Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Mỗi ngày tài sản tăng thêm 2 tỷ USD, người đàn ông này trở thành tỷ phú giàu thứ 3 Trung Quốc, sánh ngang Jack Ma

Wang Wei - ông chủ hãng vận chuyển S.F Express hiện trở thành người giàu thứ 3 Trung Quốc với khối tài sản trị giá 24,1 tỷ USD. 


Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tài sản của bạn tăng 2 tỷ USD mỗi ngày trong suốt một tuần liền. Thật tuyệt vời đúng không. Điều đó đã xảy ra với cổ phiếu của công ty vận chuyển bưu kiện lớn nhất Trung Quốc là S.F. Express khiến nhà sáng lập của họ là Wang Wei trở thành người đàn ông giàu có thứ 3 Trung Quốc với khối tải sản 24,1 tỷ USD.

Đây là cú đảo chiều ngoạn mục của một công ty mà khởi đầu Wang gọi là "doanh nghiệp lậu" bởi khi khởi nghiệp kinh doanh vào những năm 90, chỉ có bưu điện Trung Quốc được phép vận chuyển hàng hóa. Chính vì vậy, doanh nghiệp của Wang đã phải lén lút vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới Trung Quốc và Hong Kong trong 16 năm cho tới khi chính phủ cấp phép.

Việc IPO vào tuần trước của S.F. Express trên sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến đã được cấp phép từ tháng 12 và với sự hỗ trợ nhiệt tình của chính phủ, giá cổ phiếu của công ty đã tăng 59%, đẩy tài sản của Wang tăng lên 24,1 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg.
Ngoài Wang, còn có 5 tỷ phú "chuyển phát" khác gồm nhà sáng lập ZTO Express chứng kiến tài sản của họ tăng chóng mặt trong trong vòng 5 tháng qua, với khối tài sản tổng cộng của 6 người lên tới hơn 43 tỷ USD.

Họ là những nhân tố quan trọng trong giai đoạn bùng nổ mua sắm trực tuyến mà Alibaba có công tạo nên tại Trung Quốc. Trong số đó, doanh thu của S.F. Express dẫn đầu trong số các đối thủ cạnh tranh.

Những tỷ phú dưới trướng Jack Ma

STO Express là một thành viên trong nhóm Tonglu - chỉ nhóm những công ty có tên và mô hình kinh doanh giống nhau đang hưởng lợi từ Alibaba. Nhóm này bao gồm nhà sáng lập Lai Meisong của ZTO – đơn vị đã IPO trên sàn New York vào tháng 10 và có khối tài sản 3 tỷ USD theo Bloomberg; Nhà sáng lập Yu Huijiao của YTO Express hiện có khối tài sản trị giá 6,9 tỷ USD và công ty của anh hiện niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải; Kế tiếp là chủ tịch Yunda Express là Nie Tengyun với khối tài sản 5,2 tỷ USD sau khi niêm yết công ty trên sàn Thẩm Quyến.

Trước đó trong một bài phỏng vấn với tờ Bloomberg, Lei chia sẻ rằng họ nhắm tới sử dụng nguồn vốn mới có để làm tăng cường năng lực hoạt động của công ty bằng việc xây dựng trung tâm phân phối và sử dụng nhiều thiết bị công nghệ cao hơn trong vận chuyển hàng hóa.

Trong khi đó, Chủ tịch Yu trả lời tờ China Daily vào năm ngoái rằng công ty đang lên kế hoạch có ít nhất 3 máy bay chở hàng thân rộng cho mục đích vận chuyển quốc tế tính tới năm 2018. Kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ của ZTO đã mở rộng biên lợi nhuận cho công ty bằng việc tăng cường năng lực và áp dụng tự động hóa vào các trung tâm lọc hàng hóa.

