VN-Index giành lại được mốc 600 điểm trong phiên giao dịch khá kịch tính
cuối tuần qua vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục được các chuyên gia...
“Xu thế dòng tiền” hội tụ những chuyên gia
có kinh nghiệm lâu năm đến từ các công ty chứng khoán, là những người
bám sát thị trường, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường
thông qua các hoạt động giao dịch, hoạt động tư vấn đầu tư.
VN-Index giành lại được mốc 600 điểm trong phiên giao dịch
khá kịch tính cuối tuần qua vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục được các
chuyên gia.
Các ý kiến chuyên gia được
VnEconomy phỏng vấn đều khá đồng thuận trong việc nhìn nhận mức độ điều
chỉnh tuần của của thị trường là chưa đủ. Ngưỡng hỗ trợ 600 điểm được
xem là mức hỗ trợ tâm lý khá tốt, nhưng thị trường vẫn có thể điều chỉnh
sâu hơn.
Các cổ phiếu lớn như ngân hàng, bảo
hiểm… có nguy cơ giảm thêm, thanh khoản suy yếu là những điều lo ngại
khả năng VN-Index sẽ thủng 600 điểm trong tuần tới. Ngay cả ý kiến khá
lạc quan cho rằng mức điều chỉnh về quanh ngưỡng 600 điểm của VN-Index
là đủ, nhưng vẫn có khả năng đà giảm kéo dài thêm một vài phiên nữa.
Một
điểm khá chung là các chuyên gia đều cho rằng chưa có sự rũ bỏ triệt để
lượng cổ phiếu mua bằng margin cũng như áp lực cắt lỗ chưa hết. Nguyên
nhân được cho là mức điều chỉnh chưa lớn ở cổ phiếu và kỳ vọng thị
trường phục hồi vẫn còn. Nếu xuất hiện một diễn biến quá đà, áp lực này
sẽ lại tăng mạnh, tác động xấu đến thị trường.
Chiến
lược giao dịch tuần qua thể hiện rõ sự khác biệt trong trường phái đầu
tư. Các giao dịch dài hạn mua vào chọn lọc và nắm giữ với tỷ trọng thấp.
Trong khi đó các giao dịch ngắn hạn đảo hàng và lợi dụng các nhịp hồi
để giảm tỷ trọng. Tỷ lệ nắm giữ cao nhất cũng chỉ là 50/50.
Nguyễn Hoàng
VnEconomy
VnEconomy
Thị
trường tuần này đã điều chỉnh như phân tích của anh chị trong tuần
trước. Ngưỡng 600 điểm đã được chạm tới và thị trường có một phiên phục
hồi cuối tuần. Liệu mức điều chỉnh như vậy đã đủ trong kỳ vọng của anh
chị?
Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Thật
khó để dự báo thị trường đã điều chỉnh tới mức nào và đã đủ trong kỳ
vọng hay chưa tại một thời điểm. Tôi tiếp cận thị trường trên quan điểm
nhìn nhận bức tranh tổng thể dài hạn (bao gồm các yếu tố vĩ mô, thị
trường và nền tảng doanh nghiệp nói chung), rồi mới đến những cơ hội cụ
thể trong ngắn và trung hạn.
Trên quan điểm
đó, về cơ bản tôi thiên về hướng lạc quan là xu thế thị trường chứng
khoán Việt Nam vẫn nằm trong uptrend dài hạn (mặc dù rủi ro downside vẫn
có).
Hiện tại qua khảo sát thực tế, tôi nhận
thấy rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài thật sự quan tâm đến câu chuyện của
Việt Nam trong mấy năm tới. Trong bức tranh lớn đó, tôi nghĩ có lẽ
những biến động nhất thời không phải là mối quan ngại lớn, mà điều chỉnh
là cơ hội để mặt bằng giá cổ phiếu về vùng hấp dẫn hơn. Một số cổ phiếu
mà tôi quan tâm đang có giá hấp dẫn. Đó là thực tế rõ ràng nhất theo
quan điểm của tôi.
Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Tôi
vẫn cho rằng thị trường vẫn chưa điều chỉnh đủ nhịp bởi chỉ số VN-Index
mới chỉ tạm thời dừng ở ngưỡng kháng cự mạnh 595 - 600 điểm và sẽ tiếp
tục điều chỉnh sideway tiếp tục.
Tôi vẫn chưa
thể tin tưởng thị trường giai đoạn này, nhất là Vn-Index chưa thể sớm
quay đầu phục hồi bởi thanh khoản toàn thị trường suy giảm đáng kể ít
nhất là 1- 2 tuần trở lại đây.
Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Với
nỗ lực hồi phục lên trên trở lại ngưỡng 600 điểm khi chớm xuống dưới
ngưỡng hỗ trợ này vào cuối tuần qua trong bối cảnh một số chỉ báo kỹ
thuật đã ở vào trạng thái quá bán, còn khối ngoại đã quay trở lại hoạt
động mua ròng, được kỳ vọng sẽ giúp chỉ số có cơ hội kéo dài đà hồi phục
để thử thách lại vùng kháng cự 610-615 điểm trong những phiên đầu tuần
tới trước khi tiếp tục điều chỉnh.
Mặc dù vậy,
tôi cho rằng mức điều chỉnh của thị trường có thể vẫn chưa chấm dứt
trong ngắn hạn, khả năng VN-Index sẽ phá vỡ ngưỡng hỗ trợ tâm lý quanh
600 điểm và đi xuống kiểm tra lại vùng hỗ trợ mạnh 585-590 điểm đang
được để ngỏ.
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Về
điểm số, tôi cho rằng sự điều chỉnh như vậy đã đủ. Vùng 38.2%
Fibonacci, tương đương với vùng 595 - 600 là một ngưỡng hỗ trợ mạnh. Tuy
nhiên, về thời gian, điều chỉnh có thể tiếp diễn thêm 1 vài phiên.
Ông Trần Hữu Phúc
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Nhịp
điều chỉnh mạnh ngoài kỳ vọng của nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn
trong VN-Index như BVH, VCB theo tôi đánh giá sẽ còn tiếp diễn. Chính
điều này sẽ là xúc tác khiến VN-Index có thể thủng ngưỡng hỗ trợ tâm lý
600 điểm vào tuần sau.
Thị trường đang trông chờ và nhóm Midcap để hút dòng tiền trong tuần giao dịch tuần tới.
Nguyễn Hoàng
VnEconomy
VnEconomy
Với
mức điều chỉnh hơn 2,8% của VN-Index trong tuần này, chỉ số đã gãy xu
thế tăng ngắn hạn. Thanh khoản liên tục sụt giảm và đang ở mức rất thấp.
Diễn biến này phản ánh điều gì, phải chăng áp lực giải chấp hay cắt lỗ
đã không còn mạnh?
Bà Hồ Huyền
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Theo
tôi diễn biến giảm của tuần vừa rồi chưa đủ mạnh để rũ sạch lượng cổ
phiếu mua bằng margin, áp lực giải chấp và cắt lỗ chưa hẳn đã hết.
Tuy
vậy, về tâm lý nhà đầu tư nói chung đã có phần bi quan, vì vậy chỉ cần
một phiên diễn biến quá đà, Index xuất hiện đáy mới thì tâm lý hoảng
loạn sẽ xuất hiện.
Với diễn biến hiện tại,
nhiều chỉ số kỹ thuật cho tín hiệu bán lần đầu tiên kể từ đợt mua vào
ngày 20 - 22/5, tôi tạm thời giữ quan điểm thận trọng, không đoán đợi và
hành động vội vàng.
Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Thị
trường điều chỉnh như trong tuần qua kèm theo thanh khoản giảm mạnh cho
thấy không chỉ nhà đầu tư ngoại hạn chế giao dịch mà nói chung các nhà
đầu tư nội cũng hạn chế giao dịch hơn bởi việc khó có thể lựa chọn được
cổ phiếu cũng như có thể giao dịch ngắn hạn có lãi tuần qua.
