Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Brexit tiếp tục càn quét châu Âu và thị trường chứng khoán bên kia bờ Đại Dương

Kết phiên ngày 27/6, S&P 500 giảm xuống 2.000,54 điểm - dưới mức trung bình 200 ngày sau khi sụt giảm mạnh nhất trong 10 tháng hôm thứ 6. Chỉ số vẫn tiếp tục giảm mạnh 4,1%. Giá dầu giảm xuống dưới mức 47 USD/thùng

Cơn dư chấn của cuộc trưng cầu dân ý ở Anh đã dội đến từng ngóc ngách của thị trường tài chính toàn cầu. Đồng bảng tiếp tục lao dốc mạnh mẽ, trái phiếu châu Âu rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2.

Ở phái bên kia bờ Đại Dương, chỉ số S&P 500 cũng không thoát khỏi tình trạng bán tháo, giảm 1,8% xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3 trong khi cuộc tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán châu Âu chỉ trong 2 ngày đã lên tới 11% - mức mạnh nhất kể từ năm 2008.
Đồng bảng tiếp tục chọc thủng mức đáy lịch sử 30 năm hôm thứ 6, tiếp tục giảm 3%. Đơn vị xếp hạng S&P Global Ratings đã giảm mức tín nhiệm của Anh đối với nợ công. Cầu tài sản rủi ro tăng mạnh đã đẩy giá vàng lên ngưỡng 1.400 USD/ounce. Trong bối cảnh lo lắng Brexit làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của toàn cầu, giá dầu thô giảm mạnh.

Sau khi Anh quyết định rời EU, áp lực bán tháo đặt vào nhóm tài sản rủi ro tăng lên, làm rấy lên đồn đoán rằng đà hồi phục mong manh của nền kinh tế toàn cầu sẽ bị Brexit làm cho chùn bước. Bởi hoạt động thương mại trong khổi tiêu dùng lớn nhất thế giới đang bị xáo trộn. Hàng nghìn tỷ USD đã bóc hơi khỏi thị trường chứng khoán trên toàn cầu.

Thi trường bất ổn, nhưng nhà đầu tư không cảm thấy yên tâm về khả năng của các NHTW trên toàn cầu để bình ổn thị trường.

Tại thị trường chứng khoán

Kết phiên ngày 27/6, S&P 500 giảm xuống 2.000,54 điểm - dưới mức trung bình 200 ngày sau khi sụt giảm mạnh nhất trong 10 tháng hôm thứ 6.

Các công ty sản xuất hàng hoá tiêu dùng dẫn đầu đà giảm trong rổ S&P 500. Lazard và Evercore Partner chứng kiến hai ngày sut giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng toàn cầu năm 2008, dẫn đầu cơn lao dốc của nhóm cổ phiếu ngân hàng đầu tư.

Chỉ số Stoxx Europe 600 Index giảm 4,1%, sau cú rơi mạnh 7% hôm thứ 6. FTSE 100 Index bốc hơi 2,6%. Chỉ số Stoxx 600 Banks Index giảm 7,7%.

Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng cả ở Mỹ và châu Âu chịu thiệt hại nhiều nhất. Cổ phiếu Barclays đã giảm 17%.

Tại thị trường hối đoái

Đến ngày giao dịch thứ hai hậu Brexit, đồng bảng vẫn là đồng tiền tồi tệ nhất, giảm tiếp 3,3% xuống 1,3214 USD/bảng sau khi đã giảm 8,1%. Đồng EUR giảm 0,8% so với đồng USD.

Đồng yên tăng 0,2% lên 102 Yên đổi 1 USD, sau khi tăng 3,7% hôm thứ 6. Bộ trưởng tài chính Nhật Bản cho biết sẽ cung cấp những biện pháp cần thiết để ổn định thị trường.

Tại thị trường hàng hoá

Giá dầu tiếp tục giảm xuống dưới 47 USD/thùng. Dầu WTI tương lai giảm 2,8% xuống 46,33 USD/thùng.

Gái vàng tăng 0,9%, đánh dấu mức giá đóng cửa cao nhất kể từ tháng 7/2014.
(Theo Trí thức trẻ/Bloomberg) 
>> Mở tài khoản chứng khoán - Tư vấn Đầu tư Chứng khoán
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?