Trong giới tỉ phú thế giới, ít có nhân vật nào chuyên làm những việc
nổi đình nổi đám theo cách rất riêng của mình như Richard Branson và
cũng ít có ai nhảy vào “phá bĩnh” đủ các ngành kinh doanh như ông. Danh
mục các ngành kinh doanh mà Branson và Tập đoàn Virgin Group đã và đang
đầu tư vào đủ làm bất kỳ một nhà đầu tư sừng sỏ nào phải choáng ngợp:
giải trí, viễn thông, hàng không, nước giải khát, y tế, tài chính, đường
sắt, du lịch... Ở tuổi 65, vị tỉ phú có trong tay 5 tỉ USD này vẫn chưa
có dấu hiệu gì là muốn dừng lại và nghỉ ngơi.
Cậu học trò suy nghĩ thay hiệu trưởng
Từ nhỏ, Branson đã bị mắc một chứng bệnh hiếm là bệnh khó đọc (dyslexia). Điều này có nghĩa là ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc đọc hay viết, với hậu quả là ông thường xuyên có kết quả học tập rất kém. Mẹ của ông là bà Eve Branson kể lại: “Khi đó chúng tôi nghĩ rằng có tới 99% xác suất là con mình là kẻ ngốc, và chỉ có 1% xác suất là nó có khả năng tiềm ẩn kiệt xuất gì đấy. Chúng tôi quyết định đặt cược vào 1% đó.”
Nhưng điều này không ngăn cản việc Branson bắt đầu có những ý tưởng khác người, và quan trọng hơn là dám thực hiện những ý tưởng đó. Branson kể rằng, ông từng gửi một lá thư rất dài cho hiệu trưởng Robert Drayson của trường cấp 3 Stowe nơi ông học. Trong đó, Branson đã đưa ra một loạt lời tư vấn cho ông Drayson về cách nên điều hành trường Stowe như thế nào. Branson kết thúc lá thư bằng lời kết luận rằng, trường Stowe sẽ tiết kiệm được rất nhiều nếu làm theo các đề nghị này, và các khoản tiền tiết kiệm được có thể được dùng tài trợ cho các dự án của chính ông.
Chắc chắn lá thư này đã tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ với vị hiệu trưởng. Khi Branson quyết định bỏ học ở tuổi 16 để khởi nghiệp, ông Drayson đã nhắn nhủ: “Chúc mừng cậu nhé, Branson. Tôi đoán rằng mai này hoặc là cậu sẽ ngồi tù, hoặc là sẽ trở thành triệu phú.”
Cả 2 dự đoán của ông Drayson hóa ra đều gần đúng: (1) Branson sẽ suýt ngồi tù, và (2) Branson sẽ không trở thành triệu phú, mà là tỷ phú.
17 tuổi: chủ báo, 19 tuổi: chủ hãng đĩa, 20 tuổi: suýt ngồi tù
Năm 1968, ở tuổi 17, Branson thành lập một tờ tạp chí của mình với cái tên The Student (Sinh Viên). Tuy là lính mới trong làng báo chí nước Anh, nhưng The Student đã nhanh chóng làm nên chỗ đứng riêng của mình. Nhờ tài thuyết phục của Branson, The Student đã có được những bài phỏng vấn các huyền thoại âm nhạc như John Lennon và Mick Jagger, và thậm chí còn mời được cả triết gia Jean-Paul Sartre viết bài.
Mặc dù được đánh giá cao về mặt nội dung, nhưng The Student lại có rất ít lợi nhuận. Branson nảy ra ý tưởng rao bán đĩa nhạc thông qua tờ tạp chí này và nhanh chóng nhận được nhiều đơn đặt hàng tới mức ông quyết định mở luôn một cửa hiệu băng đĩa riêng của mình. Ông và các cộng sự chọn cái tên Virgin, nghĩa là “trong trắng”, với ý tự nhận rằng cả hội đều là những người mới chập chững bước vào sự nghiệp kinh doanh.
Khi đó, nước Anh đã có một ngành công nghiệp âm nhạc cực kỳ phát triển, nhưng các nhà phát hành băng đĩa tại Anh lại chịu một thiệt thòi là phải đóng thuế 33% đối với các sản phẩm được phát hành trong nước. Trong khi đó, cùng một sản phẩm đó đem đi xuất khẩu thì lại không phải chịu thuế suất nào. Với tư duy nhạy bén của mình, Branson đã nghĩ ra cách khai thác sự chênh lệch này. Bằng cách khai báo là xuất khẩu ở cảng nhưng thực chất là lại chở ngược về để đem bán trong nước, Virgin Records đã né được khoản thuế 33%. Từ đó, Branson thực hiện chiến lược cạnh tranh giá cả quyết liệt với các hãng phát hành băng đĩa khác.
Tuy nhiên, cái kim trong bọc chẳng mấy chốc mà lòi ra, khi hải quan Anh nhanh chóng phát hiện “tuyệt chiêu” của Virgin Records. Branson bị cảnh sát bắt giữ và đưa ra tòa, với bản án nhận được là khoản tiền phạt 60.000 bảng Anh (tương đương gần 1,1 triệu USD ngày nay). Nếu không trả được khoản phạt này, Branson sẽ phải chấp nhận án tù thay thế. Trước tình thế đó, bố mẹ của Branson đã quyết định đem thế chấp căn nhà của mình để lấy tiền vay và nộp phạt thay cho cậu con trai. Thoát khỏi cảnh ngồi tù, Branson và các cộng sự nhận được bài học kinh doanh vỡ lòng: Không có đường tắt đi tới thành công.
