Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Hiển thị các bài đăng có nhãn tư vấn đầu tư chứng khoán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư vấn đầu tư chứng khoán. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Chứng khoán Việt Nam đứng đầu thế giới sau 3 tháng

VN-Index đã tăng 19,33% so với đầu năm, tiếp tục giữ ngôi đầu thị trường chứng khoán có mức tăng tốt nhất thế giới. 

Chốt phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3, VN-Index đạt 1.174,46 điểm, tăng 7,43 điểm so với phiên trước đó. So với đầu năm, chỉ số đại diện cho Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã tăng gần 200 điểm, và trở thành chỉ số có mức tăng đứng đầu thế giới. 

Đứng sau thị trường Việt Nam là Ai Cập và Brazil với mức tăng lần lượt là 15,52% và 11,73%. Việt Nam cũng là thị trường tăng tốt nhất sau 6 tháng với mức thay đổi 46%, tuy nhiên chỉ đứng thứ 3 trong một năm gần nhất sau thị trường chứng khoán Mông Cổ và Nigeria. 
 Việt Nam là thị trường chứng khoán tăng tốt nhất thế giới sau 3 tháng đầu năm 2018. Ảnh: Indexq 

Đà tăng của VN-Index, thực tế đã kéo dài từ nửa cuối năm 2017 và chỉ bắt đầu chững lại sau khi chỉ số này vượt đỉnh lịch sử của 11 năm, cộng hưởng với yếu tố bất thường từ thị trường quốc tế. Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường và trở thành xu hướng giao dịch chủ đạo hiện tại. 

Dù triển vọng trong ngắn hạn mang nhiều sắc thái tiêu cực, tuy nhiên dự báo cho trung và dài hạn vẫn được các công ty chứng khoán, giới chuyên gia và nhà đầu tư đặt nhiều hy vọng.

Một cuộc khảo sát gần đây với sự tham gia của 10 chuyên gia do Bloomberg thực hiện, đã nhận định chỉ số VN-Index sẽ còn tăng. Kết quả khảo sát dự báo chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đạt mức 1.210 điểm vào cuối năm 2018.

Với các thành viên thị trường, kịch bản tích cực của VN-Index trong trung hạn là sau khi tích lũy đủ ở vùng giá hiện tại sẽ tăng vượt ngưỡng 1.200 điểm và có thể lên sát mốc 1.300 điểm vào cuối năm. 

Vnexpress
Share:

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Định giá TTCK Việt Nam hấp dẫn hơn các quốc gia trong khu vực, Pyn Elite Fund dự báo VnIndex sẽ leo lên 1.400 điểm trong năm 2018



Pyn Elite Fund dự báo GDP Việt Nam trong năm 2018 sẽ đạt khoảng 235 tỷ USD, tăng 7% so với năm ngoái. Trong khi đó, TTCK Việt Nam hiện đang được định giá khá thấp so với Thái Lan, Indonesia, Philippines khi P/B theo tính toán của Pyn Elite Fund chỉ khoảng 1,4 và P/E gần 17. 


Theo báo cáo mới được công bố vào giữa tháng 3 của Pyn Elite Fund, quỹ này đánh giá TTCK Việt Nam hiện còn rất nhiều dư địa tăng trưởng khi các chỉ số vĩ mô, định giá đều ở mức hấp dẫn so với các thị trường trong khu vực.

Cụ thể, Pyn Elite Fund dự báo GDP Việt Nam trong năm 2018 sẽ đạt khoảng 235 tỷ USD, tăng 7% so với năm ngoái. Trong khi đó, TTCK Việt Nam hiện đang được định giá khá thấp so với Thái Lan, Indonesia, Philippines khi P/B theo tính toán của Pyn Elite Fund chỉ khoảng 1,4 và P/E gần 17. 


Pyn Elite Fund nhận định trong năm 2018, chỉ số VnIndex sẽ đạt khoảng 1.400 điểm và TTCK Việt Nam sẽ ra mắt các sản phẩm mới như Chứng quyền bảo đảm (Covered Warrants), Giao dịch trong ngày (Intraday Trading). 

Tuy vậy, sang năm 2019, Pyn Elite Fund cho rằng TTCK Việt Nam sẽ gặp đôi chút khó khăn hơn và VnIndex có thể sẽ điều chỉnh về vùng 1.000 điểm, trước khi leo lên mốc 2.000 điểm vào năm 2022 khi mà chính thức được MSCI công nhận là thị trường mới nổi (Emerging Market). 

