
Đối với DN này, ước tính KQKD quý I,
doanh thu đạt khoảng 4.000 tỷ, tăng 30% so với cùng kỳ, LNST khoảng
270-300 tỷ, tăng khoảng 15-30% so với cùng kỳ. Dù hoạt động xây dựng và
ký kết không thực sự sôi động vào đầu năm do tháng Tết, Coteccons đã
trúng một loạt các gói thầu tổng trị giá hơn 8.600 tỷ đồng trong 3 tháng
đầu năm.
Các hợp đồng lớn bao gồm Diamond Island
1.598 tỷ đồng, Dragon Bay 1.025 tỷ đồng, Vinhomes Metropolis phần thân
801 tỷ đồng và gói thầu cơ điện cho Vinhomes Golden River Ba Son trị giá
636 tỷ đồng. Như vậy, đơn hàng chưa làm xong của CTD đã tăng từ 26.800
tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2016 lên 31.500 tỷ đồng cuối qúy I/2017,
cao kỷ lục so với các nhà thầu nội địa và cao nhất trong lịch sử hoạt
động của Coteccons.
Ngoài ra, Coteccons cho biết một số dự
án lớn dù chưa chính thức công bố trúng thầu nhưng đã bắt đầu triển khai
giải phóng mặt bằng như Skylake, hai toà tháp Green Bay hay Vinhomes
Hải Phòng.
Thực tế, Coteccons cho biết sẽ chính
thức tham gia thị trường bất động sản bằng chiến lược “Bất động sản cơ
hội”. Thành lập công ty con có vốn điều lệ 26 tỷ đồng hoạt động trong
mảng môi giới BĐS văn phòng và nghỉ dưỡng, CTD cho rằng nhờ vị thế tổng
thầu xây dựng/tổng thầu thiết kế & thi công (D&B), nhà thầu này
có thể sớm nhận ra tiềm năng của các dự án bất động sản họ trực tiếp
tham gia, nhờ vậy có khả năng tiếp cận và thương thảo trực tiếp với chủ
đầu tư để mua lại một phần dự án để kinh doanh.
DN cho biết hoạt động “Bất động sản cơ
hội” này hướng tới hoạt động mua bán và cho thuê lại các văn phòng. CTD
đã từng thành công với việc mua lại 80 căn biệt thự từ chủ dự án Masteri
để bán lại và ghi nhận khoảng 50 tỷ đồng lợi nhuận, và mới gần đây mua
lại một phần dự án D’Capital từ CĐT Vingroup.
Đáng chú ý, CTD có dự định xin ý kiến cổ
đông về việc nới room ngoại từ 49% lên 60%. Đại diện DN cho biết đã gửi
công văn, đang chờ hướng dẫn và chấp thuận của UBCK và Bộ KHĐT. Hiện
tại, cơ cấu sở hữu của CTD bao gồm khoảng 42% cổ đông ngoại và đã qua
một lần chỉnh room từ 40% lên 49% trước đợt phát hành riêng lẻ cuối năm
2016. Như vậy, đối với cổ phiếu thị giá cao như CTD, sự tham gia của
khối ngoại có thể góp phần tăng thanh khoản và là chất xúc tác cho giá
cổ phiếu trong ngắn và trung hạn.
Được biết, tính đến thời điểm này, CTD
đặt mục tiêu cho năm 2017 bao gồm doanh thu 25.000 tỷ đồng và LNST 1.700
tỷ đồng, tăng lần lượt 30% và 21% so với số thực hiện năm 2016. KQKD
quý I cho thấy CTD đang tăng trưởng ở mức tương đồng với kế hoạch cả
năm, trong khi tính mùa vụ cho thấy quý cuối năm mới là cao điểm về ghi
nhận và tăng trưởng cho các DN trong ngành xây dựng…
Thời Báo Ngân Hàng