Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

MVIS tránh ROS, chọn NVL: Vẻ đẹp từ sự bất ngờ

Trái với mọi dự đoán, VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF - MVIS) bất ngờ thêm mã NVL vào danh mục đầu tư khi loại đi mã ITA hiện có trong danh mục. Kết quả này có vẻ hơi bẽ bàng với các ứng viên tiềm năng như CII, HBC, KBC và GTN, đặc biệt là ROS, nhưng Quỹ chắc chắn có lý do để chọn NVL.


Vẻ đẹp từ sự bất ngờ

Từ lâu "khó lường" là cụm từ được các chuyên gia chứng khoán sử dụng mỗi khi đưa ra dự báo về đảo danh mục của các quỹ ETF ngoại, đặc biệt là VNM ETF. 

Suốt hơn 1 tuần trước khi quỹ này công bố danh mục đảo cổ phiếu chính thức, dự báo từ các chuyên gia đều cho rằng, sẽ không có cổ phiếu nào bị loại khỏi danh mục của VNM ETF. Trường hợp xảy ra việc bớt cổ phiếu (nếu có) thì đó là  ITA, bởi cổ phiếu này có vốn hóa đầu tư thấp nhất danh mục. Việc MVIS công bố loại ITA thật là việc không có gì đáng nói. Cổ phiếu ITA của Việt Nam bị loại với tỷ trọng ngày 9/3/2017 là 1,62%.
Với lối quản lý danh mục thụ động như đặc tính của các quỹ ETF, những kịch bản đẩy giá cổ phiếu lên để được lọt vào rổ đầu tư của các quỹ lớn trở nên hấp dẫn, vì nếu thành công, có thể “tống” được một khối lượng lớn cổ phiếu cho các tổ chức này “tiêu thụ”. 
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, bất ngờ nổ ra khi MVIS công bố danh mục và đưa cổ phiếu NVL (Novaland) của Việt Nam và cổ phiếu Regina Miracle International của Cayman (mã: 2199 HK) vào danh mục, với tỷ trọng lần lượt là 7% và 4,39%. Thực tế này thậm chí được một số nhà đầu tư mô tả như “quả bom” bất ngờ nổ.

Với việc thêm 2 bớt 1, số lượng cổ phiếu trong danh mục MVIS Vietnam Index sẽ tăng lên mức 26 mã sau kỳ cơ cấu lần này. Tại Việt Nam, số lượng cổ phiếu trong danh mục của Quỹ vẫn giữ nguyên ở mức 19 mã. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số 19 cổ phiếu Việt Nam thuộc danh mục mới vẫn là VNM và VIC với 8%, tiếp theo là NVL với 7% và VCB với 6,5%. 

Trước đó, ứng viên tiềm năng được VNM ETF lựa chọn tập trung vào 4 mã cổ phiếu: CII, HBC, KBC và GTN. Đây là các cổ phiếu đáp ứng đầy đủ tiêu chí nhất của các quỹ này, bao gồm vốn hóa trên 150 triệu USD, giá trị giao dịch trung bình trên 1 triệu USD trong 3 kỳ liên tiếp, tỷ lệ lưu hành tự do tối thiểu 5% và room nước ngoài còn trống ít nhất 10%. 

Cùng với đó, danh sách nhóm cổ phiếu tiềm năng có thêm ROS - cổ phiếu này vừa được Quỹ FTSE công bố đưa vào danh mục ngày 3/3/2017. 

Nếu ROS được lựa chọn, TTCK sẽ dễ ghi thêm một kỷ lục mới về mã này. Tuy nhiên, ROS đã không được lựa chọn, có thể do MVIS yêu cầu thời gian thẩm định thanh khoản kéo dài tới 1 năm, nên ROS không đủ tiêu chí vào rổ chỉ số VNM ETF.

Với CII, HBC, KBC hay GTN, điều kiện kỹ thuật là đủ, nhưng không được Quỹ lựa chọn vào danh mục như dự đoán của rất nhiều người tham gia TTCK Việt Nam.

Tổng tỷ trọng của các cổ phiếu Việt Nam trong danh mục sau cơ cấu sẽ giảm xuống còn 73,32%, so với mức 76,78% tại kỳ đảo danh mục gần nhất. Vì tỷ trọng mới nhất tại ngày 9/3 của các cổ phiếu Việt Nam là 76,62%, nên vào tuần tới, VNM ETF dự kiến bán bớt 3,3% danh mục để đảm bảo tỷ trọng vừa được công bố. 

