Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Doanh nhân kiên nhẫn nhất Nhật Bản: Năm nào cũng viết thư hỏi mua các công ty trên khắp thế giới, kiên nhẫn chờ tới 16 năm để đối tác gật đầu bán mình

Cứ cuối mỗi năm, ông chủ hãng xe Nidec của Nhật lại viết thư gửi tới cho ông chủ nhiều công ty khác nhau trên thế giới với nội dung: "Nếu muốn bán công ty của mình, làm ơn hãy báo cho tôi biết". 

Cứ cuối mỗi năm, mỗi người Nhật lại có truyền thống ngồi xuống và viết thiệp chúc mừng năm mới cho bạn bè và gia đình. Shigenobu Nagamori cũng bận rộn viết lách, nhưng mà với mục đích khác. Chủ tịch và sáng lập tập đoàn công nghệ cao Nidec viết hàng loạt lá thư gửi tới các lãnh đạo của nhiều công ty trên toàn cầu để bày bỏ mong muốn... thâu tóm doanh nghiệp của họ.

"Nếu muốn bán công ty của mình, làm ơn hãy báo cho tôi biết", ông viết trong một bức thư với lời lẽ hết sức lịch sự và nhã nhặn. Thông thường, các lãnh đạo sẽ trả lời rằng họ hiện chưa muốn bán công ty nhưng sẽ thông báo với ông nếu khi nào đó có sự thay đổi.

Cứ như vậy, Nagamori lặp lại thói quen viết thư hàng năm của mình. Thi thoảng, vài năm sau lời đề nghị đầu tiên, một doanh nhân nào đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ. "Việc mua các công ty yêu cầu một sự kiên nhẫn đặc biệt. Bạn chẳng thể nào biết được công việc này sẽ tốn bao nhiêu thời gian mới hoàn thành", vị CEO 73 tuổi chia sẻ.

Sinh ra tại cố đô Kyoto, là người con trẻ nhất trong gia đình 6 người, phong cách thâu tóm công ty hết sức bình tĩnh của Nagamori chính là bài học sâu sắc dành cho nhiều công ty Nhật Bản khác khi muốn thực hiện các thương vụ thâu tóm, sáp nhập để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng.
Doanh nhân kiên nhẫn nhất Nhật Bản: Năm nào cũng viết thư hỏi mua các công ty trên khắp thế giới, kiên nhẫn chờ tới 16 năm để đối tác gật đầu bán mình - Ảnh 1.
Trước đây, các tập đoàn Nhật Bản thường thích mở rộng một cách tự nhiên, tức là nỗ lực trong nội bộ để đẩy mạnh sản lượng đầu ra và doanh thu. Tuy nhiên, các thương vụ mua bán sáp nhập đang ngày một phổ biến hơn dù hầu hết đều kết thúc trong thất bại.

Ví dụ điển hình có lẽ là thương vụ mua lại nhà máy hạt nhân Westinghouse Electric của Toshia – hiện giờ trở thành cái giá quá đắt đối với tập đoàn Nhật Bản lừng lẫy một thời này. Japan Post Holdings cũng đã gặp khó khăn với những thương vụ thâu tóm ở nước ngoài.

Trường hợp của Nagamori là một ngoại lệ. Ông chưa bao giờ hối hận với các thương vụ mà mình thực hiện. Nidec được biết đến là một công ty thâu tóm nhiều công ty khác với tổng cộng 56 thỏa thuận cả trong và ngoài nước. Vị chủ tịch của hãng đã tóm gọn thành quả của mình bằng một tuyên bố súc tích: "56 thương vụ thành công. Không có thất bại. Tất cả đều thành công".

Nidec khởi nguồn là nhà sản xuất động cơ chính xác nhỏ vào năm 1973. Công ty có trụ sở tại Kyoto hiện đang thích nghi với đà tăng nhu cầu động cơ đối với những sản phẩm như xe điện, robot, thiết bị tiết kiệm điện năng và máy bay không người lái.

Tính kiên nhẫn có lẽ là thứ đã giúp Nagamori gặt hái được thành quả. Nagamori tính toán trung bình mất khoảng 5 năm để Nidec hoàn thành một thương vụ thâu tóm, khởi đầu cũng chỉ là những bức thư chào mua vào dịp cuối năm. Đôi khi, thời gian chờ đợi còn lâu hơn.

"Kỷ lục là chúng tôi phải chờ tới 16 năm để công ty đó muốn bán mình".

Điều đó để nói rằng việc mua những công ty khác giống như mua thời gian vậy: Để tăng trưởng nhanh hơn, bạn thâu tóm công nhân, trang thiết bị, công nghệ và thương hiệu của những công ty mục tiêu. Nagamori thích chờ đợi để chớp thời cơ. Nhiều ngân hàng đầu tư bày tỏ ý định muốn giúp Nagamori hoàn thành các thỏa thuận tiềm năng nhanh hơn nhưng ông đều từ chối.

"Họ nói với tôi rằng: Ông sẽ tiếc nếu không mua công ty ấy bây giờ nhưng đó chỉ là kế sách của họ thôi. Tôi chẳng bao giờ tiếc cả".

Trong một bài phỏng vấn trước đó với Nikkei, Nagamori nói rằng có 3 lý do tại sao ông không bao giờ thất bại. "Đừng trả giá quá cao. Đừng mua những thứ mình không cần. Luôn nhắm tới mục tiêu tạo ra sự hiệp đồng với doanh nghiệp chủ đạo". Nagamori tự hào rằng ông chưa sa thải bất kỳ ai ở những công ty ông thâu tóm và không công ty nào trong số 56 thương vụ kể trên bị thua lỗ.

"Tôi không bao giờ mua khách sạn là một ví dụ". Nidec sản xuất động cơ điều kiển cửa sổ ô tô, điều hòa. "Nếu xét về khoảng cách, tôi sẽ mua những công ty mà tôi có thể đến đó bằng thuyền nhỏ hoặc đường bộ. Sai lầm phổ biến là mua những công ty mà bạn chỉ có thể đi tới bằng máy bay hoặc một con thuyền rất lớn".

Nếu xét về tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận của công ty sau các thương vụ thâu tóm thì chỉ có ít hơn 10% thương vụ thâu tóm trên thế giới mà những công ty Nhật Bản thực hiện là thành công.

Matsumoto – một Giáo sư tại Đại học Doshisaha ở Kyoto đã giải thích rằng rất nhiều công ty nhận ra họ chẳng biết phải làm gì với các công ty mà mình thâu tóm và cuối cùng lại bán lại. Ví dụ điển hình cho trường hợp này chính là Toshiba. Mặt khác, họ tiếp tục nắm giữ những tài sản chẳng mang lại được một đồng lợi nhuận nào cho mình.

Rào cản ngôn ngữ và văn hóa, sự ra quyết định chậm chạp và quan điểm khác biệt về cách trả lương cho các lãnh đạo là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra rắc rối này.

Lật lại những thương vụ thâu tóm của Sony có thể thấy được bài học sâu sắc. Nhà sản xuất đồ điện tử đã khởi xướng trong số các tập đoàn Nhật Bản vào những năm 1980 khi mua lại hàng loạt công ty Mỹ tên tuổi như CBS Records và Columbia Pictures Entertainment. Tuy nhiên số phận của 2 thương vụ này, sau đó đổi thành Sony Music Entertainment và Sony Pictures Entertainment khá khác biệt.

Mảng âm nhạc vẫn kiếm được tiền trong khi đó mảng kinh doanh phim ảnh đã 2 lần đối diện với những sự cố nghiêm trọng và đang tiếp tục gặp khó khăn.

Kenichiro Yoshida – chủ tịch Sony đồng thời là Giám đốc tài chính nói rằng số phận khác nhau của 2 mảng kinh doanh là bởi kinh nghiệm của Sony trong 2 lĩnh vực này trước đó cũng khác nhau.
"Trong trường hợp của mảng âm nhạc, chúng tôi có một công ty thu âm tại Nhật trước khi mua lại chi nhánh ở Mỹ vì vậy những tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên trong mảng phim ảnh, đây là lần đầu tiên chúng tôi tham gia vào lĩnh vực này và hoàn toàn không có bất kỳ kinh nghiệm nào".

Kiên nhẫn, bền bỉ, chuẩn bị kỹ lưỡng (3P) là chìa khóa mang lại thành công cho các thương vụ mua lại. Các công ty cần nhớ rằng: "Anh không thể tham gia vào quá trình thoả thuận những thương vụ M&A một cách liều lĩnh".

Câu nói nổi tiếng của Nagamori là: "Muốn nghỉ ngơi phải không? Thế rút lui đi? Cho tới gần đây ông vẫn nằm trong hội đồng quản trị Softbank. Tadashi Yanai – Chủ tịch Fast Retailing của Uniqlo cũng nằm trong hội đồng quản trị công ty này. Son, Yanai và Nagamori được xem như "3 ông lớn" của Nhật Bản.

"Son là một nhà thuyết giáo của tất cả chúng ta", Nagamori chia sẻ sự ngưỡng mộ với ông chủ Softbank. Quỹ trị giá 93 tỷ của Son và những ý tưởng của ông "vượt ngoài trí tưởng tượng của tôi".

"Tuy nhiên nếu hỏi tôi công ty nào sẽ tồn tại được 100 năm nữa kể từ bây giờ, chắc chắn chính là công ty tôi", Nagamori quả quyết.

>> Tỷ phú doanh nhân Shigenobu Nagamori - người đi “ngược chiều”

 Tri Thức Trẻ
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?