Từ đó trở đi, Branson tập trung vào việc tìm hiểu cặn kẽ các kiến thức về quản lý tài chính doanh nghiệp. Ông quản lý chặt chẽ từng đồng doanh thu của Virgin Records để luôn bảo đảm có vốn tái đầu tư vào việc mở rộng chuỗi cửa hàng, cũng như bắt đầu lấn sân sang việc trực tiếp thu âm và phát hành đĩa cho các nghệ sĩ mới.
Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực âm nhạc, Branson tích cực dùng nguồn doanh thu từ Virgin Records để đầu tư vào hàng loạt ngành nghề khác. Tới năm 1983, Richard Branson đã xây dựng nên một đế chế kinh doanh có khoảng 50 công ty vừa và nhỏ, với tổng doanh thu 17 triệu USD mỗi năm.
Tuy nhiên, Branson vẫn chưa muốn dừng lại ở đó. Năm 1984, ông bước vào thử thách quan trọng nhất của đời mình: “phá bĩnh” ngành hàng không.
Thách thức những người khổng lồ
Đầu những năm 1980, các đường bay xuyên Đại Tây Dương từ Anh tới Mỹ bị thống trị hoàn toàn bởi hãng hàng không quốc gia của Anh là British Airways. Việc phải đi máy bay của British Airways mỗi lần cần phải đi Mỹ làm cho Branson cảm thấy hết sức bức xúc: “Đồ ăn thì dở, nhân viên phục vụ thì không bao giờ cười, giải trí chẳng có gì, ghế ngồi cũng chả thoải mái... Khách hàng bị đối xử y như gia súc vậy”. Chính điều này đã làm cho Branson nảy ra ý tưởng thành lập một hãng hàng không của riêng ông, cũng như xây dựng nên phương châm kinh doanh của cả Virgin Group sau này: “Đi tìm những “con sói già” đang tính giá cao mà phục vụ kém”, sau đó xác định điểm yếu và “đánh gục sói già”.
Năm 1984, Virgin Atlantic chính thức đi vào hoạt động với đường bay từ sân bay Gatwick của London tới sân bay Newark của New York. Với chất lượng phục vụ vượt trội British Airways, Virgin Atlantic nhanh chóng tạo dựng được tên tuổi với khách hàng. Chỉ sau 12 tháng hoạt động đầu tiên, hãng hàng không này đã có lãi. Trong 8 năm sau đó, Virgin mở thêm hàng loạt đường bay mới tới Tokyo, Los Angeles và Florida.
Lẽ dĩ nhiên, British Airways đã không để yên cho Virgin Atlantic và đã sử dụng đủ mọi chiêu trò nhằm tiêu diệt đối thủ từ trong trứng nước. Năm 1993, sau khi Branson tiến hành khởi kiện British Airways, các luật sư của Virgin phát hiện một loạt thủ đoạn ngầm của British Airways, bao gồm cả việc đánh cắp dữ liệu hành khách của Virgin. Thế là British Airways đã phải chấp nhận thanh toán hơn 3,6 triệu bảng Anh tiền bồi thường và án phí, trong đó có 500.000 bảng Anh dành cho Branson. Ông đã đem chia lại toàn bộ số tiền này cho các nhân viên của mình và gọi đó là “tiền thưởng từ British Airways”.
Tuy nhiên, việc giành chiến thắng trong ngành hàng không cũng có cái giá không hề rẻ. Đầu những năm 1990, khi vừa phải đối phó với những thủ đoạn của British Airways, vừa phải đối mặt với suy thoái kinh tế và giá xăng dầu tăng cao, Branson đã buộc phải đi tới một quyết định đầy khó khăn: bán lại Virgin Records cho EMI Records với giá hơn 500 triệu bảng Anh để có vốn giải cứu cho Virgin Atlantic. Branson kể rằng ông đã bật khóc khi thương vụ này hoàn tất, vì nó đồng nghĩa với việc phải chia tay công ty đầu tiên của mình.
Từ bài học này, Branson quyết định là từ nay về sau ông sẽ tìm mọi cách để giảm thiểu các rủi ro tài chính. Ông nghĩ ra một hình thức mới là đầu tư mạo hiểm bằng thương hiệu (branded venture capital). Theo đó một loạt công ty con có mang tên Virgin sẽ được mở ra, nhưng trong đó Branson chỉ cần góp khoảng 5% vốn, còn khoản đóng góp chủ yếu thì lại chính là cái tên Virgin.
Để thành công với chiến lược này, cần có một thương hiệu Virgin thật mạnh. Để có thương hiệu Virgin thật mạnh, cần phải có hình ảnh một Richard Branson thật khác người. Và thật may mắn là Branson không hề thiếu yếu tố “khác người” đó chút nào.
Làm liều, ăn nhiều!
Năm 1974, Branson cùng với vợ đi câu cá ngoài khơi ở Mexico. Tuy nhiên, một cơn bão bất ngờ nổi lên, và Branson tin rằng con tàu mà ông thuê đang nằm ngay chính giữa vùng tâm bão. Trong khi thủy thủ đoàn và những hành khách còn lại trên tàu đều tỏ ra ngần ngại không muốn rời tàu thì Branson và vợ ông đã quyết định lấy một tấm ván rời từ hầm tàu, và bám vào đó để bơi trở vào bờ. Sau khi bơi hơn 3km giữa những cơn sóng dữ, họ đã về được bờ biển. Còn con tàu kia thì hoàn toàn biệt tích.
Và đó chỉ mới là lần suýt chết đầu tiên trong một loạt những thử thách đầy mạo hiểm mà Branson tự đặt ra cho chính mình. Năm 1986, ông lập kỷ lục về thời gian đi thuyền vượt Đại Tây Dương để quảng cáo cho Virgin Atlantic. Tới năm 1987, ông trở thành người đầu tiên vượt đại dương này bằng khinh khí cầu.