Các mã bị bán nhiều nhất theo dự kiến là ITA (bán hết 4,64 triệu USD), SSI (bán 2,96 triệu USD) và BVH (2,85 triệu USD). Ngược lại, các mã dự kiến được mua vào nhiều nhất bao gồm NVL (mua mới dự kiến 20,03 triệu USD), VNM (1,83 triệu USD) và VIC (0,23 triệu USD).

Tránh ROS, chọn NVL

Điều bất ngờ đối với tất cả mọi người là cổ phiếu Novaland đã được gọi tên, bởi cổ phiếu này mới chỉ lên niêm yết kể từ cuối tháng 12/2016. Tại sao VNM ETF lại phá luật trong trường hợp này, nhất là nếu xét về điều kiện, không nói đến 4 cổ phiếu CII, HBC, KBC và GTN thì ROS còn gần điều kiện về "rule - timing" hơn so với NVL?
Đây là lần đầu tiên MVIS phá vỡ rule-timing, nhưng không phải lần đầu họ phá luật. 
Theo nhìn nhận của nhiều thành viên trên thị trường, lý do phá luật của VNM ETF không hẳn cảm tính. Thực tế, ETF là quỹ đầu tư mở, mô phỏng chỉ số chứng khoán. Danh mục của ETF phải bám theo những biến đổi của chỉ số chính VN-Index. 

Có thể hiểu một cách đơn giản là những mã cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến Index sẽ có mặt trong rổ ETF. Bên cạnh đó, còn phải chú ý về yếu tố thanh khoản, tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng… Các tiêu chí lựa chọn đều được công khai ngay từ khi xây dựng một chỉ số.

Với lối quản lý danh mục thụ động như đặc tính của các quỹ ETF, những kịch bản đẩy giá cổ phiếu lên để được lọt vào rổ đầu tư của các quỹ lớn trở nên hấp dẫn, vì nếu thành công, có thể “tống” được một khối lượng lớn cổ phiếu cho các tổ chức này “tiêu thụ”. Tuy nhiên, danh mục đầu tư của quỹ ETF không phải do các nhà điều hành quỹ lựa chọn, mà do các tổ chức xây dựng chỉ số lựa chọn.
Quỹ ETF lựa chọn bám sát chỉ số nào thì đầu tư vào danh mục cổ phiếu cấu tạo nên chỉ số đó. Các chỉ số không nhất thiết phải là đại diện cho toàn bộ TTCK, mà có thể là một chỉ số nào đó do tổ chức nước ngoài tạo ra. Bản chất các quỹ lập ra cũng vì mục tiêu kinh doanh, do đó, trong một số trường hợp, họ có thể dùng một vài rule mang định tính (thường không công bố) để phủ quyết hay thêm vào những ngoại lệ.

Trở lại câu chuyện của NVL, ông Đỗ Bảo Ngọc, chuyên gia phân tích, Công ty Chứng khoán MB cho rằng, Quỹ có thể lo khả năng không ổn định về giá của ROS trong thời gian tới, nên muốn phòng tránh những tác động một khi ROS biến động giá quá mạnh. Đây là một cách phòng thủ của quỹ ETF ngoại, khá thường thấy ở các thị trường nước ngoài. Trong quá khứ, nhiều quỹ ETF đã từng rơi vào cảnh cổ phiếu vào danh mục bất ngờ đảo chiều và giảm không phanh, quỹ không kịp trở tay và gây ra những thiệt hại không nhỏ.

"Việc ITA bị loại khiến VNM ETF phải tìm ra một mã thay thế. Trong các ứng viên tiềm năng, nếu chọn ROS có thể Quỹ lo ngại rủi ro biến động giá. Với ứng viên CII hoặc HBC hoặc KBC hay GTN, Quỹ đã phá rule-timing để cho NVL vào danh mục, có lẽ vì họ tin rằng đây là cách sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn", ông Ngọc đánh giá.

