Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Vì sao khối ngoại mua ròng kỷ lục trong quý 2?

Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2017, khối ngoại đã đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam một lượng tiền lớn vượt trội. 


Khối ngoại có quý mua ròng với giá trị lớn quý thứ 2 liên tiếp trên sàn HoSE, sau khi bán ròng khá mạnh 2 tháng cuối năm 2016. Cụ thể, trên sàn HoSE, khối ngoại mua vào 31,31 nghìn tỷ đồng và bán ra 25,86 nghìn tỷ đồng, giá trị mua ròng đạt 5,44 nghìn tỷ đồng. Đây cũng là quý khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong vòng gần 7 năm trở lại đây (quý 4/2010 khối ngoại mua ròng 5,7 nghìn tỷ trên sàn HoSE).

Xét riêng đối với giao dịch khớp lệnh của khối ngoại trong quý 2 trên sàn HoSE, khối này đẩy mạnh mua vào các ngành hàng công nghiệp (+1,8 nghìn tỷ đồng), hàng tiêu dùng (1,6 nghìn tỷ đồng) và dầu khí (1,2 nghìn tỷ đồng). Trong khi đó, ngành dịch vụ công cộng là ngành duy nhất bị khối ngoại bán ròng trong quý 2 với giá trị thấp (74 tỷ đồng). Các mã được mua ròng mạnh có VNM (1,7 nghìn tỷ đồng,) PLX (938 tỷ đồng), HPG (872 tỷ đồng) và GAS (500 tỷ đồng). Các mã bị bán ròng mạnh gồm có PVD (266 tỷ đồng), DCM (186 tỷ đồng) và BMP (175 tỷ đồng).

CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng chuyển biến chính trong nội tại cơ bản của TTCK Việt Nam khiến khối ngoại quay trở lại xu thế mua ròng trong nửa đầu năm 2017, bất chấp mặt bằng giá cổ phiếu đã ở mức cao hơn trước đó là nhờ làn sóng niêm yết của các doanh nghiệp vốn hóa lớn trong hơn 1 năm trở lại đây. Trong đó phải kể đến các tên đáng chú ý như PLX, NVL, JVC, SAB, BHN, ACV... và các doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết trong thời gian tới như Techcombank, Lien Viet Post bank, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) và Tập đoàn Lộc Trời..., cùng với việc mở room ở một số các doanh nghiệp đầu ngành tiêu biểu như VNM và SSI.

Có thể nhận thấy đa số các mã cổ phiếu vốn hóa lớn sau khi lên sàn đều được khối ngoại mua ròng mạnh như PLX, NVL, VJC và SAB... Việc các doanh nghiệp vốn hóa lớn lên sàn giúp nhà đầu tư nước ngoài có thêm nhiều lựa chọn khi đầu tư vào TTCK Việt Nam, cũng là yếu tố giúp TTCK Việt Nam được định giá cao hơn so với quá khứ (với tham chiếu ở đây là hệ số P/E). Kết hợp với với tiềm năng được nâng hạng, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế cũng như sự khởi sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp, BVSC cho rằng TTCK sẽ còn tiếp tục thu hút tốt nguồn vốn ngoại trong 2 quý cuối năm.

Sau khi lập kỷ lục về giao dịch mua ròng trong quý II, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có thêm kỷ lục mới về số lượng được VSD cấp mã số giao dịch trong kỳ.


Cụ thể, theo thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong quý II đã cấp 705 mã số giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài gồm 590 cá nhân và 115 tổ chức.

Đồng thời, VSD đã hủy 11 mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài gồm 1 cá nhân và 115 tổ chức.

Trong đó, riêng tháng 6, lượng nhà đầu tư nước ngoài được VSD cấp mã số giao dịch cũng lập kỷ lục với tổng cộng 267 nhà đầu tư gồm 229 cá nhân và 38 tổ chức. Đồng thời, hủy 5 mã số gồm 1 cá nhân và 4 tổ chức.


Như vậy, lũy kế đến 30/6/2017, VSD đã cấp 21.492 mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 18.140 cá nhân và 3.352 tổ chức.


CafeF/Enternews
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?