Sang năm 1991, ông quyết định trở thành người đầu tiên vượt Thái Bình Dương bằng khí cầu. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn và sai lầm, khí cầu của ông đã dùng hết 2/3 nhiên liệu khi mới chỉ bay được 1/8 hành trình. Để cứu vãn tình thế, Branson quyết định lựa chọn giải pháp liều lĩnh nhất là đưa khí cầu của mình vào ngay giữa luồng gió khí quyển hẹp (jet stream) vốn có vận tốc gần 400km/h. Chính hành động liều lĩnh này đã cứu mạng Branson: nhờ vào luồng gió này, ông đã có đủ tốc độ để tới được bờ biển Bắc Mỹ và chính thức lập kỷ lục chấn động thế giới.
Trong vòng 7 năm sau đó, Branson liên tiếp tìm cách lập nên kỷ lục vĩ đại nhất của giới chơi khí cầu: bay vòng quanh Trái Đất. Và lần nào cũng kết thúc bằng những thất bại không giống ai: một lần, ông và đồng đội bị rớt xuống giữa sa mạc Sahara, nơi họ bị lực lượng phiến quân Algeria bắt giữ và áp giải về. Lần khác, khí cầu của Branson bay nhầm qua dãy núi Himalaya rồi lạc sang không phận Trung Quốc, và lập tức nhận được lời đe dọa sẽ bị bắn rơi bởi lực lượng không quân nước này. Nhờ liên lạc kịp thời với đại sứ quán Anh, Branson đã thoát khỏi mối đe dọa đó.
Với những màn mạo hiểm liên tục xuất hiện trên trang nhất báo chí và tin nóng truyền hình như vậy, Branson đã góp phần không nhỏ vào việc giúp cho thương hiệu Virgin được biết đến trên khắp thế giới. Từ đó, ông có thể dễ dàng sử dụng cái tên Virgin để bước chân vào những thị trường mới, dĩ nhiên là cũng lại theo cách rất riêng của mình.
Năm 1994, để ra mắt cho sản phẩm nước giải khát Virgin Cola, Branson lái một chiếc xe tăng ra ngay giữa Quảng trường Thời đại của New York và cán nát một loạt các lon Coca Cola để “khai chiến” với gã khổng lồ này. Năm 2004, Branson vượt qua eo biển Manche bằng phong cách rất 007 là dùng xe hơi lội nước Aquada, nhằm quảng cáo cho Virgin Airlines. Năm 2007, ông buộc cáp treo vào người rồi nhảy xuống từ trên nóc khách sạn Palms Casino Hotel ở Las Vegas để giới thiệu hãng hàng không Virgin America chuyên về các chuyến bay nội địa tại Mỹ.
Dù thường xuyên tự đặt tính mạng của mình vào nơi nguy hiểm, nhưng chính những trải nghiệm cận kề với cái chết đã làm cho Branson ý thức rất rõ về giá trị của tính mạng con người. Năm 2007, khi một chuyến tàu của công ty đường sắt Virgin Rail bị lật tại Anh trong lúc đang chạy ở vận tốc hơn 150km/h, rất nhiều người đã lo sợ rằng sẽ không có ai sống sót nổi trong tai nạn này. Bản thân Branson cũng bỏ hết mọi việc đang làm để lái xe tới hiện trường và rồi bật khóc khi nhìn thấy thảm cảnh này.
Nhưng kỳ diệu thay, chỉ có 1 người thiệt mạng trong tổng số 109 người trên tàu, nhờ thiết kế an toàn tối đa của Virgin Rail: bàn ghế trong toa tàu không hề có gờ hay cạnh sắc, không một cửa sổ nào trên tàu bị vỡ, các toa tàu được gắn rất chắc với nhau và không có toa nào bị bung ra. Ngày hôm sau, Branson dẫn một loạt nhà báo đi tham quan nhà xưởng của Virgin Rail để cho thấy tàu của ông được thiết kế an toàn tới mức nào, và Virgin Rail nhận được đủ lời khen ngợi về việc chăm lo tính mạng hành khách cũng như khả năng xử lý khủng hoảng. Và thế là một vụ tai nạn lẽ ra đã có thể rất khủng khiếp lại biến thành một thành công vang dội về mặt truyền thông lẫn uy tín cho thương hiệu Virgin.
Lẽ dĩ nhiên, để Virgin có được một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh đủ để tồn tại qua những thử thách như vậy là nhờ một phần rất lớn từ năng lực lãnh đạo và quản trị của Branson. Ít ai ngờ rằng, tài lãnh đạo của Branson lại là bắt nguồn từ chính điểm yếu đã khiến ông từng bị xem là kẻ ngốc nghếch lúc còn nhỏ.
Biến điểm yếu thành sức mạnh
Một trong những điểm yếu của Branson là căn bệnh khó đọc. Ðiều thường gây khó khăn cho ông trong việc đọc lẫn viết. Tuy nhiên, chính việc ý thức được điểm yếu này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho Branson. Một trong những lợi ích bất ngờ đó là Branson hiểu rằng ông cần phải biết cách phân quyền và giao lại trách nhiệm cho người khác từ khi mới bước chân vào sự nghiệp kinh doanh, chứ không thể ôm hết trách nhiệm về mình. Đây chính là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng nên một đế chế Virgin Group với hàng trăm công ty con và công ty liên kết như ngày hôm nay.
Ngoài ra, do biết rằng mình không thể lúc nào cũng trông cậy vào những gì người khác ghi chép lại, Branson luôn mang theo một cuốn sổ bên mình để ghi chép lại ngay lập tức những gì mà ông nghe thấy hay vừa nghĩ ra. Nhờ thói quen này, Branson luôn có sẵn một kho ý tưởng bên mình để sẵn sàng áp dụng vào các thương vụ mới.