Áp
lực giải chấp theo tôi là không đáng kể - chúng ta chỉ có giải thích
hiện tượng trên là các nhà đầu tư ngắn hạn một là mất kiên nhẫn và 2 là
cổ phiếu về tài khoản không có lãi là họ chấp nhận nắm giữ cổ phiếu.
Dù
sao đi nữa vẫn là xu hướng đợi chờ tín hiệu vĩ mô tốt hơn cũng như đợi
thanh khoản bùng nổ toàn thị trường để các nhà đầu tư có thể tiến hành
giao dịch sôi động hơn.
Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Với
tôi đó đơn giản là biểu hiện thường thấy sau khi thị trường đã có một
nhịp tăng dài, tạo đỉnh ngắn hạn và điều chỉnh đi xuống. Thị trường cần
có thời gian tích lũy và chờ đợi những yếu tố hỗ trợ (catalysts) tiếp
theo.
Ông Trần Hữu Phúc
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Chúng
tôi quan ngại về xu thế trong ngắn hạn đã chuyển sang giai đoạn
“downtrend” (xu thế giảm). Đây là giai đoạn mà hầu hết các nhà đầu tư
nắm giữ cổ phiếu đều cảm thấy bất an dù tin tức vĩ mô tích cực liên tục
được bơm ra.
Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Tôi cho rằng thanh khoản liên tục sụt giảm và duy trì ở mức thấp cho thấy tâm lý thận trọng và chờ đợi của nhà đầu tư về một xu hướng rõ ràng hơn của VN-Index trong ngắn hạn.
Áp lực giải chấp
cũng vì vậy mà có thể chưa lớn, đặc biệt khi chỉ số vẫn cho thấy cơ hội
có thể quay lại xu hướng tăng điểm ngay tại ngưỡng hỗ trợ tâm lý mạnh
quanh 600 điểm.
Tuy nhiên, đây có thể là dấu
hiệu cho thấy quy mô margin vẫn đang ở mức cao do nhà đầu tư kiên trì
nắm giữ hoặc cố gắng mua thêm để bình quân giá xuống cho các vị thế đã
giải ngân ở các vùng giá cao trước đó. Điều này sẽ là nguy cơ đối với
chỉ số trong ngắn hạn bởi áp lực bán giải chấp và cắt lỗ có thể sẽ gia
tăng mạnh nếu kịch bản chỉ số xuyên thủng ngưỡng 600 điểm và lao dốc
mạnh xảy ra.
Nguyễn Hoàng
VnEconomy
VnEconomy
Nếu
có lựa chọn về cái nhìn tích cực ngắn hạn cho thị trường, đâu là những
kỳ vọng lớn nhất của anh chị trong thời điểm hiện tại?
Ông Trần Hữu Phúc
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Chúng
tôi kì vọng và sự bứt phá của nhóm Midcap để hút dòng tiền ở lại. Sự
quay trở lại mua ròng mạnh mẽ với nhóm cổ phiếu được nới room, cộng
hưởng với đó là báo cáo tài chính quý 2 tích cực của nhóm cổ phiếu vận
tải biển, nhóm hạ tầng, bất động sản...
Các tin tức vĩ mô tích cực lúc này cũng là điều cần thiết để xoay chuyển tâm lý nhà đầu tư.
Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Kỳ
vọng lớn nhất theo tôi là dòng tiền lớn và bền vững từ các nhà đầu tư
tổ chức (bao gồm cả dòng tiền từ khối ngoại) sẽ tiếp tục vào thị trường
từ nay đến cuối năm 2015 để đón trước những câu chuyện lớn dự kiến sẽ
xảy ra vào năm tới (hướng dẫn rõ ràng hơn về nới room, chính thức ký kết
TPP, nỗ lực nâng hạng thị trường Việt Nam có tiến triển rõ ràng,…).