Là quỹ đầu tư đến từ Phần Lan, Pyn Elite Fund hiện có tổng tài sản 444 triệu Euro (550 triệu USD) và đang đầu tư toàn bộ vào cổ phiếu Việt Nam. Hiện tại, Thế giới di động (MWG) đang là khoản đầu tư lớn nhất, chiếm 13% danh mục quỹ. 

Vào cuối tháng 12/2017, quỹ cũng đã chi ra gần 40 triệu USD để sở hữu 4,99% cổ phần TPBank và đây cũng là khoản đầu tư lớn thứ 4 trong danh mục quỹ, sau MWG, HBC và CII. 

Giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ (NAV) của Pyn Elite Fund hiện đạt 324,09 USD, tăng 2% so với đầu năm. Trước đó, trong năm 2017, NAV của quỹ cũng đã tăng tới 21%. Tỷ suất lợi nhuận bình quân 10 năm qua của Pyn Elite Fund đạt gần 17%, đứng thứ 8 trong các quỹ đầu tư do Morningstar đánh giá. 

Từ đầu năm tới nay, PAN là khoản đầu tư mang về lợi nhuận lớn nhất cho Pyn Elite Fund với 9,91 triệu Euro, tiếp theo là VND, KDH, HDB, NLG. Ngược lại, MWG đang là khoản đầu tư kém hiệu quả nhất và khiến quỹ này mất hơn 11 triệu Euro.

>> Liên hệ Mua bán cổ phiếu - Tư vấn đầu tư - Ủy thác đầu tư     


Tri Thức Trẻ
Share:

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Năm 2018, các hãng hàng không Đông Nam Á sẽ 'kiếm được ít tiền hơn'

Theo nhận định của Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương (CAPA), lợi nhuận của các hãng hàng không ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2018 sẽ sụt giảm đáng kể. 

Nghiên cứu mới nhất của CAPA cho biết các hãng hàng không ở khu vực Đông Nam Á sẽ phải đối diện với mức lợi nhuận "còi cọc" trong năm 2018 do giá dầu tăng và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Xét về mặt tích cực, passenger yield (doanh thu trên mỗi hành khách/mỗi dặm), một chỉ báo về giá vé được cho là sẽ ổn định trong năm 2018. Trước đó khoảng vài năm trước, các hãng hàng không trong khu vực phải trải qua sự sụt giảm liên tục về passenger yield do cạnh tranh và quá tải.

Thông tin ít tích cực hơn là chỉ số passenger yield sẽ tăng không đáng kể.

Cuối cùng, mặt tiêu cực và đáng lo ngại nhất là giá nhiên liệu tăng cao – chi phí nặng nhất đối với một hãng hàng không.

"Biên lợi nhuận vốn rất ít trong lĩnh vực hàng không ở Đông Nam Á sẽ còn trở nên ít ỏi hơn nữa", báo cáo của CAPA kết luận.

Trong năm 2017, các hãng hàng không Đông Nam Á đều báo lãi trong năm thứ 3 liên tiếp nhưng mức lợi nhuận như vậy vẫn bị thấp hơn so với những đối thủ khác ở Australia, hay Bắc Á. Báo báo này còn tiên đoán các hãng bay ở khu vực Đông Nam Á có thể sẽ chứng kiến tình hình kinh doanh sa sút hơn so với những hãng bay còn lại trong khu vực châu Á Thái Bình Dương vào năm 2018.

Điều đáng nói là mức lợi nhuận thấp đến trong bối cảnh nhu cầu hàng không tăng mạnh tại khu vực Đông Nam Á. Lượng hành khách di chuyển trong khu vực tăng xấp xỉ 10% trong năm 2017. 6 thị trường trong khu vực gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Philippines và Việt Nam chứng kiến 3 năm liên tiếp đạt tốc độ tăng trưởng hành khách 2 chữ số hoặc gần 2 chữ số. "Đông Nam Á sẽ tiếp tục chứng kiến tốc độ tăng trưởng số lượng hành khách mạnh trong năm 2018".