Và còn một điều nữa không kém phần quan trọng: Branson hiểu rằng ông không thể nắm bắt được hết những bản kế hoạch quá phức tạp, nên ông luôn yêu cầu mọi người ở Virgin phải tìm được cách trình bày và diễn giải vấn đề sao cho súc tích và rõ ràng.
Không chỉ có Branson, rất nhiều doanh nhân lớn đã vượt qua các trở ngại của căn bệnh khó đọc để biến nó thành thế mạnh của họ. Ingvar Kamprad, người sáng lập nên thương hiệu đồ nội thất và gia dụng khổng lồ IKEA, đã nghĩ ra những dòng sản phẩm đồ gỗ tự lắp ráp với hướng dẫn cực kỳ đơn giản để ngay cả những người như ông cũng hiểu được. Tương tự, các mẫu thiết kế sản phẩm mang tính cực kỳ tối giản và tinh gọn của Apple cũng được xem là bắt nguồn từ chứng bệnh khó đọc của cả Steve Jobs lẫn Jonathan Ive.
Ước mơ vươn tới những ngôi sao...
Giờ đây, Branson đang ấp ủ giấc mơ tiến vào một thị trường nơi hoàn toàn chưa có ai khai phá: du lịch không gian. Với mức giá 250.000 USD cho một chuyến du hành ở độ cao 110 km, Virgin Galactic đang cùng với SpaceX của Elon Musk đang là hai công ty tiên phong khai phá việc thương mại hóa công nghệ vũ trụ. Cho tới nay, đã có hơn 700 người đăng ký trước một ghế trên những chuyến bay của Virgin Galactic, trong đó không thiếu những gương mặt tên tuổi: nhà khoa học Stephen Hawking, các ca sĩ Lady Gaga và Justin Bieber, vợ chồng Brad Pitt và Angelina Jolie...
Bên cạnh việc đầu tư vào du lịch không gian, Branson còn đang cùng với một nhóm các nhà đầu tư khác tham gia xây dựng một mạng lưới vệ tinh khổng lồ bao quanh Trái Đất với cái tên OneWeb, nhằm cung cấp khả năng truy cập internet tốc độ cao cho toàn nhân loại. Mới đây, OneWeb đã ký hợp đồng với Virgin Galactic để phóng 39 vệ tinh đầu tiên của mạng lưới này vào năm 2019 sắp tới.
Nhưng không hề bỏ quên Trái Đất
Ngoài đam mê về công việc kinh doanh và những trải nghiệm cảm giác mạnh, Richard Branson còn là người cực kỳ quan tâm đến các hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường. Một trong những thành tựu đáng chú ý nhất của Branson là việc ông cùng với nhạc sĩ Peter Gabriel và cố tổng thống Nam Phi Nelson Mandela lập ra một tổ chức mang tên là Nhóm Trưởng Lão (The Elders). Mục tiêu của nhóm này là tập hợp các nhân vật hàng đầu trong giới ngoại giao và hoạt động xã hội nhằm giải quyết các vấn đề lớn của toàn cầu.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2007 cho tới nay, The Elders đã tập hợp được hàng loạt gương mặt tên tuổi như cựu Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, cựu Tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari... Các “trưởng lão” của The Elders đã tích cực đảm nhận công việc trung gian hòa giải cho các điểm nóng xung đột trên toàn cầu như Israel/Palestine, bán đảo Triều Tiên, Sudan... cũng như truyền đi những thông điệp quan trọng về các đề tài biến đổi khí hậu, bình đẳng giới và quyền con người.
Các “trưởng lão” của The Elders đã tích cực đảm nhận công việc trung gian hòa giải cho các điểm nóng xung đột trên toàn cầu như Israel/Palestine, bán đảo Triều Tiên, Sudan... cũng như truyền đi những thông điệp quan trọng về các đề tài biến đổi khí hậu, bình đẳng giới và quyền con người.
Ngoài ra, Branson còn tham gia thành lập một tổ chức khác mang tên Phòng Chiến lược Carbon (Carbon War Room), với sứ mệnh là khuyến khích giới doanh nghiệp lẫn các chính phủ chọn lựa các giải pháp năng lượng mới thân thiện hơn với môi trường. Dự án đình đám nhất của Carbon War Room là Thử thách 10 Đảo quốc (Ten Islands Challenge) vừa được khởi động năm ngoái, với mục tiêu là giúp đỡ cho 10 đảo quốc ở vùng biển Caribê chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay cho các máy phát điện chạy diesel như hiện nay.
Và dĩ nhiên, Branson đã thu hút sự chú ý của công luận vào các vấn đề môi trường theo phong cách rất riêng của mình. Năm 2012, ông từng xuống biển Bahamas để bơi lặn cùng cá mập hổ nhằm kêu gọi việc bảo vệ loài cá cực kỳ quan trọng này. Hiện tại, Branson đang xem xét việc đầu tư vào công ty Ceratotech, nơi vừa phát triển ra công nghệ sản xuất ra một loạt vật liệu tương tự như sừng tê giác để giúp ngăn chặn việc săn bắn loài thú quý hiếm này.
Uớc mơ thì không có tuổi
Khởi đầu chỉ với một tiệm băng đĩa con con ở London, Richard Branson đã xây dựng nên đế chế Virgin Group với tham vọng vươn ra tới cả vũ trụ, cũng như trở thành một gương mặt thường trực trong các hoạt động xã hội khắp toàn cầu. Nhưng ở tuổi 65, liệu Branson có còn đủ sức theo đuổi những hoài bão ấy?
