Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Phố Wall khởi đầu tháng 9 tồi tệ nhất trong 13 năm

Thị trường chứng khoán Mỹ đã có khởi đầu tháng 9 tồi tệ nhất trong 13 năm...


Chỉ số CBOE, chỉ số đo nỗi sợ và dự báo về biến động thị trường chứng khoán, đã liên tục ở mức cao 30 điểm từ đầu tuần trước. Chốt phiên hôm qua, chỉ số ở mức 33 điểm - Ảnh: Reuters.

Thu An Thị trường chứng khoán Mỹ đã có khởi đầu tháng 9 tồi tệ nhất trong 13 năm bởi chịu tác động từ những thông tin xấu về kinh tế Trung Quốc.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 469,68 điểm, tương đương 2,84%, xuống 16.058,35 điểm.

Chỉ số S&P 500 hạ 58,33 điểm, tương đương 2,96% xuống 1.913,85 điểm.

Chỉ số Nasdaq hạ 140,40 điểm tương đương 2,94% xuống 4.636,10 điểm.

Chỉ số CBOE, chỉ số đo nỗi sợ và dự báo về biến động thị trường chứng khoán, đã liên tục ở mức cao 30 điểm từ đầu tuần trước. Chốt phiên hôm qua, chỉ số ở mức 33 điểm.

Ông Robert Pavlik, chuyên gia kinh tế trưởng tại quỹ đầu tư Boston Private Wealth LLC, nhận xét “tâm lý thị trường đang rất mong manh. Nhà đầu tư không thấy có nhiều yếu tố hỗ trợ thị trường”.

Trong bối cảnh chỉ số S&P 500 đã rơi xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 1.927 điểm, nhiều chuyên gia dự báo chỉ số sẽ còn giảm sâu hơn nữa.

Nhận định trên cũng được chia sẻ bởi ông Kent Engelke, chuyên gia kinh tế trưởng tại Capitol Securities Management. Ông dự báo S&P 500 có thể về mức 1.900 cho đến 1.905 điểm trước khi có thể phục hồi lại.

Chuyên gia tại công ty chứng khoán Nomura Securities, ông Bob Janjuah tin rằng chỉ số S&P 500 nhiều khả năng sẽ giảm thêm từ 10 đến 15%, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ buộc phải đưa ra thêm biện pháp hỗ trợ thị trường trong năm 2016.

Ông khẳng định các đợt bán tháo cổ phiếu sẽ tiếp tục, lợi xuất trái phiếu Chính phủ Mỹ thời hạn 10 năm có thể tăng lên mức 1,8% trong 6 tuần bởi nhà đầu tư đẩy mạnh mua trái phiếu trong vai trò một loại tài sản an toàn. Lợi suất trái phiếu loại này hiện ở mức 2,17%.

Yếu tố Trung Quốc và FED được cho là sẽ vẫn tiếp tục điều khiển thị trường trong thời gian tới. Ông khẳng định giới chức Trung Quốc đã mất kiểm soát thị trường chứng khoán. Để ứng phó với tình hình, Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) và FED sẽ buộc phải bơm thêm thanh khoản vào thị trường.

Nhận định về triển vọng của thị trường chứng khoán Mỹ, Goldman Sachs có phần lạc quan hơn. Ông Peter Oppenheimer, trưởng bộ phận chiến lược của ngân hàng, giữ quan điểm trung lập về triển vọng của thị trường chứng khoán, ông không tin nhà đầu tư sẽ bán mạnh trong tương lai gần.

Ông cho rằng trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm, thị trường sẽ trở lại trạng thái tăng điểm (bull market).

Phiên hôm 1/9, thị trường chứng khoán châu Âu cũng giảm điểm sâu. Các thị trường đồng loạt mất từ 2% đến hơn 3%. Giới đầu tư dự báo hôm nay thị trường châu Á cũng sẽ tiếp tục mất điểm.
(Vneconomy)
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?