Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Tiềm năng tăng trưởng của ngành Logistics: Dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng đột phá trong 3-5 năm tới

(Blogchungkhoan) - Dưới đây là tổng hợp về tiềm năng của nhóm ngành mà theo nhiều chuyên gia kinh tế dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng đột phá trong 3-5 năm tới.

Tiềm năng tăng trưởng của ngành Logistics. 

Cơ Hội

-          Tổng giá trị thị trường hiện đang được định giá 50-60 tỉ USD với tốc độ tăng trưởng kép 20%/năm và được dự báo duy trì mức tăng trưởng trong 5-10 năm tới.

-          Việt nam trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực và đón nhận sự dịch chuyển FDI chưa từng có từ Trung Quốc tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động logistics. Tổng giá trị vốn FDI giải ngân từ năm 2013 đến nay đạt tỉ lệ tăng trưởng trên 9% (chạm mức 12 tỉ $ năm 2014, chủ yếu tập trung khu vực sản xuất)

- Các hiệp định thương mại tự do lớn (FTA, TPP) ký kết trong thời gian tới sẽ đẩy nhanh xu hướng này, qua đó duy trì nhu cầu đối với nhiều loại hình dịch vụ logistics trong các năm tới.

- Đà tăng trưởng mạnh mẽ của tiêu dùng trong nước với điển hình là lĩnh vực tổ chức bán lẻ và trực tuyến. VN đã trở thành một trong những thị trường bán lẻ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tổng mức bán lẻ từ năm 2009 đến năm 2014 tăng 17,5% lên 1.751 nghìn tỷ đồng (80 tỷ USD) và dự kiến đến năm 2019 sẽ lên đến 2.202 tỷ đồng. 

- Việc chuyển dịch trọng tâm sản xuất công nghiệp sang các lĩnh vực công nghệ cao hơn (điện tử, hóa chất và lắp ráp ô-tô) và việc phát triển các hình thức bán lẻ hiện đại khiến yêu cầu đối với chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt là nhu cầu về hiệu quả và thời gian. Điều này đã mang lại cơ hội chưa từng có đối với các doanh nghiệp logistics trong nước trong việc nâng cấp trang thiết bị và từ các nhà cung ứng bên thứ hai (tập trung vào chuyển tiếp và vận chuyển) trở thành nhà cung cấp bên thứ ba cung cấp toàn bộ các dịch vụ chuỗi cung ứng và đưa ra giải pháp phù hợp cho từng khách hàng 

Thách Thức 

- Hiệu suất thấp là trở ngại chính trong ngành, làm giảm định giá của các công ty… Thủ tục hải quan và quy trình pháp lý cầu kỳ tại Việt Nam khiến chi phí logistics gia tăng, đồng thời nảy sinh chậm trễ trong khâu vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới. 

- Cơ sở hạ tầng kém phát triển tại Việt Nam càng làm vấn đề trở nên trẩm trọng hơn. Việc chiết khấu do hiệu suất thấp được phản ánh vào P/E trung vị của các công ty logistics niêm yết tại Việt Nam , chỉ đạt 7,4 lần, so với 15,1 lần tại Philippines, 19,8 lần tại Ấn Độ và 23,1 lần tại Thái Lan. 

Các phân ngành được coi là thị trường ngách dư địa tăng trưởng lớn. 

1.     Vận tải: phần cốt yếu trong chuỗi giá trị logistics và sẽ hưởng lợi từ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng. 

Dịch vụ vận tải có thị phần lớn nhất trên thị trường logistics của Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ vận tải cơ bản thường là bước phát triển đầu tiên trong ngành logistics tại hầu hết các thị trường, là phần cốt lõi mà xung quanh đó các dịch vụ khác phát triển theo.
  BMI Research
2.     Vận hành cảng biển 

Đang phát triển nhờ thương mại gia tăng và được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển.
 Source: World Bank 
Hệ thống bờ biển trãi dài từ Bắc vào Nam thuộc khu vực kín sóng và cách xa vành đai núi lửa Thái Bình Dương mang đến sự ổn định và an toàn trong hoạt động. 

Vị trí địa lý: trung tâm của con đường giao thương Vịnh Persia (Arab) – Vịnh Bengal (Ấn Độ) – Biển đông 

3.     Dịch vụ logistic gia tăng: cho thuê và sửa chữa container. 

Tỉ lệ cạnh tranh trong ngành thấp do dịch vụ logistic VN vẫn đang phát triển ở giai đoạn đầu, chủ yếu tập trung vào chuyên chở, vận hành và xếp dỡ 
 
- Xu hướng phát triển chung của ngành, càng lên cao càng chủ yếu tập trung giá trị dịch vụ với chi phí vận hành thấp và biên lợi nhuận rất lớn. 

- Các Ngôi sao trong lĩnh vực hoạt động và các chỉ số định giá hấp dẫn

Công Ty
Vốn Hóa
Doanh Thu 2014
(tỷ đồng)
LN gộp Biên
LNST Biên
ROE
ROA
EPS 4 quý gần nhất
P/E
 
Nhóm vận hành cảng biển
 
VSC
 
891
35,0%
27,8%
25,3%
18,9%
7,510
9.51
GMD
 
3,013
20,7%
17,6%
11,3%
6,7%
2,680
14.71
DVP
 
542
43,6%
42%
30,0%
24,0%
7,090
8.89
HAH
 
431
37,0%
30,6%
34,9%
22,8%
7,220
6.93
CLL
 
235
46,7%
32,3%
20,0%
14,7%
2,540
10.57
Trung Bình
 
 
 
 
 
5,408
10
 
Nhóm vận tải
 
PVT
 
5,268
10,4%
6,5%
11,5%
3,6%
1,140
9.38
VIP
 
693
21,7%
31,7%
21,7%
12,2%
3,350
3.34
VTO
 
1,526
10,9%
3,4%
5,0%
2,4%
540
13.36
Trung Bình
 
 
 
 
 
1,677
9
 
Nhóm dịch vụ Logistics
 
TMS
 
442
21,1%
31,2%
20,0%
14,9%
7,320
12.71
VNF
 
1,702
3,3%
2,4%
22,9%
9,4%
9,660
7.78
SFI
 
604
32,6%
7,9%
19,1%
9,0%
3,800
8.26
HMH
 
112
23,5%
36,6%
18,7%
17,3%
2,710
6.05
TCO
 
181
23,6%
12,2%
12,8%
9,5%
1,320
8.14
NCT
 
678
56,5%
40,4%
74,0%
62,0%
12,090
11,83
Trung Bình
 
 
 
 
 
6,150
9.13
Các công ty logistics Việt Nam đang giao dịch với giá thấp hơn các công ty cùng ngành trong khu vực. Tỷ lệ P/E trung bình và trung vị của các công ty Việt Nam là 8 lần và 7,4 lần, thuộc vào hàng thấp nhất trong khu vực.

P/E trung bình ngành Logistics các nước điển hình
 Nguồn: Bloomberg
Có thể nhận thấy, chu kỳ tăng trưởng của ngành mới chỉ bắt đầu, các dịch gia tăng đang dần được định hình rõ ràng hơn do nhiều yếu tố hỗ trợ mạnh từ chính sách và bản thân doanh nghiệp cũng đã hiểu được sự cấp thiết của việc cải tố để đón đầu vận hội lớn, tránh việc mất thị phần trong miếng bánh khổng lồ 60 tỉ $ của ngành Logistics Việt Nam. 

Nguyễn Trường Duy Linh (Mr.)
M: (+84) 0914 650 039
Chuyên viên - SSI Securities Services

Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?