Khả năng chuyên chở sẽ vẫn ở mức cao, được đẩy mạnh bởi sự mở rộng đội bay của các hãng hàng không giá rẻ. "Đông Nam Á cùng với Trung Đông là 2 khu vực có số lượng máy bay đang được đặt hàng nhiều bằng số lượng đang đưa vào sử dụng. Hiện các hãng hàng không Đông Nam Á có 1.600 máy bay đang đặt hàng và thêm 2.000 chiếc sử dụng trên thị trường. Hơn 70% đơn đặt hàng mới tới từ các hãng bay giá rẻ. Khu vực này chứng kiến tốc độ tăng trưởng khả năng chuyên chở đạt 7% trong năm 2017, tương đương với con số được kỳ vọng trong năm nay".

Những chặng bay đường dài của các hãng bay giá rẻ cũng được kỳ vọng đạt tốt độ tăng trưởng tốt trong năm 2018. Những hãng bay giá rẻ ở châu Âu như Norwegian Air Shuttle và Eurowings – một chi nhánh thuộc Lufthansa bắt đầu cho vận hành các chặng bay giữa châu Âu và Đông Nam Á. Scoot – chi nhánh của Singapore Airlines cũng đang tăng cường sự hiện diện ở các thị trường mới khi khai trương đường bay giữa Singapore và Berlin vào tháng 6 sau chặng Singapore – Athens vào năm 2017.

>> Liên hệ Mua Bán Cổ Phiếu - Tư vấn Đầu Tư - Ủy Thác Đầu Tư  
Trí thức trẻ
Share:

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Nhóm VinaCapital vừa giảm tỷ lệ sở hữu tại FPT Retail xuống còn 2,55%

Trước đó quỹ VOF từng công bố thông tin về việc rót 11 triệu USD vào FPT Retail. 


CTCP Quản lý quỹ VinaCapital vừa thông báo đã bán đi 130.640 cổ phiếu phần của CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail). Giao dịch thực hiện ngày 18/1/2018.

Sau giao dịch VinaCapital giảm lượng sở hữu cổ phần FPT Retail từ hơn 1,15 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 2,88%) xuống còn hơn 1,02 triệu cổ phiếu tương ứng 2,55% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của FPT Retail.

Quản lý quỹ VinaCapital là đơn vị có cùng công ty quản lý quỹ với Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth, Quỹ đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth, Quỹ đầu tư cổ phiếu tiếp cận Thị trường Việt Nam và quỹ VOF Investments Limited. Thời điểm hiện tại các quỹ liên quan này không sở hữu cổ phiếu FRT nào.

Trước đó, trong năm 2017 quỹ VOF từng cho biết đã đầu tư 11 triệu USD tương ứng khoảng 250 tỷ đồng vào FPT Retail. Trong 1 thông báo phát ra từ quỹ VOF hồi tháng 8/2017 quỹ này từng tuyên bố đã mua lượng cổ phần lớn trong đợt FPT thoái 35% vốn tại FPT Retail với thỏa thuận FPT sẽ sớm đưa FPT Retail lên niêm yết trên thị trường chứng khoán. 

>> Liên hệ Mua Bán Cổ Phiếu - Tư vấn Đầu Tư - Ủy Thác Đầu Tư 
Theo InfoNet
Share:

Chuyên gia phố Wall cảnh báo bitcoin sẽ giảm giá 90%

Boockvar nhận định sự sụp đổ của bitcoin sẽ đến cùng với thời điểm lãi suất tăng lên trên toàn cầu. 

Chuyên gia kỳ cựu ở phố Wall Peter Boockvar vừa đưa ra dự đoán thị trường tiền số sắp phải trải qua một đợt điều chỉnh mạnh trong thời gian sắp tới, dù ông không thể chắc chắn đó là một cú lao dốc mạnh hay là 1 đợt giảm giá chậm nhưng đáng kể.
Boockvar hiện đang là giám đốc đầu tư của Bleakley Advisory Group. Ông quả quyết rằng tiền số là 1 bong bóng khổng lồ đã bắt đầu xì hơi. "Khi diễn biến giá của bất kỳ tài sản nào đi theo quỹ đạo parabol như thế này, thông thường nó sẽ kết thúc ở điểm khởi đầu", ông phát biểu trong chương trình "Futures Now" của CNBC.

Gọi bitcoin là 1 bong bóng kinh điển, ông cho rằng bitcoin có nguy cơ giảm giá 90% so với mức hiện nay. "Tôi sẽ không cảm thấy ngạc nhiên nếu trong năm tới giá bitcoin giảm xuống còn 1.000 – 3.000 USD", ông bổ sung thêm. Đó chính là điểm khởi đầu của bitcoin cách đây 12 tháng. Theo Coinmarketcap lúc 10h27 giá bitcoin ở mức 11.500 USD, giảm so với cuối tuần trước. Giảm giá cũng là tình trạng chung của thị trường tiền số phiên sáng nay.

Boockvar nhận định sự sụp đổ của bitcoin sẽ đến cùng với thời điểm lãi suất tăng lên trên toàn cầu. Ông đổ lỗi các NHTW, trong đó bao gồm Cục dự trữ liên bang Mỹ, đã góp phần thổi lên cơn sốt tiền số vì chính sách nới lỏng tiền tệ vốn được thiết kế để giảm thiểu những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

"Tôi tự hỏi nếu chúng ta chưa bao giờ nghe thấy cụm từ nới lỏng định lượng thì liệu có tiền số hay không?", ông nói.

Theo ông, một khi thị trường tiền số xuất hiện rạn nứt thì thái độ của nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro sẽ thay đổi. TTCK có thể cũng bị ảnh hưởng, nhưng đó chỉ là do yếu tố tâm lý chứ không có chút gì liên quan đến các yếu tố cơ bản, nền kinh tế vẫn ổn.

>> Liên hệ Mua Bán Cổ Phiếu - Tư vấn Đầu Tư - Ủy Thác Đầu Tư  
Theo Trí thức trẻ/CNBC
Share:

Giải mã lý do vì sao bitcoin lại bị giới hạn số lượng ở mức 21 triệu đồng

Cần hiểu rằng, việc Bitcoin bị giới hạn số lượng hoàn toàn do thuật toán lập trình tạo ra, chứ không phải thực sự do giá trị tự nhiên của đồng tiền mật mã này. 


hiện đã giảm gần một nửa giá trị so với mức đỉnh của nó thiết lập được hồi giữa tháng 12/2017. Tuy vậy, cơn sốt của đồng tiền mật mã này gần như vẫn chưa nguội. Các tranh cãi liên quan đến nó vẫn đang diễn ra sôi nổi cả trong những cộng đồng học thuật, giới quan sát cũng như những người giao dịch.

Một trong các lý do quan trọng nhất khiến nhiều người tin vào giá trị của Bitcoin đó là tính hữu hạn của đồng tiền này. Tuy vậy, một bộ phận trong số các nhà giao dịch vẫn chưa hiểu được vì sao số lượng Bitcoin lại hữu hạn. 

Bài viết này nhằm làm rõ công thức cài đặt khiến cho số lượng Bitcoin lại bị giới hạn ở mức 21 triệu đồng, và lý giải tại sao đồng Bitcoin cuối cùng phải tới tận năm 2140 mới có thể được khai thác.

Những đồng Bitcoin mới được khai thác (mining) là phần thưởng cho những người tham gia mạng lưới khai thác Bitcoin (các miners – để phân biệt với những người giao dịch Bitcoin trên thị trường là nhà đầu tư thứ cấp). Những miners này cùng tham gia giải quyết một bài toán mỗi khi có một khối (block) mới được thêm vào mạng lưới. Mỗi khối mới này chứa thông tin về một giao dịch mới phát sinh.

Mặc dù Bitcoin được khai thác bởi những miners tham gia mạng lưới, đồng tiền này vẫn được lập trình bởi phần mềm.

Phần mềm lập trình quy định mỗi khoảng 10 phút sẽ có một block mới được thêm vào hệ thống, tương ứng với đó là một số lượng Bitcoin nhất định được sinh ra. Phần mềm bitcoin cũng tự động điều chỉnh mức độ khó dễ của bài toán để đảm bảo cứ sau khoảng 10 phút bài toán đó sẽ được giải.

Ban đầu mạng lưới có ít thành viên tham gia, khiến cho bài toán được quy định dễ hơn. Sau đó, mức độ khó của bài toán tăng dần, khiến cho nhiều người cùng tham gia giải toán nhưng cũng chỉ giải được sau 10 phút.

