Những nhà đầu tư tài chính hàng đầu thế giới
không chỉ là người mang về cho khách hàng của họ hàng tỷ đô
la, mà chính bản thân họ cũng kiếm được hàng chục tỷ đô la
mỗi năm.
Dưới đây là câu chuyện về những tỷ phú
giàu nhất ngành tài chính trong số 50 tỷ phú hàng đầu thế
giới. Tổng tài sản của 10 tỷ phú này hiện lên tới con số 260
tỷ USD và họ kiểm soát hầu hết các quỹ đầu tư tài chính lớn
trên thế giới.
1. Warren Buffett
Tổng tài sản: 60,7 tỷ USD
Tuổi: 85
Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực kinh doanh: Đầu tư tài chính
Nguồn tài sản: Tự thân; Tập đoàn Berkshire Hathaway
Chủ tịch của Tập đoàn Berkshire Hathaway Warren Buffett bắt đầu đầu tư ở tuổi rất trẻ. Ngay từ nhỏ, cậu bé Warren Buffett đã đi giao báo kiếm tiền trên chiếc xe đạp của mình ở vùng Nebraska. Năm 11 tuổi, Buffett đã dành 38 USD tiền tiết kiệm để mua những cổ phiếu đầu tiên trong đời của công ty Cities Service Preferred và sau đó bán chúng được thêm 5 USD lợi nhuận.
Sau khi bị từ chối nhập học trường Kinh doanh Harvard, Buffett đã ghi danh vào trường Kinh doanh Columbia và tại đây, ông đã học được nhiều điều giá trị từ nhà đầu tư bậc thầy Benjamin Graham.
Đầu những năm 1950, Buffett làm việc như một chuyên viên phân tích chứng khoán trước khi thành lập công ty riêng. Năm 1969, ông mua lại công ty dệt Berkshire Hathaway và chuyển nó thành một công ty quỹ với nhiều danh mục đầu tư “béo bở”, gây dựng nên khối tài sản khổng lồ cùng tên tuổi của “huyền thoại xứ Omaha”.
Những danh mục đầu tư của Warren Buffett rất đa dạng, từ Coca-Cola, American Express, Geico, Fruit of the Loom, Dairy Queen, và General Motors. Đây đều là những cỗ máy kiếm tiền của vị tỷ phú 85 tuổi. Thậm chí, vào tháng 8/2015, Buffett còn tuyên bố thương vụ đầu tư lớn nhất trong đời khi mua lại Precision Castparts với giá 37,2 tỷ USD.
Một điều có lẽ ít ai biết được rằng, trong khối tài sản hơn 60 tỷ USD của huyền thoại chứng khoán này không tính đến 21,5 tỷ USD mà ông đã mang đi làm từ thiện. Buffett cùng với người bạn thân thiết của mình là nhà đồng sáng lập Microsoft – tỷ phú Bill Gates, thành lập quỹ Giving Pledge với cam kết các tỷ phú sẽ dành ít nhất một nửa tài sản của mình cho quỹ từ thiện.
2. Michael Bloomberg
Tổng tài sản: 42,1 tỷ USD
Tuổi: 73
Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ tài chính
Nguồn tài sản: Tự thân; Tập đoàn Bloomberg LP
Sau khi tốt nghiệp trường kinh doanh Harvard với tấm bằng MBA, Michael Bloomberg làm việc tại Ngân hàng đầu tư Salomon Brothers trước khi thành lập công ty tài chính riêng vào năm 1981.
Thập niên 1980 là thời gian ăn nên làm ra của công ty mà Bloomberg thành lập. Năm 1986, công ty này đổi tên từ Innovative Market Systems thành Bloomberg L.P.
Năm 1990, vị tỷ phú này mở rộng thêm lĩnh vực truyền thông và báo chí vào mảng kinh doanh của công ty mình. Tuy nhiên cho đến nay, doanh thu chính của Tập đoàn Bloomberg LP vẫn đến từ nguồn dữ liệu tài chính khổng lồ mà các nhà đầu tư phố Wall dựa vào đó để cập nhật thông tin và tiếp cận thị trường.