Cách đây vài năm, có người từng hỏi Branson rằng: “Khi con người ta về già, cũng là lúc các ký ức và hoài niệm bắt đầu lấn át những ước mơ và hoài bão. Tỷ lệ ký ức so với ước mơ của ông hiện là bao nhiêu?”
Với phong cách phớt tỉnh đúng chất Ăng Lê của mình, Branson đã thản nhiên trả lời:
“Tôi không nhớ”.
Cậu học trò suy nghĩ thay hiệu trưởng
Từ nhỏ, Branson đã bị mắc một chứng bệnh hiếm là bệnh khó đọc (dyslexia). Điều này có nghĩa là ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc đọc hay viết, với hậu quả là ông thường xuyên có kết quả học tập rất kém. Mẹ của ông là bà Eve Branson kể lại: “Khi đó chúng tôi nghĩ rằng có tới 99% xác suất là con mình là kẻ ngốc, và chỉ có 1% xác suất là nó có khả năng tiềm ẩn kiệt xuất gì đấy. Chúng tôi quyết định đặt cược vào 1% đó.”
Nhưng điều này không ngăn cản việc Branson bắt đầu có những ý tưởng khác người, và quan trọng hơn là dám thực hiện những ý tưởng đó. Branson kể rằng, ông từng gửi một lá thư rất dài cho hiệu trưởng Robert Drayson của trường cấp 3 Stowe nơi ông học. Trong đó, Branson đã đưa ra một loạt lời tư vấn cho ông Drayson về cách nên điều hành trường Stowe như thế nào. Branson kết thúc lá thư bằng lời kết luận rằng, trường Stowe sẽ tiết kiệm được rất nhiều nếu làm theo các đề nghị này, và các khoản tiền tiết kiệm được có thể được dùng tài trợ cho các dự án của chính ông.
Chắc chắn lá thư này đã tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ với vị hiệu trưởng. Khi Branson quyết định bỏ học ở tuổi 16 để khởi nghiệp, ông Drayson đã nhắn nhủ: “Chúc mừng cậu nhé, Branson. Tôi đoán rằng mai này hoặc là cậu sẽ ngồi tù, hoặc là sẽ trở thành triệu phú.”
Cả 2 dự đoán của ông Drayson hóa ra đều gần đúng: (1) Branson sẽ suýt ngồi tù, và (2) Branson sẽ không trở thành triệu phú, mà là tỷ phú.
17 tuổi: chủ báo, 19 tuổi: chủ hãng đĩa, 20 tuổi: suýt ngồi tù
Năm 1968, ở tuổi 17, Branson thành lập một tờ tạp chí của mình với cái tên The Student (Sinh Viên). Tuy là lính mới trong làng báo chí nước Anh, nhưng The Student đã nhanh chóng làm nên chỗ đứng riêng của mình. Nhờ tài thuyết phục của Branson, The Student đã có được những bài phỏng vấn các huyền thoại âm nhạc như John Lennon và Mick Jagger, và thậm chí còn mời được cả triết gia Jean-Paul Sartre viết bài.
Mặc dù được đánh giá cao về mặt nội dung, nhưng The Student lại có rất ít lợi nhuận. Branson nảy ra ý tưởng rao bán đĩa nhạc thông qua tờ tạp chí này và nhanh chóng nhận được nhiều đơn đặt hàng tới mức ông quyết định mở luôn một cửa hiệu băng đĩa riêng của mình. Ông và các cộng sự chọn cái tên Virgin, nghĩa là “trong trắng”, với ý tự nhận rằng cả hội đều là những người mới chập chững bước vào sự nghiệp kinh doanh.
Khi đó, nước Anh đã có một ngành công nghiệp âm nhạc cực kỳ phát triển, nhưng các nhà phát hành băng đĩa tại Anh lại chịu một thiệt thòi là phải đóng thuế 33% đối với các sản phẩm được phát hành trong nước. Trong khi đó, cùng một sản phẩm đó đem đi xuất khẩu thì lại không phải chịu thuế suất nào. Với tư duy nhạy bén của mình, Branson đã nghĩ ra cách khai thác sự chênh lệch này. Bằng cách khai báo là xuất khẩu ở cảng nhưng thực chất là lại chở ngược về để đem bán trong nước, Virgin Records đã né được khoản thuế 33%. Từ đó, Branson thực hiện chiến lược cạnh tranh giá cả quyết liệt với các hãng phát hành băng đĩa khác.
Tuy nhiên, cái kim trong bọc chẳng mấy chốc mà lòi ra, khi hải quan Anh nhanh chóng phát hiện “tuyệt chiêu” của Virgin Records. Branson bị cảnh sát bắt giữ và đưa ra tòa, với bản án nhận được là khoản tiền phạt 60.000 bảng Anh (tương đương gần 1,1 triệu USD ngày nay). Nếu không trả được khoản phạt này, Branson sẽ phải chấp nhận án tù thay thế. Trước tình thế đó, bố mẹ của Branson đã quyết định đem thế chấp căn nhà của mình để lấy tiền vay và nộp phạt thay cho cậu con trai. Thoát khỏi cảnh ngồi tù, Branson và các cộng sự nhận được bài học kinh doanh vỡ lòng: Không có đường tắt đi tới thành công.
Từ đó trở đi, Branson tập trung vào việc tìm hiểu cặn kẽ các kiến thức về quản lý tài chính doanh nghiệp. Ông quản lý chặt chẽ từng đồng doanh thu của Virgin Records để luôn bảo đảm có vốn tái đầu tư vào việc mở rộng chuỗi cửa hàng, cũng như bắt đầu lấn sân sang việc trực tiếp thu âm và phát hành đĩa cho các nghệ sĩ mới.
Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực âm nhạc, Branson tích cực dùng nguồn doanh thu từ Virgin Records để đầu tư vào hàng loạt ngành nghề khác. Tới năm 1983, Richard Branson đã xây dựng nên một đế chế kinh doanh có khoảng 50 công ty vừa và nhỏ, với tổng doanh thu 17 triệu USD mỗi năm.
Tuy nhiên, Branson vẫn chưa muốn dừng lại ở đó. Năm 1984, ông bước vào thử thách quan trọng nhất của đời mình: “phá bĩnh” ngành hàng không.
Thách thức những người khổng lồ
Đầu những năm 1980, các đường bay xuyên Đại Tây Dương từ Anh tới Mỹ bị thống trị hoàn toàn bởi hãng hàng không quốc gia của Anh là British Airways. Việc phải đi máy bay của British Airways mỗi lần cần phải đi Mỹ làm cho Branson cảm thấy hết sức bức xúc: “Đồ ăn thì dở, nhân viên phục vụ thì không bao giờ cười, giải trí chẳng có gì, ghế ngồi cũng chả thoải mái... Khách hàng bị đối xử y như gia súc vậy”. Chính điều này đã làm cho Branson nảy ra ý tưởng thành lập một hãng hàng không của riêng ông, cũng như xây dựng nên phương châm kinh doanh của cả Virgin Group sau này: “Đi tìm những “con sói già” đang tính giá cao mà phục vụ kém”, sau đó xác định điểm yếu và “đánh gục sói già”.
Năm 1984, Virgin Atlantic chính thức đi vào hoạt động với đường bay từ sân bay Gatwick của London tới sân bay Newark của New York. Với chất lượng phục vụ vượt trội British Airways, Virgin Atlantic nhanh chóng tạo dựng được tên tuổi với khách hàng. Chỉ sau 12 tháng hoạt động đầu tiên, hãng hàng không này đã có lãi. Trong 8 năm sau đó, Virgin mở thêm hàng loạt đường bay mới tới Tokyo, Los Angeles và Florida.
Lẽ dĩ nhiên, British Airways đã không để yên cho Virgin Atlantic và đã sử dụng đủ mọi chiêu trò nhằm tiêu diệt đối thủ từ trong trứng nước. Năm 1993, sau khi Branson tiến hành khởi kiện British Airways, các luật sư của Virgin phát hiện một loạt thủ đoạn ngầm của British Airways, bao gồm cả việc đánh cắp dữ liệu hành khách của Virgin. Thế là British Airways đã phải chấp nhận thanh toán hơn 3,6 triệu bảng Anh tiền bồi thường và án phí, trong đó có 500.000 bảng Anh dành cho Branson. Ông đã đem chia lại toàn bộ số tiền này cho các nhân viên của mình và gọi đó là “tiền thưởng từ British Airways”.
Tuy nhiên, việc giành chiến thắng trong ngành hàng không cũng có cái giá không hề rẻ. Đầu những năm 1990, khi vừa phải đối phó với những thủ đoạn của British Airways, vừa phải đối mặt với suy thoái kinh tế và giá xăng dầu tăng cao, Branson đã buộc phải đi tới một quyết định đầy khó khăn: bán lại Virgin Records cho EMI Records với giá hơn 500 triệu bảng Anh để có vốn giải cứu cho Virgin Atlantic. Branson kể rằng ông đã bật khóc khi thương vụ này hoàn tất, vì nó đồng nghĩa với việc phải chia tay công ty đầu tiên của mình.
Từ bài học này, Branson quyết định là từ nay về sau ông sẽ tìm mọi cách để giảm thiểu các rủi ro tài chính. Ông nghĩ ra một hình thức mới là đầu tư mạo hiểm bằng thương hiệu (branded venture capital). Theo đó một loạt công ty con có mang tên Virgin sẽ được mở ra, nhưng trong đó Branson chỉ cần góp khoảng 5% vốn, còn khoản đóng góp chủ yếu thì lại chính là cái tên Virgin.
Để thành công với chiến lược này, cần có một thương hiệu Virgin thật mạnh. Để có thương hiệu Virgin thật mạnh, cần phải có hình ảnh một Richard Branson thật khác người. Và thật may mắn là Branson không hề thiếu yếu tố “khác người” đó chút nào.
Làm liều, ăn nhiều!
Năm 1974, Branson cùng với vợ đi câu cá ngoài khơi ở Mexico. Tuy nhiên, một cơn bão bất ngờ nổi lên, và Branson tin rằng con tàu mà ông thuê đang nằm ngay chính giữa vùng tâm bão. Trong khi thủy thủ đoàn và những hành khách còn lại trên tàu đều tỏ ra ngần ngại không muốn rời tàu thì Branson và vợ ông đã quyết định lấy một tấm ván rời từ hầm tàu, và bám vào đó để bơi trở vào bờ. Sau khi bơi hơn 3km giữa những cơn sóng dữ, họ đã về được bờ biển. Còn con tàu kia thì hoàn toàn biệt tích.
Và đó chỉ mới là lần suýt chết đầu tiên trong một loạt những thử thách đầy mạo hiểm mà Branson tự đặt ra cho chính mình. Năm 1986, ông lập kỷ lục về thời gian đi thuyền vượt Đại Tây Dương để quảng cáo cho Virgin Atlantic. Tới năm 1987, ông trở thành người đầu tiên vượt đại dương này bằng khinh khí cầu.
