Chứng khoán Mỹ phiên 14/9 giảm điểm khi giới đầu tư
giảm đặt cược trước thềm phiên họp Fed và lo ngại về sức khỏe kinh tế
Trung Quốc.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm 62,13 điểm, tương ứng
0,38%, xuống 16.370,96 điểm, chỉ số S&P 500 mất 8,02 điểm, hay
0,41%, xuống 1.953,03 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 16,58 điểm,
tương đương 0,34%, xuống 4.805,76 điểm.
9 trong số 10 lĩnh vực chính S&P theo dõi đều giảm điểm trong phiên 14/9 với cổ phiếu nguyên liệu thô và năng lượng giảm mạnh nhất. Cổ phiếu FMC Corp và PPG Industries giảm hơn 2,6%, cổ phiếu Alcoa và Monsanto giảm ít nhất 2,5%. Cổ phiếu hãng sản xuất thép Nucor Corp giảm 3,3%.
Về lĩnh vực năng lượng, cổ phiếu Cabot Oil & Gas Corp và Valero Energy Corp giảm hơn 3,4% khi giá dầu giảm 5 trong 6 phiên vừa qua. Cổ phiếu Marathon Petroleum và Philips 66 giảm hơn 2,8%.
Cổ phiếu Apple tăng phiên thứ 3 liên tiếp khi tăng 0,96% lên 115,31 USD/cổ phiếu sau khi số đơn đặt hàng iPhone phiên bản mới vượt mức kỷ lục cuối tuần đầu tiên của năm ngoái.
Thị trường chứng khoán được dự đoán tiếp tục biến động trước khi Fed kết thúc phiên họp chính sách 2 ngày vào thứ Năm 17/9 và sẽ quyết định có tăng hay không lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006.
Fed cho biết sẽ nâng lãi suất khi kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định, nhất là thị trường việc làm và tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, trong khi thị trường việc làm khá ổn định thì tỷ lệ lạm phát vẫn thấp do dầu mất giá.
Theo khảo sát Wall Street Journal trong tháng 9, khoảng 46% số nhà kinh tế học dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất trong tuần này, so với 82% trong khảo sát tháng 8. Các nhà phân tích tại Barclays - trước kia dự đoán Fed nâng lãi suất trong tuần này - đã lùi dự đoán rằng lãi suất sẽ tăng vào tháng 3/2016.
Thị trường chứng khoán biến động mạnh kể từ khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ hồi tháng 8 vừa qua. Chỉ số S&P 500 giảm ít nhất 1% trong hơn 10 phiên kể từ 20/8.
Gây áp lực lên thị trường chứng khoán là số liệu cho thấy đầu tư và sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 8 thấp hơn dự đoán, gia tăng lo ngại tăng trưởng GDP quý III của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này có thể xuống dưới 7%, lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính.
Khối lượng giao dịch khá thấp với khoảng 5,4 tỷ cổ phiếu được giao dịch trao tay trên các sàn chứng khoán Mỹ, thấp hơn so với 8 tỷ cổ phiếu bình quân trong 20 phiên vừa qua, theo số liệu của Thomson Reuters.
9 trong số 10 lĩnh vực chính S&P theo dõi đều giảm điểm trong phiên 14/9 với cổ phiếu nguyên liệu thô và năng lượng giảm mạnh nhất. Cổ phiếu FMC Corp và PPG Industries giảm hơn 2,6%, cổ phiếu Alcoa và Monsanto giảm ít nhất 2,5%. Cổ phiếu hãng sản xuất thép Nucor Corp giảm 3,3%.
Về lĩnh vực năng lượng, cổ phiếu Cabot Oil & Gas Corp và Valero Energy Corp giảm hơn 3,4% khi giá dầu giảm 5 trong 6 phiên vừa qua. Cổ phiếu Marathon Petroleum và Philips 66 giảm hơn 2,8%.
Cổ phiếu Apple tăng phiên thứ 3 liên tiếp khi tăng 0,96% lên 115,31 USD/cổ phiếu sau khi số đơn đặt hàng iPhone phiên bản mới vượt mức kỷ lục cuối tuần đầu tiên của năm ngoái.
Thị trường chứng khoán được dự đoán tiếp tục biến động trước khi Fed kết thúc phiên họp chính sách 2 ngày vào thứ Năm 17/9 và sẽ quyết định có tăng hay không lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006.
Fed cho biết sẽ nâng lãi suất khi kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định, nhất là thị trường việc làm và tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, trong khi thị trường việc làm khá ổn định thì tỷ lệ lạm phát vẫn thấp do dầu mất giá.
Theo khảo sát Wall Street Journal trong tháng 9, khoảng 46% số nhà kinh tế học dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất trong tuần này, so với 82% trong khảo sát tháng 8. Các nhà phân tích tại Barclays - trước kia dự đoán Fed nâng lãi suất trong tuần này - đã lùi dự đoán rằng lãi suất sẽ tăng vào tháng 3/2016.
Thị trường chứng khoán biến động mạnh kể từ khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ hồi tháng 8 vừa qua. Chỉ số S&P 500 giảm ít nhất 1% trong hơn 10 phiên kể từ 20/8.
Gây áp lực lên thị trường chứng khoán là số liệu cho thấy đầu tư và sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 8 thấp hơn dự đoán, gia tăng lo ngại tăng trưởng GDP quý III của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này có thể xuống dưới 7%, lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính.
Khối lượng giao dịch khá thấp với khoảng 5,4 tỷ cổ phiếu được giao dịch trao tay trên các sàn chứng khoán Mỹ, thấp hơn so với 8 tỷ cổ phiếu bình quân trong 20 phiên vừa qua, theo số liệu của Thomson Reuters.
Phan Nguyễn - Nhịp Cầu Đầu Tư
Nguồn Reuters, WSJ, Bloomberg