Mặc dù các nghiên cứu khó có thể chỉ ra đâu là cách làm cha mẹ lý tưởng bởi vì các nhà nghiên cứu thường không theo dõi các gia đình trong một quá trình lâu dài, tuy nhiên cũng có những hành vi nhất định của cha mẹ mà các nhà khoa học cho rằng có liên quan tới các vấn đề ở trẻ như: trầm cảm, lo âu trong cuộc sống sau này.
Dưới đây là 9 điều cha mẹ làm có thể khiến trẻ không thành công – tất cả đều dựa trên các nghiên cứu khoa học:
1. Cha mẹ không khuyến khích con tự lập
Năm 1997, một nghiên cứu tại ĐH Vanderbilt cho biết những phụ huynh kiểm soát tâm lý con cái đã gây ra một loạt hậu quả tiêu cực cho trẻ, trong đó có việc thiếu tự chủ và thiếu tự tin.
Khuyến khích trẻ - đặc biệt là trẻ tuổi vị thành niên – sống tự lập có thể là một điều tốt, đặc biệt là trong việc tăng cường khả năng giải quyết xung đột – theo nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu tuổi vị thành niên.
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy sự tự lập có thể giúp tăng khả năng chống lại những áp lực tuổi thành niên.
2. Cha mẹ la mắng con cái rất nhiều

Những biện pháp kỷ luật bằng lời nói có thể tác gây hại lâu dài.
“Những vấn đề hành vi của trẻ khiến cha mẹ có những hình thức kỷ luật bằng lời nói, nhưng hình thức kỷ luật này lại có thể đẩy trẻ vị thành niên tới những hành vi này” – tác giả nghiên cứu khẳng định trong thông cáo báo chí.
3. “Cha mẹ trực thăng”
“Những học sinh có bố mẹ kiểm soát con quá mức cho thấy mức độ trầm cảm và ít hài lòng với cuộc sống cao hơn” – các nhà nghiên cứu viết trong một nghiên cứu vào năm 2013 với đối tượng gần 300 sinh viên đại học.
Đó là một trong số những nghiên cứu chỉ ra rằng có thể có sự liên quan giữa việc bố mẹ kiểm soát con thái quá với mức độ trầm cảm ở trẻ sau này. Một nghiên cứu vào năm 2011 của ĐH Tennessee cũng đưa ra nhận định tương tự.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những đứa trẻ có cha mẹ được gọi là “cha mẹ trực thăng” ít cởi mở hơn với những ý tưởng mới, và sử dụng thuốc giảm đau nhiều hơn với mục đích tiêu khiển.
4. Cha mẹ cho phép con quyết định khi nào đi ngủ
Giờ đi ngủ thất thường có thể gây ảnh hưởng tới bộ não đang phát triển.
Các nhà nghiên cứu tới từ Vương quốc Anh phát hiện ra mối liên hệ giữa việc đi ngủ thất thường và những hành vi xấu, trong đó bao gồm: hiếu động thái quá, các vấn đề về đạo đức, vấn đề với bạn cùng lứa và những khó khăn về mặt tình cảm.
“Chúng ta đều biết rằng sự phát triển bộ não của trẻ khi còn nhỏ có ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe và mức độ hạnh phúc trong suốt cuộc đời trẻ. Ngoài ra, sự gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt là nếu xảy ra ở những thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển, có thể có tác động lâu dài và quan trọng tới sức khỏe” – một trong số tác giả của nghiên cứu khẳng định.
5. Cha mẹ để trẻ xem tivi khi còn quá nhỏ
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng nói rằng những chương trình mang tính giáo dục như “Seassame Street” hay “Barney” là có lợi, nhưng chỉ nên dành cho trẻ từ 2,5 tuổi đến 5 tuổi.
6. Cha mẹ độc đoán
Vào những năm 1960, nhà tâm lý học Diana Baumride phát hiện ra rằng có 3 kiểu phụ huynh cơ bản: dễ dãi, độc đoán và lạm quyền.
Làm cha mẹ độc đoán có thể khiến kết quả học tập của con không tốt – theo một nghiên cứu năm 2005 trên Tạp chí Tâm lý giáo dục.
7. Cha mẹ sử dụng điện thoại thường xuyên trước mặt trẻ
Một nghiên cứu năm 2015 của ĐH Bang Pennsylvania cũng thừa nhận việc sử dụng điện thoại thông minh “đặt ra mối nguy hiểm thực sự đối với hạnh phúc và sự phát triển của trẻ”.
8. Cha mẹ lạnh lùng hoặc xa cách con cái
Những đứa trẻ không được bố mẹ khen ngợi thường xuyên cũng thường lo âu hơn – theo một nghiên cứu năm 1986.
9. Cha mẹ sử dụng đòn roi như một hình phạt
Đánh đòn không phải là cách tốt nhất để trừng phạt con cái.
Vào những năm 80, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về ảnh hưởng của đòn roi với trẻ nhỏ và kết quả cho thấy đòn roi có tương quan với những hành vi như: hiếu động thái quá, hung hăn và chống đối.
Trong một nghiên cứu vào năm 2000, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng những đứa trẻ thường bị bố mẹ ánh đập có xu hướng phá phách nhiều hơn.
Năm 2006, các nhà phân tích của ĐH Texas cũng xác nhận rằng, dựa trên 50 năm nghiên cứu ở 160.000 đứa trẻ, đòn roi có liên quan tới các vấn đề sức khỏe tâm thần và những khó khăn về nhận thức.
(Theo Vietnamnet/Tech Insider)
|