Năm 2002, Michael Bloomberg trở thành thị trưởng thành phố New York và cống hiến 3 nhiệm kỳ. Sau khi hết nhiệm kỳ vào năm 2013, ông đã dành phần lớn tài sản của mình để làm từ thiện. Và thay vì quay trở lại Tập đoàn Bloomberg LP tiếp tục phát triển lĩnh vực truyền thông, Michael Bloomberg đã đưa công ty theo một hướng đi khác.
Khi đã là một tỷ phú,Bloomberg chỉ dành ra 1 USD mỗi năm để tiết kiệm trong suốt 12 năm ông làm thị trưởng. Tuy nhiên, trong 12 năm đó ông lại dành hết 650 triệu USD để làm từ thiện.
Bloomberg cũng là một nhà từ thiện nổi tiếng, và đã quyên góp hơn 2,5 tỷ USD thông qua các tổ chức từ thiện của ông. Một trong số đó là tổ chức Bloomberg Philanthropies. Ông tuyên bố sẽ cho đi tất cả tài sản của mình trước khi chết.
Ngoài ra, trong lĩnh vực an ninh quốc dân, Bloomberg tài trợ hơn 50 triệu USD cho cuộc vận động kiểm soát sử dụng súng khắt khe hơn.
3. Jorge Lemann
Tổng tài sản: 25 tỷ USD
Tuổi: 76
Quốc gia: Brazil
Lĩnh vực kinh doanh: Đầu tư tài chính
Nguồn tài sản: Tự thân; Tập đoàn 3G Capital
Tốt nghiệp đại học Harvard, Jorge Lemann đã trải qua rất nhiều nghề từ phóng viên tới vận động viên quần vợt quốc gia, nhân viên ngân hàng. Hiện tại, ông là nhà đầu tư tỷ phú với mức tài sản ròng 25 tỷ USD, theoBloomberg.
Năm 1971, ở tuổi 32, Lemann đã mua lại công ty môi giới Banco de Investimentos Garantía SA với giá 800.000 USD. Đến những năm 1980, công ty này trở thành nơi nhiều người trẻ khao khát làm việc. Năm 1989, Lemann mua lại nhà sản xuất bia Cia Cervejaria Brahma với giá 50 triệu USD.
Năm 1993, ông và cộng sự lập nên GP Investimentos chuyên về lĩnh vực mua bán doanh nghiệp. Sau đó, Lemann được đề cử vào ban quản trị của Gillette và cũng chính nơi đây, ông có cơ hội hợp tác với Warren Buffett.
Tiếp tục sự nghiệp trong ngành bia, ông thành lập công ty AmBev với mục đích mở rộng thị trường quốc tế. Đồng thời, họ cũng kiểm soát 15,6% thị trường bia Trung Quốc. 5 năm sau, Ambev sáp nhập với Belgian Brewer InterBrew với giá 11 tỷ USD để trở thành công ty InBev.
Cũng trong năm này, Lemann và cộng sự đã thành lập công ty quản lý 3G tại New York. Vào năm 2008, tập đoàn này đã tiếp tục hợp nhất với công ty sản xuất bia nước Mĩ là Anheuser Busch với 52 tỷ USD để tạo nên gã khổng lồ Anheuser-Busch InBev. Năm 2010, họ tiếp tục mua lại Burger King với giá 3,3 tỷ USD
Năm 2012, Lemann mua lại nhà sản xuất của các hãng Corona và Grupo Modelo với 20 tỷ USD sau thỏa thuận chống độc quyền ở các bang. Đó cũng là tiền đề cho bản hợp đồng trị giá 28 tỷ USD với Warren Buffett về việc mua lại Heinz chỉ sau 6 tuần.
Theo Business Insider, tỷ phú người Brazil nắm giữ công ty quản lý quỹ 3G Capital (New York) đã mua lại Kraft, Heinz, Burger King và Anheuser Busch - những doanh nghiệp lớn ở Mỹ.
Hiện tại, Anheuser Busch InBev - nơi Lemann đang là một trong những cổ đông lớn nhất - đã ký thỏa thuận sáp nhập với công ty bia SABMiller. Điều này tạo nên bước ngoặt lớn khiến thị trường bia trên toàn thế giới nằm trong tay một doanh nghiệp duy nhất.
Có một điều ít ai biết rằng, tỷ phú Jorge Lemann đã 5 lần vô địch giải quần vợt quốc gia Brazil và trở thành người đại diện cho cả Brazil và Thụy Sĩ tham dự giải Davis Cup và Wimbledon.
1. Warren Buffett
Tổng tài sản: 60,7 tỷ USD
Tuổi: 85
Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực kinh doanh: Đầu tư tài chính
Nguồn tài sản: Tự thân; Tập đoàn Berkshire Hathaway
Chủ tịch của Tập đoàn Berkshire Hathaway Warren Buffett bắt đầu đầu tư ở tuổi rất trẻ. Ngay từ nhỏ, cậu bé Warren Buffett đã đi giao báo kiếm tiền trên chiếc xe đạp của mình ở vùng Nebraska. Năm 11 tuổi, Buffett đã dành 38 USD tiền tiết kiệm để mua những cổ phiếu đầu tiên trong đời của công ty Cities Service Preferred và sau đó bán chúng được thêm 5 USD lợi nhuận.
Sau khi bị từ chối nhập học trường Kinh doanh Harvard, Buffett đã ghi danh vào trường Kinh doanh Columbia và tại đây, ông đã học được nhiều điều giá trị từ nhà đầu tư bậc thầy Benjamin Graham.
Đầu những năm 1950, Buffett làm việc như một chuyên viên phân tích chứng khoán trước khi thành lập công ty riêng. Năm 1969, ông mua lại công ty dệt Berkshire Hathaway và chuyển nó thành một công ty quỹ với nhiều danh mục đầu tư “béo bở”, gây dựng nên khối tài sản khổng lồ cùng tên tuổi của “huyền thoại xứ Omaha”.
Những danh mục đầu tư của Warren Buffett rất đa dạng, từ Coca-Cola, American Express, Geico, Fruit of the Loom, Dairy Queen, và General Motors. Đây đều là những cỗ máy kiếm tiền của vị tỷ phú 85 tuổi. Thậm chí, vào tháng 8/2015, Buffett còn tuyên bố thương vụ đầu tư lớn nhất trong đời khi mua lại Precision Castparts với giá 37,2 tỷ USD.
Một điều có lẽ ít ai biết được rằng, trong khối tài sản hơn 60 tỷ USD của huyền thoại chứng khoán này không tính đến 21,5 tỷ USD mà ông đã mang đi làm từ thiện. Buffett cùng với người bạn thân thiết của mình là nhà đồng sáng lập Microsoft – tỷ phú Bill Gates, thành lập quỹ Giving Pledge với cam kết các tỷ phú sẽ dành ít nhất một nửa tài sản của mình cho quỹ từ thiện.
2. Michael Bloomberg
Tổng tài sản: 42,1 tỷ USD
Tuổi: 73
Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ tài chính
Nguồn tài sản: Tự thân; Tập đoàn Bloomberg LP
Sau khi tốt nghiệp trường kinh doanh Harvard với tấm bằng MBA, Michael Bloomberg làm việc tại Ngân hàng đầu tư Salomon Brothers trước khi thành lập công ty tài chính riêng vào năm 1981.
Thập niên 1980 là thời gian ăn nên làm ra của công ty mà Bloomberg thành lập. Năm 1986, công ty này đổi tên từ Innovative Market Systems thành Bloomberg L.P.
Năm 1990, vị tỷ phú này mở rộng thêm lĩnh vực truyền thông và báo chí vào mảng kinh doanh của công ty mình. Tuy nhiên cho đến nay, doanh thu chính của Tập đoàn Bloomberg LP vẫn đến từ nguồn dữ liệu tài chính khổng lồ mà các nhà đầu tư phố Wall dựa vào đó để cập nhật thông tin và tiếp cận thị trường.
Năm 2002, Michael Bloomberg trở thành thị trưởng thành phố New York và cống hiến 3 nhiệm kỳ. Sau khi hết nhiệm kỳ vào năm 2013, ông đã dành phần lớn tài sản của mình để làm từ thiện. Và thay vì quay trở lại Tập đoàn Bloomberg LP tiếp tục phát triển lĩnh vực truyền thông, Michael Bloomberg đã đưa công ty theo một hướng đi khác.