Phần mềm bitcoin cũng quy định, số lượng bitcoin thưởng cho mỗi block mới được thêm vào sẽ giảm còn một nửa theo thời gian sau mỗi 210.000 blocks. Cụ thể, 210.000 blocks đầu tiên sẽ nhận được 50 Bitcoin cho mỗi block mới thêm vào mạng lưới. 210.000 blocks tiếp theo sẽ nhận được 25 Bitcoin cho mỗi block. Cứ như thế cho đến khi số lượng Bitcoin thưởng cho mỗi Block giảm về 0.

Do mỗi block sẽ được thêm vào chuỗi (chain) sau khoảng 10 phút, để thêm mỗi 210.000 blocks cần khoảng thời gian là 1.438 ngày, tương đương 3,94 năm.

Cũng theo lập trình, mỗi Bitcoin có thể được phân chia tối đa đến 8 chữ số thập phân (0,00000001).

Block đầu tiên được khai thác vào ngày 1/1/2009 bởi Shatoshi Nakamoto, người (hoặc nhóm người) được cho là cha đẻ của đồng Bitcoin. Theo quy tắc giảm dần tới 8 chữ số thập phân đề cập ở trên, đến năm 2140, sau 32 lần điều chỉnh giảm, số bitcoin thưởng cho mỗi block mới thêm vào mạng lưới sẽ giảm về 0. Khi đó, tổng số Bitcoin đã được khai thác là xấp xỉ 21.000.000 Bitcoin.
Biết được điều này, các nhà giao dịch – những người chưa thực sự hiểu rõ về bản chất của Bitcoin – cần hiểu rằng, việc Bitcoin bị giới hạn số lượng hoàn toàn do thuật toán lập trình tạo ra, chứ không phải thực sự do giá trị tự nhiên của đồng tiền mật mã này.

Một số người có thể viện dẫn lý do để so sánh Bitcoin với vàng trong thế giới thực tế rằng, ‘Bitcoin được lập trình bởi phần mềm, cũng giống như vàng là kim loại được lập trình bởi tự nhiên, cả hai đều hữu hạn, nên đều có giá trị’. Đó là quan điểm của mỗi người.

Tuy vậy, việc thay đổi một thuật toán hay tạo ra một phần mềm lập trình mới sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc lập trình lại thế giới tự nhiên.

>> Liên hệ Mua Bán Cổ Phiếu - Tư vấn Đầu Tư - Ủy Thác Đầu Tư  
 CafeF/Bitcoin.org
Share:

Các ông lớn chứng khoán để nghị giảm thuế phí

Lãnh đạo các công ty chứng khoán cho rằng cần miễn và giảm một số loại thuế phí trong giao dịch để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia.

Theo ông Tân, dự báo điểm số thị trường giống như dự báo thời tiết mà phần lớn dự báo thời tiết là không chính xác, nhưng "thị trường tăng bao nhiêu không quan trọng bằng việc nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường."

Chẳng hạn, chỉ trong 2 tuần đâu năm nay, theo ông Tân, tổng nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào VN (FII) được các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào khoảng 200 triệu USD, gấp đôi tổng vốn FII năm 2015.Để khuyến khích thị trường chứng khoán phát triển, 

Vị Tổng Giám đốc công ty quản lý Quỹ VFM đề nghị Bộ Tài chính cần phải giảm thuế thu nhập cho các nhà đầu tư vào quỹ trái phiếu tại hội nghị triển khai các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2018, ngày 22-1.

Ông Tân cho hay hiện tại các nhà đầu tư vào quỹ đầu tư trái phiếu đang chịu thuế thu nhập tương tự như đầu tư cổ phiếu là 0,1% giá trị giao dịch. 

Trong khi đó, các nhà đầu tư cá nhân đầu tư trái phiếu chính phủ trực tiếp thì được miễn thuế lợi tức nhận được. Việc bị đánh thuế như hiện nay không khuyến khích cá nhân đầu tư vào quỹ đầu tư trái phiếu. 

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc công ty CP chứng khoán Sài Gòn (SSI) cũng kiến nghị Bộ Tài chính cần giảm các mức thuế, phí hiện hành đối với thu nhập phát sinh từ chứng khoán nhằm khuyến khích nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán. 

Mặt khác, ông Hưng đề nghị cần phát triển hơn nữa cơ sở nhà đầu tư có tổ chức để đảm bảo nguồn vốn đầu tư ổn định vào thị trường. 
Đơn cử, cho phép các ngân hàng thương mại được phân phối phối chứng chỉ quỹ mở… 

Hiện nay, theo ông Hưng, 70-80% giao dịch trên thị trường vẫn đến từ các nhà đầu tư cá nhân, còn nhà đầu tư tổ chức trong nước chính là các quỹ mở. 

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà yêu cầu trong năm 2018, Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) tiếp tục tái cơ cấu cấu lại thị trường chứng khoán giai đoạn 2018-2020, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 
 
Theo đó, UBCKNN tiếp tục lấy ý kiến các bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiệm vụ tái cơ cấu giai đoạn 2018-2020, trong đó có tái cơ cấu hàng hóa thị trường, tái cấu trúc về giao dịch thị trường… 

Bên cạnh đó, UBCKNN cần phối hợp các bộ, ngành đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. 

Mục tiêu nhằm để thị trường chứng khoán thực sự là thị trường thúc đấy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, cung cấp vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế. 

Cùng với đó, UBCKNN cần thanh tra, quản lý giám sát thị trường, tạo điều kiện thị trường tuân thủ quy định pháp luật cao, thực sự là thị trường minh bạch, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

>> Liên hệ Mua Bán Cổ Phiếu - Tư vấn Đầu Tư - Ủy Thác Đầu Tư
 Tuổi Trẻ
Share:

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Hai cổ phiếu PLX và VJC được thêm vào rổ chỉ số VN30

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã công bố danh mục cổ phiếu thành phần, khối lượng lưu hành tính chỉ số, tỷ lệ free float và tỷ trọng giới hạn vốn hóa của bộ chỉ số HOSE-Index có hiệu lực vào ngày 22/1/2018.

Theo đó, danh mục mới của VN30 sẽ có hiệu lực từ 22/1 đến 20/7/2018. Theo đó, HOSE thêm cổ phiếu Petrolimex (PLX) và Vietjet (VJC) vào danh mục của VN30 trong khi loại ra cổ phiếu KBC và PVD.

Đây là hai cổ phiếu mới lên sàn HOSE trong năm 2017. Tỷ lệ free float của PLX sẽ là 10% còn đối với VJC là 50%.

Theo quy định, 30 cổ phiếu được lựa chọn vào rổ chỉ số VN30 thuộc tập hợp top 90% giá trị giao dịch tích lũy của rổ VNAllshare và không thuộc diện bị cảnh báo.

Danh sách 30 cổ phiếu trong rổ VN30-Index trong kỳ đầu 2018:
 
VN30 là chỉ số cơ sở của quỹ ETF VFMVN30, được quản lý bởi công ty quản lý quỹ VFM. Trong năm 2017, NAV của chứng chỉ quỹ này tăng 59%, cao hơn mức tăng 48% của VN-Index. 
 Thời Báo Ngân Hàng
Share:

Chứng khoán sáng 23/1: HOSE ngừng giao dịch, dòng tiền chảy mạnh sang HNX

Kết thúc phiên giao dịch sáng 23/1, HNX-Index tăng 2,39 điểm (+1,93%), lên 126,27 điểm với 78 mã tăng và 65 mã giảm. 

Tổng khối lượng giao dịch khớp đạt 54,65 triệu đơn vị, giá trị khớp 863,99 tỷ đồng, tăng 18,3% về lượng, và 28% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 558.000 đơn vị triệu đơn vị, giá trị 2,01 tỷ đồng.
 Ảnh minh họa

Đáng chú ý, “con sóng” PVS chưa ngừng lại, sau phiên hôm qua tăng mạnh 6% và khớp hơn 12,5 triệu đơn vị, thì phiên sáng nay tiếp tục nhận được lực cầu lớn, tăng 4% lên 31.100 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh gần 4,3 triệu đơn vị.

Như vậy, chỉ sau hơn 3 tháng, từ giữ tháng 11 năm ngoái đến nay, PVS đã tăng vọt hơn 94% (từ mức 16.000 đồng/cổ phiếu).

