Thật không may, kỹ năng học hỏi hiếm được dạy hay truyền đạt lại một cách hệ thống thay vào đó là những mảnh ghép khá rời rạc.
Khả năng học hỏi có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất bạn có thể có. “Chúng ta luôn cần tiếp tục học hỏi và ghi nhớ mọi thứ trong cuộc sống”, Peter Brown, Henry Roediger và Mark McDaniel, những tác giả của cuốn sách "Make It Stick: The Science Of Successful Learning” cho biết.
Làm chủ các kỹ năng công việc, biết cách giải quyết hiệu quả các vấn đề… Nếu có khả năng học hỏi tốt, bạn sẽ có lợi thế trong cuộc sống này.
Thật không may, kỹ năng cần thiết này hiếm được dạy hay truyền đạt lại một cách hệ thống thay vào đó là những mảnh ghép khá rời rạc. Sau đây là một vài mẹo học hỏi được đề cập đến trong cuốn sách "Make It Stick: The Science Of Successful Learning”.
Truy hồi: Tìm kiếm điều gì đó trong trí nhớ
Khi bạn đang cố gắng để nhớ lại một ý tưởng, phương pháp, hoặc kỹ thuật từ trí nhớ của mình, bạn đang truy hồi chúng. Những tấm thẻ nhớ là cách làm tuyệt vời: Chúng buộc bạn phải nhớ lại một ý tưởng trong ký ức, không giống như đánh dấu nổi bật, thứ bạn đặc biệt ấn tượng trong bộ não. Lý do việc truy hồi là công cụ hiệu quả để học hỏi là bởi điều này tăng cường sức mạnh của những đường dây thần kinh liên quan tới một khái niệm nhất định.
Xây dựng: Kết nối ý tưởng mới với những gì bạn đã biết
Khi bạn cố gắng đưa một ý tưởng mới thành ngôn ngữ của riêng bạn, bạn đang xây dựng.
"Bạn càng có thể giải thích một vấn đề bằng cách thức học mới của bạn liên quan đến kiến thức trước, bạn càng nắm bắt những kiến thức mới mạnh mẽ hơn và tạo ra được nhiều kết nối hơn giúp bạn nhớ nó về sau này.”
Ví dụ, nếu bạn đang ở trong lớp vật lý và cố gắng để hiểu truyền nhiệt, hãy cố gắng gắn kết các khái niệm với trải nghiệm thực tế của bạn ví dụ như tưởng tượng một cách cà phê ấm áp đang tỏa nhiệt trong lòng bàn tay.
Đan xen: Lồng ghép những chủ đề
Khi bạn làm việc trên nhiều việc cùng một lúc, bạn đang đan xen công việc. Nếu bạn đang cố gắng để hiểu một vấn đề nào đó có thể là những điều cơ bản của kinh tế hoạc cho đến luyện đánh bóng cháy. Bạn sẽ học hỏi tốt hơn nếu trộn lẫn những khái niệm, kỹ năng mới của mình.
Ví dụ về một tình huống thể thao: Thực hành sự pha trộn nhiều kỹ năng cùng 1 lúc gồm đánh nhanh, đổi hướng và đánh bóng tròn có thể đem lại mức điểm trung bình cao hơn. Việc đan xem sẽ giúp bạn ứng biến tốt hơn, đầu tiên là việc cần phân biệt loại vấn đề bạn đang phải đối mặt trước khi có thể bắt đầu để tìm giải pháp, giống như một quả bóng đang bay đến.
Kiến tạo: Trả lời trước khi bạn có một câu trả lời
Khi bạn cố gắng để đưa ra một câu trả lời trước khi nó được trao cho bạn, bạn đang kiến tạo. "Bằng cách tìm tòi những điều chưa biết và khó hiểu, bạn có nhiều khả năng tìm hiểu và ghi nhớ các giải pháp hơn là để ai đó ngồi xuống để dạy nó cho bạn," các tác giả viết.
Trong một môi trường học thuật, bạn có thể làm việc tìm câu trả lời của riêng bạn trước khi lớp học bắt đầu. Trong công việc, bạn có thể cung cấp những ý tưởng của riêng mình trước khi nói chuyện với sếp.
Phản ánh: Đánh giá những gì đã xảy ra
Khi bạn mất một vài phút để xem lại những gì đã xảy ra với một dự án hay cuộc họp, bạn đang phản ánh. Bạn có thể tự hỏi mình một số câu hỏi: Điều gì đã làm tốt? Bạn có thể cải thiện ở đâu? Nó nhắc nhở bạn về điều gì?
Các nhà nghiên cứu Harvard Business School chỉ ra rằng việc việc ra phản ánh lại một sự kiện có sức mạnh khá lớn. Chỉ cần 15 phút hồi tưởng lại bằng văn bản vào cuối ngày tăng hiệu suất 23% đối với một nhóm các nhân viên.
Thủ thuật: Sử dụng tiểu xảo để nhớ lại
Khi bạn đang sử dụng một từ viết tắt hoặc hình ảnh để nhớ lại một cái gì đó, bạn đang sử dụng một thủ thuật. Có khá nhiều cách, mẹo giúp bạn dễ dàng ghi nhớ một sự kiện nào đó như bản đồ tư duy.
"Thủ thuật trí nhớ không phải là công cụ để học tập bài bản nhưng nó tạo ra những cấu trúc thần kinh khiến bạn dễ dàng soi lại những gì mình đã học được."
Hiệu chỉnh: Biết những gì bạn không biết
Khi bạn nhận được thông tin phản hồi tiết lộ sự thiếu sót của mình, bạn đang hiệu chỉnh. "Hiệu chỉnh đơn giản chỉ là việc sử dụng một công cụ khách quan để xóa đi những ảo tưởng và điều chỉnh những phán xét chủ quan của bạn để phản ánh thực tế tốt hơn."
Điều này là cần thiết vì tất cả chúng tôi thường bị ảo tưởng về nhận thức: Chúng ta nghĩ rằng mình hiểu điều gì trong khi thực sự không phải vậy. Vì vậy, tham gia một bài kiểm tra hoặc thu thập thông tin phản hồi từ đồng nghiệp sẽ giúp bạn xác định những điểm mù này.
Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider