền Tây (WCS), CotecCons (CTD), Dịch vụ
Hàng hóa Nội Bài (NCT)... thường xuyên góp mặt trong danh sách EPS cao
nhất sàn niêm yết ở các năm trước, tiếp tục lọt vào nhóm doanh nghiệp có
EPS cao năm 2016.
Ngôi vị quán quân hiện thuộc về CTD, nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam tiếp tục công bố kết quả kinh doanh đầy khả quan với EPS lên tới 25.803 đồng và ghi nhận năm thứ 10 liên tiếp nằm trong nhóm doanh nghiệp có EPS cao hàng đầu sàn niêm yết. Đáng chú ý, không chỉ tăng trưởng về EPS, năm 2016 còn chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của CotecCons khi ghi nhận doanh thu thuần 7,321 tỷ đồng, tăng 34% so cùng kỳ 2015, lợi nhuận sau thuế đạt mức kỷ lục 1.422 tỷ đồng, gấp đôi năm 2015 (733 tỷ đồng).
Đối với á quân WCS, phong độ có phần ổn định hơn. Từ năm 2010 đến nay, EPS của WCS luôn trên 7.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí, sang năm 2016, EPS của WCS đạt 22.416 đồng – cao nhất từ trước đến nay. Tình hình kinh doanh của WCS vẫn tăng trưởng, LNST đạt gần 56 tỷ đồng tăng 15,6% so với năm 2015.
Nếu nhìn vào danh sách EPS cao nhất sàn niêm yết 2016 có thể thấy xuất hiện hai cái tên mới của 3 doanh nghiệp thép là TNA, SMC và NKG, năm ngoái SMC có EPS âm 6.643 đồng trong khi EPS của NKG chỉ là 3.052 đồng và TNA là 6.875 đồng. Năm 2016 có thể coi là một năm cực vượng của ngành thép khi mà chuỗi ngày khó khăn cuối cùng cũng đã qua và sự phục hồi mạnh mẽ đến. Giá thép tăng vọt, nhu cầu xây dựng cơ bản tăng vọt...cùng với việc tái cơ cấu, hồi sức sau giai đoạn khủng hoảng ngành thép hồi 2008-2011 đã hoàn thành giúp ngành thép có được năm cực kỳ huy hoàng, vượt đỉnh lợi nhuận từ trước đến nay.
Ngoài ra, những doanh nghiệp có EPS cao còn phải kể đến TV2 của Tư vấn Xây dựng điện 2, MAS của Dịch vụ Hàng không Đà Nẵng, NCT của Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài, BMP của Nhựa Bình Minh, HTL của Ôtô Trường Long,... Nhưng nếu như BMP thường xuyên duy trì EPS cao thì bước nhảy vọt về EPS của TV2, PTB chỉ bắt đầu từ năm 2014. Đối với MAS là sự trồi sụt thất thường. Riêng NCT khiến nhiều nhà đầu tư phải chú ý, bởi lẽ, dù lúc tăng lúc giảm thì EPS của NCT chưa bao giờ rớt xuống dưới 10.000 đồng/cổ phiếu.
Không chỉ đạt được chỉ số EPS cao ấn tượng, các doanh nghiệp này còn có kết quả kinh doanh khả quan, ngoại trừ NCT báo lãi sụt giảm so với cùng kỳ thì các doanh nghiệp khác trong danh sách này đều có lợi nhuận tăng trưởng trong đó các doanh nghiệp thép TNA, SMC và NKG là những doanh nghiệp có mức tăng trưởng mạnh nhất. Cùng với con số lợi nhuận tăng trưởng thì 15/16 doanh nghiệp đã dễ dàng hoàn thành mục tiêu kinh doanh cả năm 2016 do cổ đông giao phó trong đó SMC thậm chí vượt xa tới 503% kế hoạch.
>> Liên hệ Mua bán cổ phiếu - Tư vấn đầu tư - Ủy thác đầu tư
Ngôi vị quán quân hiện thuộc về CTD, nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam tiếp tục công bố kết quả kinh doanh đầy khả quan với EPS lên tới 25.803 đồng và ghi nhận năm thứ 10 liên tiếp nằm trong nhóm doanh nghiệp có EPS cao hàng đầu sàn niêm yết. Đáng chú ý, không chỉ tăng trưởng về EPS, năm 2016 còn chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của CotecCons khi ghi nhận doanh thu thuần 7,321 tỷ đồng, tăng 34% so cùng kỳ 2015, lợi nhuận sau thuế đạt mức kỷ lục 1.422 tỷ đồng, gấp đôi năm 2015 (733 tỷ đồng).
Đối với á quân WCS, phong độ có phần ổn định hơn. Từ năm 2010 đến nay, EPS của WCS luôn trên 7.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí, sang năm 2016, EPS của WCS đạt 22.416 đồng – cao nhất từ trước đến nay. Tình hình kinh doanh của WCS vẫn tăng trưởng, LNST đạt gần 56 tỷ đồng tăng 15,6% so với năm 2015.
Nếu nhìn vào danh sách EPS cao nhất sàn niêm yết 2016 có thể thấy xuất hiện hai cái tên mới của 3 doanh nghiệp thép là TNA, SMC và NKG, năm ngoái SMC có EPS âm 6.643 đồng trong khi EPS của NKG chỉ là 3.052 đồng và TNA là 6.875 đồng. Năm 2016 có thể coi là một năm cực vượng của ngành thép khi mà chuỗi ngày khó khăn cuối cùng cũng đã qua và sự phục hồi mạnh mẽ đến. Giá thép tăng vọt, nhu cầu xây dựng cơ bản tăng vọt...cùng với việc tái cơ cấu, hồi sức sau giai đoạn khủng hoảng ngành thép hồi 2008-2011 đã hoàn thành giúp ngành thép có được năm cực kỳ huy hoàng, vượt đỉnh lợi nhuận từ trước đến nay.
Ngoài ra, những doanh nghiệp có EPS cao còn phải kể đến TV2 của Tư vấn Xây dựng điện 2, MAS của Dịch vụ Hàng không Đà Nẵng, NCT của Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài, BMP của Nhựa Bình Minh, HTL của Ôtô Trường Long,... Nhưng nếu như BMP thường xuyên duy trì EPS cao thì bước nhảy vọt về EPS của TV2, PTB chỉ bắt đầu từ năm 2014. Đối với MAS là sự trồi sụt thất thường. Riêng NCT khiến nhiều nhà đầu tư phải chú ý, bởi lẽ, dù lúc tăng lúc giảm thì EPS của NCT chưa bao giờ rớt xuống dưới 10.000 đồng/cổ phiếu.
Không chỉ đạt được chỉ số EPS cao ấn tượng, các doanh nghiệp này còn có kết quả kinh doanh khả quan, ngoại trừ NCT báo lãi sụt giảm so với cùng kỳ thì các doanh nghiệp khác trong danh sách này đều có lợi nhuận tăng trưởng trong đó các doanh nghiệp thép TNA, SMC và NKG là những doanh nghiệp có mức tăng trưởng mạnh nhất. Cùng với con số lợi nhuận tăng trưởng thì 15/16 doanh nghiệp đã dễ dàng hoàn thành mục tiêu kinh doanh cả năm 2016 do cổ đông giao phó trong đó SMC thậm chí vượt xa tới 503% kế hoạch.
Theo InfoNet/HNX