Khi đã là một tỷ phú,Bloomberg chỉ dành ra 1 USD mỗi năm để tiết kiệm trong suốt 12 năm ông làm thị trưởng. Tuy nhiên, trong 12 năm đó ông lại dành hết 650 triệu USD để làm từ thiện.
Bloomberg cũng là một nhà từ thiện nổi tiếng, và đã quyên góp hơn 2,5 tỷ USD thông qua các tổ chức từ thiện của ông. Một trong số đó là tổ chức Bloomberg Philanthropies. Ông tuyên bố sẽ cho đi tất cả tài sản của mình trước khi chết.
Ngoài ra, trong lĩnh vực an ninh quốc dân, Bloomberg tài trợ hơn 50 triệu USD cho cuộc vận động kiểm soát sử dụng súng khắt khe hơn.
3. Jorge Lemann
Tổng tài sản: 25 tỷ USD
Tuổi: 76
Quốc gia: Brazil
Lĩnh vực kinh doanh: Đầu tư tài chính
Nguồn tài sản: Tự thân; Tập đoàn 3G Capital
Tốt nghiệp đại học Harvard, Jorge Lemann đã trải qua rất nhiều nghề từ phóng viên tới vận động viên quần vợt quốc gia, nhân viên ngân hàng. Hiện tại, ông là nhà đầu tư tỷ phú với mức tài sản ròng 25 tỷ USD, theoBloomberg.
Năm 1971, ở tuổi 32, Lemann đã mua lại công ty môi giới Banco de Investimentos Garantía SA với giá 800.000 USD. Đến những năm 1980, công ty này trở thành nơi nhiều người trẻ khao khát làm việc. Năm 1989, Lemann mua lại nhà sản xuất bia Cia Cervejaria Brahma với giá 50 triệu USD.
Năm 1993, ông và cộng sự lập nên GP Investimentos chuyên về lĩnh vực mua bán doanh nghiệp. Sau đó, Lemann được đề cử vào ban quản trị của Gillette và cũng chính nơi đây, ông có cơ hội hợp tác với Warren Buffett.
Tiếp tục sự nghiệp trong ngành bia, ông thành lập công ty AmBev với mục đích mở rộng thị trường quốc tế. Đồng thời, họ cũng kiểm soát 15,6% thị trường bia Trung Quốc. 5 năm sau, Ambev sáp nhập với Belgian Brewer InterBrew với giá 11 tỷ USD để trở thành công ty InBev.
Cũng trong năm này, Lemann và cộng sự đã thành lập công ty quản lý 3G tại New York. Vào năm 2008, tập đoàn này đã tiếp tục hợp nhất với công ty sản xuất bia nước Mĩ là Anheuser Busch với 52 tỷ USD để tạo nên gã khổng lồ Anheuser-Busch InBev. Năm 2010, họ tiếp tục mua lại Burger King với giá 3,3 tỷ USD
Năm 2012, Lemann mua lại nhà sản xuất của các hãng Corona và Grupo Modelo với 20 tỷ USD sau thỏa thuận chống độc quyền ở các bang. Đó cũng là tiền đề cho bản hợp đồng trị giá 28 tỷ USD với Warren Buffett về việc mua lại Heinz chỉ sau 6 tuần.
Theo Business Insider, tỷ phú người Brazil nắm giữ công ty quản lý quỹ 3G Capital (New York) đã mua lại Kraft, Heinz, Burger King và Anheuser Busch - những doanh nghiệp lớn ở Mỹ.
Hiện tại, Anheuser Busch InBev - nơi Lemann đang là một trong những cổ đông lớn nhất - đã ký thỏa thuận sáp nhập với công ty bia SABMiller. Điều này tạo nên bước ngoặt lớn khiến thị trường bia trên toàn thế giới nằm trong tay một doanh nghiệp duy nhất.
Có một điều ít ai biết rằng, tỷ phú Jorge Lemann đã 5 lần vô địch giải quần vợt quốc gia Brazil và trở thành người đại diện cho cả Brazil và Thụy Sĩ tham dự giải Davis Cup và Wimbledon.
Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider