Thời
gian gần đây, hàng loạt ngân hàng đã và đang đua nhau phát hành chứng
chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit - CD). Lãi suất được các ngân hàng
đẩy lên mức rất cao, tới 9,2%/năm đối với các khoản đầu tư trên 5 tỉ
đồng và kỳ hạn 60 tháng tại VPBank hay tới 8,88%/năm đối với các khoản
đầu tư kỳ hạn bảy năm tại Sacombank.

VPBank là một trong những ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi. Ảnh: T.L
Theo định nghĩa chung nhất hiện nay thì CD là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức (kể cả tổ chức tín dụng) khác.
“Chạy đua” phát hành CD không phải xuất phát từ áp lực thanh khoản
Cho nên, nhận định thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng không còn dồi dào như diễn biến của năm 2016 là có cơ sở.
Cả chứng chỉ tiền gửi (CD) và trái phiếu đều đang được ghi nhận vào vốn cấp 2 của các ngân hàng khi xác định CAR (hệ số an toàn vốn tối thiểu). Nếu NHNN không xem xét sửa đổi lại quy định này thì việc tính toán và giám sát hệ số CAR có thể sẽ thiếu chính xác. |
Vậy, mục tiêu của các ngân hàng là gì?
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh và lưu ý rằng để nguồn vốn huy động từ CD được tính vào vốn cấp 2 thì trong điều kiện và điều khoản phát hành phải có quy định về nợ thứ cấp hay nợ dưới chuẩn (subordinated debt). Theo đó, CD là các khoản nợ thứ cấp, khi giải thể ngân hàng thì người sở hữu CD chỉ được thanh toán sau khi ngân hàng đã thanh toán hết cho tất cả các chủ nợ khác.
Các ngân hàng chọn phát hành CD thay phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2 vì các lý do sau:
Thứ nhất, thủ tục phát hành CD đơn giản hơn rất nhiều so với trái phiếu. Các ngân hàng hoàn toàn tự chủ động mà không cần phải xin phép và báo cáo cho bất kỳ cơ quan quản lý nào, kể cả Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Trong khi đó, nếu phát hành riêng lẻ trái phiếu thì trước và sau phát hành ngân hàng sẽ phải báo Bộ Tài chính và NHNN. Còn nếu phát hành ra công chúng (trên 100 nhà đầu tư) thì cần phải có sự chấp thuận của cả NHNN và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Thời gian để hoàn tất việc huy động vốn có thể kéo dài từ hai đến ba tháng.
Thứ hai, việc các ngân hàng phát hành trái phiếu cho lẫn nhau như các năm trước đây sẽ không được ghi nhận vào vốn cấp 2. Trước đây, các ngân hàng thường chọn phát hành trái phiếu vì tính thanh khoản của trái phiếu cao hơn CD nhiều. Họ có thể dễ dàng cầm cố để vay vốn trên thị trường liên ngân hàng khi có nhu cầu.
Thứ ba, đó là vấn đề về thuế thu nhập. Thu nhập có được (interest) khi đầu tư vào CD sẽ được miễn thuế, trong khi đó nhà đầu tư sẽ phải chịu thuế thu nhập khi đầu tư vào trái phiếu. Vì vậy, thông thường lãi suất của CD sẽ thấp hơn lãi suất của trái phiếu có cùng kỳ hạn.
Cần có sự phân biệt rõ ràng về vai trò của CD
Các ngân hàng có thể phát hành CD cho nhau như đã từng thực hiện với trái phiếu, hay phát hành cho một số cá nhân, tổ chức có liên quan, sau đó lại được chính ngân hàng chiết khấu lại với mức lãi suất bằng hoặc thấp hơn... nhưng không có nghĩa vụ phải báo cáo lên các cơ quan quản lý. Do đó, bản chất nguồn vốn tự có của các ngân hàng sẽ bị bóp méo.
Tuy nhiên, quan trọng hơn, việc lạm dụng công cụ dưới chuẩn này (CD kỳ hạn trên hai năm) sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam trước các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư quốc tế. Theo đó, chi phí huy động vốn quốc tế của các ngân hàng nói riêng và của Việt Nam nói chung sẽ ở mức cao do có hệ số tín nhiệm (ratings) sẽ thấp.
Nhà đầu tư cần lưu ý gì khi đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi?
Lãi suất của CD thông thường cao hơn lãi suất huy động nhưng thấp hơn lãi suất phát hành trái phiếu cùng kỳ hạn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là lãi suất của CD chỉ cố định trong năm đầu tiên, còn những năm sau sẽ được thả nổi (thường neo theo lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng). Đối với người có tiền nhàn rỗi trong vài năm, đầu tư vào CD có vẻ là một lựa chọn hợp lý hơn gửi tiết kiệm nếu nhìn về lãi suất. Đổi lại, thông thường CD có điều khoản không được rút trước hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm thì được rút trước hạn, được nhận lãi suất không kỳ hạn). Các ngân hàng thương mại thường “làm mờ” hạn chế này của CD bằng việc cho phép tự do chuyển nhượng hoặc cầm cố để vay vốn từ ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc chuyển nhượng CD sẽ khá khó khăn do ít người mua, còn nếu cầm cố thì mức chênh lệch lãi suất sẽ khá cao. Với các đặc trưng trên, CD có kỳ hạn dài chỉ thực sự phù hợp với những khoản tiền nhàn rỗi dài hạn và người mua phải chấp nhận rủi ro khó chuyển đổi thành tiền mặt khi cần gấp.
Ngọc Khanh - Phong Hiếu
Thời Báo Ngân Hàng
|