Nghĩa là, dòng tiền từ các nhà đầu tư tổ chức có thể nhìn dài hạn, nhưng sẽ hành động sớm hơn đó.
Bà Hồ Huyền
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Quan
sát trong 1 tuần nay, dù VN-Index giảm, số cố phiếu có lãi qua T+3 lại
tăng lên. Tôi cho rằng đây là tín hiệu tích cực để chúng ta thấy rằng
thị trường còn cơ hội.
Tuy nhiên, các cổ phiếu
tăng điểm phần lớn là những cổ phiếu dưới thấp, đợt vừa rồi chưa tăng
nhiều, nhà đầu tư chấp nhận mua vào giai đoạn này phải chấp nhận mức rủi
ro cao.
Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Theo
tôi, việc khối ngoại quay trở lại mua ròng trên cả hai sàn, vùng hỗ trợ
tâm lý mạnh quanh 600 điểm đang được giữ vững với sự hỗ trợ từ lực cầu
giá thấp và những thông tin hướng dẫn việc nới room cho các doanh nghiệp
có thể được công bố trong tuần tới, được kỳ vọng sẽ là các yếu tố hỗ
trợ cho thị trường ở thời điểm hiện tại.
Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Tôi
chỉ có thể đặt niềm tin vào những tin tức vĩ mô hỗ trợ như kết quả đàm
phán TPP, TPA hoặc là câu chuyện nới room cho khối ngoại. Có lẽ đây là
cơ sở cho niềm tin “uptrend” của thị trường trong các tháng sắp tới.
Nguyễn Hoàng
VnEconomy
VnEconomy
Rất
ít cổ phiếu có lợi nhuận trong tuần này, vị thế danh mục của anh chị
thế nào? Anh chị cắt giảm hay mua thêm? Mức giải ngân hiện tại là bao
nhiêu?
Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Tôi
nghĩ điều quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư lúc này là chọn lọc
những cơ hội cổ phiếu cụ thể. Tôi đã giải ngân 40% danh mục với những cổ
phiếu quan tâm, khi giá đã về vùng hấp dẫn cho một tầm nhìn đầu tư 6-12
tháng tới. Tôi không quá quan tâm đến biến động ngắn hạn tại thời điểm
này.
Bà Hồ Huyền
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Tôi
thực hiện bán hết danh mục trong phiên 4/8. Trong 2 phiên cuối tuần,
tôi thực hiện mua vào trở lại 30%, chủ yếu ở các cổ phiếu nhỏ, đi ngang
trong suốt 2 tháng qua.
Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Tuần qua, tôi đã thực hiện hoạt động tái cơ cấu danh mục với tỷ trọng tổng ở mức cân bằng 50% (trong đó phần danh mục trung hạn vẫn giữ ở mức 30% cổ phiếu).
Tôi cho rằng các nhóm ngành liên quan
đến câu chuyện mở room (tiếp tục chờ danh sách mở room cụ thể đối với
các ngành có điều kiện từ phía Bộ Kế hoạch & Đầu tư) và nhóm cổ
phiếu cơ bản có triển vọng kết quả kinh doanh tích cực, bao gồm cả một
số mã bất động sản hạng trung sẽ được chú ý và là tâm điểm thu hút dòng
tiền trong tuần tới.
Ông Trần Hữu Phúc
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Chúng
tôi đưa danh mục về mức cân bằng 50-50. Xu hướng cắt giảm danh mục cổ
phiếu có thể được thực hiện trong các phiên hồi phục của tuần sau.
Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Tôi
vẫn tin tưởng ở những cổ phiếu tiềm năng và triển vọng mà tôi hiện đang
nắm giữ mặc dù trong ngắn hạn chưa có những đột biến lớn về giá cả
nhưng về trung hạn, vị thế nắm giữ cổ phiếu lại mang yếu tố quyết định.
Tỷ
trọng cổ phiếu/tiền mặt của tôi vẫn đang là 30%/70% và tôi vẫn chưa có ý
định tăng tỷ trọng cổ phiếu ít nhất là trong tuần tới.
(Vneconomy)