Không chỉ PVS, nhóm cổ phiếu dòng P trong phiên hôm nay cũng đồng loạt tăng, trong đó PGS và PVG tăng kịch trần, nhưng thanh khoản không quá sôi động, khi PVG chỉ có hơn 570.000 đơn vị khớp lệnh, tăng lên 9.700 đồng/cổ phiếu, PGS có hơn 236.000 đơn vị khớp lệnh, tăng 9% lên 33.400 đồng/cổ phiếu. Các mã còn lại cũng chỉ có từ 100.000 -  400.000 đơn vị khớp lệnh.

Tuy nhiên, PVX lại đi ngược với nhóm P, khi giảm điểm, mất 3,8% xuống 2.500 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh hơn 2,2 triệu đơn vị.

Hôm nay SHB tiếp tục dẫn đầu thanh khoản với hơn 17,2 triệu đơn vị khớp lệnh, chốt phiên tăng mạnh 4,4% lên 11.900 đồng/cổ phiếu.

ACB có hơn 4,1 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tăng 3% lên 41.400 đồng/cổ phiếu; KLF tăng 3,2% lên 3.200 đồng/cổ phiếu, khớp 2,72 triệu đơn vị; SHS tăng 2,6% lên 23.400 đồng/cổ phiếu, khớp 2,62 triệu đơn vị; HUT tăng 0,9% lên 11.100 đồng/cổ phiếu, khớp 2,48 triệu đơn vị; VCG tăng 2,9% lên 25.100 đồng/cổ phiếu, khớp 2,08 triệu đơn vị; ACM đứng tham chiếu 1.500 đồng/cổ phiếu, khớp 1,45 triệu đơn vị..

Các mã khác tăng điểm còn có VGC, MBS, VC3, TTB, PHC, CEO, PVE...có từ 400.000 đến hơn 900.000 đơn vị khớp lệnh.

Giảm điểm ngoài PVX nêu trên còn có SDD, HKB, DST (giảm sàn), nhưng thanh khoản cũng không lớn.

 Thời Báo Ngân Hàng
Share:

HoSE tạm ngừng giao dịch ngày hôm nay (23/1) do sự cố kỹ thuật

HoSE hiện chưa hẹn ngày giao dịch trở lại mà chỉ thông báo sẽ cập nhật thông tin trong các thông báo sau.

Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vừa đưa thông tin tiếp theo liên quan đến sự cố giao dịch trước đó.
 Ảnh minh họa

Theo HoSE, vào phiên giao dịch ngày 22/01/2018, lúc 14 giờ 31 phút trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa đã xảy ra sự cố kỹ thuật đối với hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Sự cố ảnh hưởng tới tất cả các lệnh giao dịch tại đợt giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa đối với toàn bộ các mã chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Các giao dịch thỏa thuận không bị ảnh hưởng.

Được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở đã thực hiện tạm ngừng giao dịch từ đợt giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa ngày 22/01/2018 và ngừng giao dịch ngày 23/01/2018.

HSX cho biết đang tích cực khắc phục sự cố để nối lại hoạt động giao dịch trong thời gian sớm nhất và bày tỏ "Chúng tôi rất tiếc về sự cố này và mong nhận được sự hợp tác của các thành viên thị trường và công chúng đầu tư".

HSX hiện chưa hẹn ngày giao dịch trở lại mà chỉ thông báo sẽ cập nhật thông tin trong các thông báo sau.

 Thời Báo Ngân Hàng
Share:

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Không đầu tư khi thị trường hưng phấn

Nhìn chung, tâm lý hưng phấn đang bao trùm thị trường từ đầu năm 2018 đến nay. Tuy nhiên, như các nhà chuyên môn nói, đây là một tâm lý cần cẩn trọng, bởi nó dễ cuốn NĐT vào thị trường, mà mất đi sự tỉnh táo khi đánh giá cổ phiếu.

Thị trường tuần qua vẫn đang cho thấy đà tăng khá, mặc dù những đợt điều chỉnh nhỏ nhưng là cơ hội mua vào các cổ phiếu tăng trưởng cao với giá tốt. Tuy nhiên, chuyên gia khuyên NĐT cần có sự thận trọng cũng như tránh sử dụng margin quá đà trong những phiên hưng phấn.