Tuy nhiên, ông Ngọc cũng lưu ý rằng, việc đưa ra review lần này đúng là "bất ngờ", nhưng thực ra lại không ảnh hưởng nhiều tới thị trường. Có động thái mua vào thì sẽ có động thái bán ra như những lần trước. Những việc này là thường kỳ và khi thị trường có thanh khoản đủ lớn (kể từ đầu năm đến nay, thanh khoản trên TTCK tăng 49%), thì giao dịch của các ETF ngoại khó có tác động mạnh tới thị trường như trước đây.

Trong quá khứ, TTCK từng chứng khoán đã từng chứng kiến những ngoại lệ như trường hợp Quỹ thêm cổ phiếu MSN hồi đầu năm 2014; thay đổi điều chỉnh danh mục cơ cấu và loại BID ra khỏi danh mục cuối năm 2015 dù trước đó đã thêm cổ phiếu này vào danh mục dự kiến mua vào; hoặc loại KBC hồi tháng 12/2016. 

Một trường hợp khác được thị trường mổ xẻ là HHS, khi mã này khát vọng len chân vào danh mục VNM, nhưng thất bại. Tính "khó lường", và "bất ngờ" là một "đặc trưng" không mới của các ETF, đặc biệt là VNM ETF. Khó dự đoán cũng là nét đẹp và tạo nên sức hấp dẫn của các TTCK, mà ai chơi cũng phải chấp nhận việc này.

Không có quá nhiều lựa chọn và Novaland có vẻ là ứng viên sáng nhất

ảnh 1
Ông Đặng Nguyên Cường, Chủ tịch CLB Chứng khoán DoBF 
Quan sát thị trường cho thấy, từ năm 2014 đến nay, việc “bắt bài” quỹ ETF ngoại là tương đối khó. V.N.M ETF trước đây cũng từng có những quyết định gây bất ngờ với thị trường, như thông báo thêm vào, rồi lại loại ra mã BID. 
 Trong trường hợp Novaland, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, việc phá luật là bất đắc dĩ khi MVIS cần đảm bảo số lượng 25 mã chứng khoán và khoảng 70% danh mục tại Việt Nam. Không có quá nhiều lựa chọn và Novaland có vẻ là ứng viên sáng nhất, dù chưa đáp ứng tiêu chí về thời gian niêm yết.

Đây là lần đầu tiên MVIS phá vỡ rule-timing, nhưng không phải lần đầu họ phá luật. Trước đây V.N.M từng bất ngờ đưa vào MSN, PVT dù không đạt yếu tố thanh khoản. Nhìn chung thị trường Việt Nam vẫn còn tương đối bé, đây là thực tế khiến các điều luật mà quỹ ETF đặt ra ban đầu đôi khi khó tuân thủ trọn vẹn. Với Novaland, sẽ tương đối thuận lợi cho V.N.M có thể gom đủ số lượng cần thiết, do cổ phiếu này có tính đại chúng cao và thanh khoản lớn.

Có nhiều tranh cãi về ROS khi được thêm vào danh mục của Quỹ F.T.S.E mới đây. Hiệu ứng của ROS sau thông tin này là khá tốt, nên sẽ không ảnh hưởng nhiều với việc MVIS chưa đưa vào lúc này. Thậm chí các nhà đầu cơ còn có thể kỳ vọng vào kỳ review sau của V.N.M. 

Dù thế nào thì kỳ review của các ETF cũng chỉ ảnh hưởng cục bộ tới một vài cổ phiếu, không phải là câu chuyện thị trường phổ biến. Từ lâu, tác động của 2 quỹ ETF lên thị trường là mờ nhạt, không sôi động như giai đoạn 2012-2013.

Tất nhiên thông tin mã NVL được đưa vào MVIS sẽ tác động tích cực lên Novaland, điều đã được thể hiện ngay trong các phiên giao dịch gần đây. Là một công ty bất động sản mới niêm yết, NVL nhận được sự quan tâm lớn của các quỹ đầu tư và các đợt chào bán đều thành công. 

Theo tôi biết, Novaland cũng đang cố gắng cải thiện hình ảnh của mình trên thị trường quốc tế để nhắm tới việc huy động vốn ngoài thị trường Việt Nam, việc được đưa thêm vào ETF rõ ràng là ưu ái lớn dành cho họ.
 
>> Liên hệ Mua bán cổ phiếu - Tư vấn đầu tư - Ủy thác đầu tư 

 ĐTCK
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?