Sang năm 1991, ông quyết định trở thành người đầu tiên vượt Thái Bình Dương bằng khí cầu. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn và sai lầm, khí cầu của ông đã dùng hết 2/3 nhiên liệu khi mới chỉ bay được 1/8 hành trình. Để cứu vãn tình thế, Branson quyết định lựa chọn giải pháp liều lĩnh nhất là đưa khí cầu của mình vào ngay giữa luồng gió khí quyển hẹp (jet stream) vốn có vận tốc gần 400km/h. Chính hành động liều lĩnh này đã cứu mạng Branson: nhờ vào luồng gió này, ông đã có đủ tốc độ để tới được bờ biển Bắc Mỹ và chính thức lập kỷ lục chấn động thế giới.
Trong vòng 7 năm sau đó, Branson liên tiếp tìm cách lập nên kỷ lục vĩ đại nhất của giới chơi khí cầu: bay vòng quanh Trái Đất. Và lần nào cũng kết thúc bằng những thất bại không giống ai: một lần, ông và đồng đội bị rớt xuống giữa sa mạc Sahara, nơi họ bị lực lượng phiến quân Algeria bắt giữ và áp giải về. Lần khác, khí cầu của Branson bay nhầm qua dãy núi Himalaya rồi lạc sang không phận Trung Quốc, và lập tức nhận được lời đe dọa sẽ bị bắn rơi bởi lực lượng không quân nước này. Nhờ liên lạc kịp thời với đại sứ quán Anh, Branson đã thoát khỏi mối đe dọa đó.
Với những màn mạo hiểm liên tục xuất hiện trên trang nhất báo chí và tin nóng truyền hình như vậy, Branson đã góp phần không nhỏ vào việc giúp cho thương hiệu Virgin được biết đến trên khắp thế giới. Từ đó, ông có thể dễ dàng sử dụng cái tên Virgin để bước chân vào những thị trường mới, dĩ nhiên là cũng lại theo cách rất riêng của mình.
Năm 1994, để ra mắt cho sản phẩm nước giải khát Virgin Cola, Branson lái một chiếc xe tăng ra ngay giữa Quảng trường Thời đại của New York và cán nát một loạt các lon Coca Cola để “khai chiến” với gã khổng lồ này. Năm 2004, Branson vượt qua eo biển Manche bằng phong cách rất 007 là dùng xe hơi lội nước Aquada, nhằm quảng cáo cho Virgin Airlines. Năm 2007, ông buộc cáp treo vào người rồi nhảy xuống từ trên nóc khách sạn Palms Casino Hotel ở Las Vegas để giới thiệu hãng hàng không Virgin America chuyên về các chuyến bay nội địa tại Mỹ.
Dù thường xuyên tự đặt tính mạng của mình vào nơi nguy hiểm, nhưng chính những trải nghiệm cận kề với cái chết đã làm cho Branson ý thức rất rõ về giá trị của tính mạng con người. Năm 2007, khi một chuyến tàu của công ty đường sắt Virgin Rail bị lật tại Anh trong lúc đang chạy ở vận tốc hơn 150km/h, rất nhiều người đã lo sợ rằng sẽ không có ai sống sót nổi trong tai nạn này. Bản thân Branson cũng bỏ hết mọi việc đang làm để lái xe tới hiện trường và rồi bật khóc khi nhìn thấy thảm cảnh này.
Nhưng kỳ diệu thay, chỉ có 1 người thiệt mạng trong tổng số 109 người trên tàu, nhờ thiết kế an toàn tối đa của Virgin Rail: bàn ghế trong toa tàu không hề có gờ hay cạnh sắc, không một cửa sổ nào trên tàu bị vỡ, các toa tàu được gắn rất chắc với nhau và không có toa nào bị bung ra. Ngày hôm sau, Branson dẫn một loạt nhà báo đi tham quan nhà xưởng của Virgin Rail để cho thấy tàu của ông được thiết kế an toàn tới mức nào, và Virgin Rail nhận được đủ lời khen ngợi về việc chăm lo tính mạng hành khách cũng như khả năng xử lý khủng hoảng. Và thế là một vụ tai nạn lẽ ra đã có thể rất khủng khiếp lại biến thành một thành công vang dội về mặt truyền thông lẫn uy tín cho thương hiệu Virgin.
Lẽ dĩ nhiên, để Virgin có được một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh đủ để tồn tại qua những thử thách như vậy là nhờ một phần rất lớn từ năng lực lãnh đạo và quản trị của Branson. Ít ai ngờ rằng, tài lãnh đạo của Branson lại là bắt nguồn từ chính điểm yếu đã khiến ông từng bị xem là kẻ ngốc nghếch lúc còn nhỏ.
Biến điểm yếu thành sức mạnh
Một trong những điểm yếu của Branson là căn bệnh khó đọc. Ðiều thường gây khó khăn cho ông trong việc đọc lẫn viết. Tuy nhiên, chính việc ý thức được điểm yếu này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho Branson. Một trong những lợi ích bất ngờ đó là Branson hiểu rằng ông cần phải biết cách phân quyền và giao lại trách nhiệm cho người khác từ khi mới bước chân vào sự nghiệp kinh doanh, chứ không thể ôm hết trách nhiệm về mình. Đây chính là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng nên một đế chế Virgin Group với hàng trăm công ty con và công ty liên kết như ngày hôm nay.
Ngoài ra, do biết rằng mình không thể lúc nào cũng trông cậy vào những gì người khác ghi chép lại, Branson luôn mang theo một cuốn sổ bên mình để ghi chép lại ngay lập tức những gì mà ông nghe thấy hay vừa nghĩ ra. Nhờ thói quen này, Branson luôn có sẵn một kho ý tưởng bên mình để sẵn sàng áp dụng vào các thương vụ mới.
Và còn một điều nữa không kém phần quan trọng: Branson hiểu rằng ông không thể nắm bắt được hết những bản kế hoạch quá phức tạp, nên ông luôn yêu cầu mọi người ở Virgin phải tìm được cách trình bày và diễn giải vấn đề sao cho súc tích và rõ ràng.