“Những đối thủ cạnh tranh lớn đang ngày một lớn hơn, chính vì vậy những đơn vị nhỏ cuối cùng cũng sẽ bị loại bỏ”, Guo nói và dự đoán rằng 5 – 10 năm tới sẽ chỉ còn lại 2 công ty chuyển phát lớn nhất – mỗi công ty nắm hơn 20% thị phần. Một nhóm những công ty nhỏ hơn sẽ chỉ nắm ít hơn 10% thị phần.

Cạnh tranh ngày càng gay gắt sẽ chỉ khiến các công nhân lao động là người chịu thiệt, rất nhiều người phải thực hiện ca trực tới 12 tiếng, 6 – 7 ngày một tuần theo Keegan Elmer – một chuyên gia nghiên cứu tại China Labor Bulletin – một công ty về quyền lao động tại Hong Kong. Mức lương thì thường dựa theo sản lượng và những điều khoản hợp đồng có thể thay đổi tùy ý.

“Trong lịch sử đã có sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp này. Đây là những công việc rất hấp dẫn – nhất là đối với những lao động nhập cư. Họ có thể kiếm được tiền một cách khá nhanh chong nhưng ngày nay, mức lương và điều kiện làm việc đang ngày một tồi tệ”.

Năm ngoái, tổng giá trị thị trường vận chuyển của Trung Quốc đạt 31 tỷ USD và bán lẻ trực tuyến dẫn đầu là nền tảng của Alibaba gồm Taobao và Tmall đang chiếm 60% trong số đó theo Cục bưu điện Trung Quốc. Những công ty trong nhóm Tonglu hiện phụ thuộc vào Alibaba chiếm tới 70% các đơn hàng vận chuyển của họ.
S.F. Express và sự khác biệt

S.F. Express lại là một câu chuyện hoàn toàn khác, với chỉ 20% đơn hàng phụ thuộc vào thương mại điện tử. Wang – là con trai của một thông dịch viên người Nga đã sớm nhận thấy nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên khắp biên giới giữa Trung Quốc và Hong Kong. Trong khi gia đình Wang nhập cư vào Hong Kong, anh đã quay lại Trung Quốc để thành lập nên doanh nghiệ này, đầu tiên là một công ty nhỏ ở tính Quảng Đông và sau đó là Quảng Châu.

“Khi mới khởi nghiệp kinh doanh vào những năm 1990, S.F vẫn là một doanh nghiệp bất hợp pháp, vận chuyển chui”, Wang nhớ lại trong một buổi phỏng vấn tới tờ People’s Daily. “Theo luật pháp quy định sau đó, công ty sẽ bị phạt nếu cảnh sát bắt gặp vì vậy chúng tôi phải vận chuyển một cách vụng trộm”.

Hiện tại, nhà vận chuyển này đang điều hành đội máy bay chở hàng 36 chiếc và 15.000 xe ô tô. Họ công bố doanh thu đạt 48,1 tỷ yuan vào năm 2015 – mức cao nhất trong số những công ty vận chuyển trong nước. Họ đang nhắm tới việc xây dựng một sân bay chở hàng tại tỉnh Hồ Bắc.

Cổ phiếu công ty đã tăng vợt trong tuần trước theo sau báo cáo tài chính cho thấy doanh thu đạt 57,5 tỷ yuan và lợi nhuận ròng đạt 2,6 tỷ yuan vào năm ngoái, cao hơn 21% ó với dự đoán trong hồ sơ IPO của công ty trước đó.

Sau khi IPO, để tiếp tục phát triển, việc đa dạng hóa là hết sức quan trọng đối với S.F. Bản thân các công ty trong nhóm Tonglu cũng đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn vào Alibaba.


“Với số tiền thu được thông qua IPO, các công ty này sẽ có nhiều lựa chọn mở rộng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Trong 1 thập kỷ tới, S.F và một vài công ty Tonglu có thể sánh ngang với 3 công ty chuyển phát lớn nhất thế giới về kích thước thị trường”.

Theo Vân Đàm
Trí thức trẻ
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?