Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Đừng cuốn theo sóng lớn

Để bảo vệ mình trên “sòng bài chứng khoán” vốn hấp dẫn nhưng nhiều cạm bẫy, lời khuyên cho các NĐT là phải tỉnh táo hơn, không nên chạy theo lời hô hào, hay các tin tức nóng bỏng thiếu kiểm chứng, mà hãy cố gắng nhìn vào bản chất và triển vọng kinh doanh của DN.
Chỉ số VN-Index đã quay trở lại cột mốc 720 điểm sau khi đã đi xuống trong 1 tháng qua. Nhiều cổ phiếu đã tăng điểm ngoạn mục, thậm chí có mã tăng gần gấp đôi chỉ trong vài tháng, bất kể DN làm ăn có tốt hay xấu. “Hiện giá cổ phiếu không còn rẻ. Mọi thứ đang đứng ở mức giá quá cao”, vị giám đốc điều hành của một công ty chứng khoán lớn than vãn.

Nhưng không chỉ có những mã cổ phiếu tốt tăng vượt trần, mà nhiều mã khác cũng cuốn theo chiều sóng. Điển hình như mã HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Một cổ phiếu tương tự như thế là của CTCP Licogi 16 (LCG) khi phục hồi ấn tượng từ mức 4.000 đồng để lên đến gần 9.000 đồng/cổ phiếu hiện nay. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu giá cổ phiếu của HAG, LCG hay một số mã khác có tiếp tục đà phục hồi bền vững?

Ảnh minh họa

Câu chuyện phục hồi của HAG, LCG làm chúng ta liên tưởng đến một trường hợp khác là cổ phiếu của thủy sản Hùng Vương (HVG). Giá cổ phiếu này đã chìm trong suy thoái khi sụt giảm giá trị xuống dưới mệnh giá trong hơn một năm qua do tình hình kinh doanh kém khả quan. Đã có thời điểm cuối 2016, giá cổ phiếu này phục hồi và vượt lên mức 11.000 đồng/cổ phiếu, nhưng đã nhanh chóng giảm đi gần một nửa giá trị sau khi báo cáo kiểm toán cho thấy doanh thu và lợi nhuận công ty đã bị thổi phồng quá mức.

Những câu chuyện biến động thất thường của giá cổ phiếu còn gặp ở nhiều trường hợp khác như MSR của Công ty tài nguyên Masan, FLC hay gỗ Trường Thành. Đó là chưa kể có nhiều trường hợp mã cổ phiếu tăng trưởng vượt bậc hơn 100 lần tức mức 12.000 đồng lên 156.000 đồng như cổ phiếu ROS mà không nhiều các nhà phân tích hiểu được lý do tại sao.

Để bảo vệ mình trên “sòng bài chứng khoán” vốn hấp dẫn nhưng nhiều cạm bẫy, lời khuyên cho các NĐT là phải tỉnh táo hơn, không nên chạy theo lời hô hào, hay các tin tức nóng bỏng thiếu kiểm chứng, mà hãy cố gắng nhìn vào bản chất và triển vọng kinh doanh của DN.

Quay trở lại với câu chuyện của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Khoản lỗ hơn 1.400 tỷ đồng khi kết thúc năm 2016 của DN này không dễ sớm khắc phục. Triển vọng kinh doanh trong năm nay cũng chưa mấy sáng sủa khi giai đoạn tái cấu trúc của tập đoàn vẫn chưa xong, khoản nợ khủng 36.000 nghìn tỷ đồng đang đối mặt với nguy cơ lớn khi mặt bằng lãi suất nhiều khả năng sẽ tăng mạnh trong năm nay.

Lĩnh vực cao su thiên nhiên tuy có dấu hiệu cải thiện đáng kể trong thời gian qua nhưng cũng khó tăng mạnh do phụ thuộc vào diễn biến của giá dầu thô. Hiện giá cao su kỳ hạn tháng 8 tính theo đồng Yên Nhật Bản đang ở mức thấp nhất trong 4 tháng qua (249 Yên/kg) do đồng Yên tăng giá, cũng như giá dầu thô thế giới rớt khỏi cột mốc 50 USD/thùng. Thậm chí giá cao su được cho là sẽ giảm hơn nữa do sản lượng tại các quốc gia xuất khẩu cao su hàng đầu là Thái Lan và Việt Nam đang phục hồi.

Triển vọng kinh doanh khu phức hợp văn phòng, khách sạn và căn hộ cao cấp trị giá hơn 440 triệu USD tại Yangoon của Hoàng Anh vẫn chưa tạo được cú hích lớn như kỳ vọng, do thị trường BĐS Myanmar đóng băng. Thậm chí theo hãng nghiên cứu thị trường Colliers International, hiện giá của phân khúc cấp cao đã sụt giảm gần 22%, phân khúc trung bình giảm đến 41% so với năm 2014 vì chính sách kiểm soát giá nhà của Chính phủ.

Tất nhiên, các NĐT cũng có thể đặt niềm tin vào quá trình tái cấu trúc của tập đoàn này và nhất là vào cơ chế chuyển đổi nợ vay thành vốn cổ phần. Nhưng tất nhiên, mọi điều không hề dễ dàng.

  >> Liên hệ Mua bán cổ phiếu - Tư vấn đầu tư - Ủy thác đầu tư
Thời Báo Ngân Hàng

Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?