Không chỉ có Branson, rất nhiều doanh nhân lớn đã vượt qua các trở ngại của căn bệnh khó đọc để biến nó thành thế mạnh của họ. Ingvar Kamprad, người sáng lập nên thương hiệu đồ nội thất và gia dụng khổng lồ IKEA, đã nghĩ ra những dòng sản phẩm đồ gỗ tự lắp ráp với hướng dẫn cực kỳ đơn giản để ngay cả những người như ông cũng hiểu được. Tương tự, các mẫu thiết kế sản phẩm mang tính cực kỳ tối giản và tinh gọn của Apple cũng được xem là bắt nguồn từ chứng bệnh khó đọc của cả Steve Jobs lẫn Jonathan Ive.
Ước mơ vươn tới những ngôi sao...
Giờ đây, Branson đang ấp ủ giấc mơ tiến vào một thị trường nơi hoàn toàn chưa có ai khai phá: du lịch không gian. Với mức giá 250.000 USD cho một chuyến du hành ở độ cao 110 km, Virgin Galactic đang cùng với SpaceX của Elon Musk đang là hai công ty tiên phong khai phá việc thương mại hóa công nghệ vũ trụ. Cho tới nay, đã có hơn 700 người đăng ký trước một ghế trên những chuyến bay của Virgin Galactic, trong đó không thiếu những gương mặt tên tuổi: nhà khoa học Stephen Hawking, các ca sĩ Lady Gaga và Justin Bieber, vợ chồng Brad Pitt và Angelina Jolie...
Bên cạnh việc đầu tư vào du lịch không gian, Branson còn đang cùng với một nhóm các nhà đầu tư khác tham gia xây dựng một mạng lưới vệ tinh khổng lồ bao quanh Trái Đất với cái tên OneWeb, nhằm cung cấp khả năng truy cập internet tốc độ cao cho toàn nhân loại. Mới đây, OneWeb đã ký hợp đồng với Virgin Galactic để phóng 39 vệ tinh đầu tiên của mạng lưới này vào năm 2019 sắp tới.
Nhưng không hề bỏ quên Trái Đất
Ngoài đam mê về công việc kinh doanh và những trải nghiệm cảm giác mạnh, Richard Branson còn là người cực kỳ quan tâm đến các hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường. Một trong những thành tựu đáng chú ý nhất của Branson là việc ông cùng với nhạc sĩ Peter Gabriel và cố tổng thống Nam Phi Nelson Mandela lập ra một tổ chức mang tên là Nhóm Trưởng Lão (The Elders). Mục tiêu của nhóm này là tập hợp các nhân vật hàng đầu trong giới ngoại giao và hoạt động xã hội nhằm giải quyết các vấn đề lớn của toàn cầu.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2007 cho tới nay, The Elders đã tập hợp được hàng loạt gương mặt tên tuổi như cựu Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, cựu Tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari... Các “trưởng lão” của The Elders đã tích cực đảm nhận công việc trung gian hòa giải cho các điểm nóng xung đột trên toàn cầu như Israel/Palestine, bán đảo Triều Tiên, Sudan... cũng như truyền đi những thông điệp quan trọng về các đề tài biến đổi khí hậu, bình đẳng giới và quyền con người.
Các “trưởng lão” của The Elders đã tích cực đảm nhận công việc trung gian hòa giải cho các điểm nóng xung đột trên toàn cầu như Israel/Palestine, bán đảo Triều Tiên, Sudan... cũng như truyền đi những thông điệp quan trọng về các đề tài biến đổi khí hậu, bình đẳng giới và quyền con người.
Ngoài ra, Branson còn tham gia thành lập một tổ chức khác mang tên Phòng Chiến lược Carbon (Carbon War Room), với sứ mệnh là khuyến khích giới doanh nghiệp lẫn các chính phủ chọn lựa các giải pháp năng lượng mới thân thiện hơn với môi trường. Dự án đình đám nhất của Carbon War Room là Thử thách 10 Đảo quốc (Ten Islands Challenge) vừa được khởi động năm ngoái, với mục tiêu là giúp đỡ cho 10 đảo quốc ở vùng biển Caribê chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay cho các máy phát điện chạy diesel như hiện nay.
Và dĩ nhiên, Branson đã thu hút sự chú ý của công luận vào các vấn đề môi trường theo phong cách rất riêng của mình. Năm 2012, ông từng xuống biển Bahamas để bơi lặn cùng cá mập hổ nhằm kêu gọi việc bảo vệ loài cá cực kỳ quan trọng này. Hiện tại, Branson đang xem xét việc đầu tư vào công ty Ceratotech, nơi vừa phát triển ra công nghệ sản xuất ra một loạt vật liệu tương tự như sừng tê giác để giúp ngăn chặn việc săn bắn loài thú quý hiếm này.
Uớc mơ thì không có tuổi
Khởi đầu chỉ với một tiệm băng đĩa con con ở London, Richard Branson đã xây dựng nên đế chế Virgin Group với tham vọng vươn ra tới cả vũ trụ, cũng như trở thành một gương mặt thường trực trong các hoạt động xã hội khắp toàn cầu. Nhưng ở tuổi 65, liệu Branson có còn đủ sức theo đuổi những hoài bão ấy?
Cách đây vài năm, có người từng hỏi Branson rằng: “Khi con người ta về già, cũng là lúc các ký ức và hoài niệm bắt đầu lấn át những ước mơ và hoài bão. Tỷ lệ ký ức so với ước mơ của ông hiện là bao nhiêu?”
Với phong cách phớt tỉnh đúng chất Ăng Lê của mình, Branson đã thản nhiên trả lời:
“Tôi không nhớ”.