Vào thời điểm giữa tháng 1/2018, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản gửi các công ty chứng khoán về việc góp ý dự thảo Quyết định 87/QĐ-UBCK. Theo đó, ủy ban chứng khoán dự kiến đưa tỷ lệ ký quỹ ban đầu đối với hoạt động giao dịch ký quỹ trở về tỷ lệ trước đây, tức do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 60%. Theo quy chế hiện nay, tỷ lệ này do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 50%.

Theo các nhà phân tích, đề xuất của ủy ban Chứng khoán nhằm “siết” hoạt động cho vay margin chặt hơn trong bối cảnh thị trường đang quá nóng với những phiên giao dịch đạt giá trị kỷ lục trên 8.000 tỷ đồng trong thời gian qua.

Việc này, giới chuyên môn cho rằng nó tạo ra tác động tích cực lẫn tiêu cực. Thứ nhất, margin là một kênh để dòng tín dụng chảy vào thị trường chứng khoán. Việc tăng tỷ lệ ký quỹ ban đầu có thể là một cách để hạ nhiệt tăng trưởng tín dụng theo hướng nhà nước đề ra trong năm 2018 với mục tiêu tăng trưởng tín dụng chậm lại còn khoảng 17%. Thứ hai, yêu cầu này cũng là một cách để bảo vệ nhà đầu tư và các công ty chứng khoán.

Tuy vậy, theo một chuyên viên phân tích Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) chuyện nâng tỷ lệ margin cũng có những mặt kém tích cực đi kèm. Thứ nhất, do có tương quan thuận giữa tăng trưởng tín dụng và VN-Index với khoảng thời gian kéo dài là 3 tháng nên khi điều chỉnh tăng trưởng tín dụng chậm lại thì rất có thể sẽ tác động đến tăng trưởng của VN-Index.

Thứ hai, các công ty chứng khoán trên thực tế có những sản phẩm để đẩy tỷ lệ margin 1:1 hiện tại lên mức cao hơn, như mô hình margin “kim tự tháp” hay các sản phẩm “T+”… Do vậy, việc nâng tỷ lệ ký quỹ ban đầu có thể chưa chắc thể hiện được hết chức năng đảm bảo an toàn cho NĐT cũng như các công ty chứng khoán.

Từ thực tế trên, dù thị trường vẫn đang có xu hướng tăng điểm hay cộng thêm thông tin khả quan về kết quả kinh doanh quý IV/2017 và kế hoạch 2018 của các DN niêm yết thì NĐT vẫn phải hết sức tỉnh táo. Bởi mỗi chính sách đề ra (dự kiến áp dụng từ tháng 2 tới), phản ứng tất yếu của thị trường là điều chỉnh và tâm lý bán ra của NĐT có thể diễn ra.

Điều này cũng được thể hiện trong báo cáo chiến lược mới đây của Công ty Chứng khoán MBKE. Theo đó, báo cáo ghi rằng: “nỗi lo bong bóng hay tăng nóng của một bộ phận NĐT không phải không có lý. Nỗi lo này thậm chí có căn cứ hơn khi so sánh chỉ số P/E. Mức P/E trung bình của khu vực là 16,2 lần, trong khi P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam là 17,5 lần”.

Bình luận về thị trường, một chuyên viên phân tích của MBKE cho rằng, chỉ số chứng khoán tiếp tục tăng, bỏ qua những khuyến cáo về P/E trung bình của thị trường cao, bởi NĐT chứng khoán kỳ vọng vào tương lai. Tuy nhiên, một khi mức định giá của nhiều cổ phiếu đã lên khá cao và nếu tăng trưởng lợi nhuận của DN không theo kịp, các cổ phiếu này sẽ lao dốc. “Ngay cả khi tăng trưởng lợi nhuận được duy trì, cũng sẽ có sự phân hóa giữa các DN và rủi ro sẽ luôn tiềm ẩn cho NĐT không phân biệt rõ các DN tốt và xấu”, vị chuyên viên nói thêm.

Nhìn chung, tâm lý hưng phấn đang bao trùm thị trường từ đầu năm 2018 đến nay. Tuy nhiên, như các nhà chuyên môn nói, đây là một tâm lý cần cẩn trọng, bởi nó dễ cuốn NĐT vào thị trường, mà mất đi sự tỉnh táo khi đánh giá cổ phiếu. Trong đó, với DN tốt mà định giá quá cao do thị trường đặt kỳ vọng quá nhiều thì cũng rất rủi ro nếu NĐT không biết điểm dừng. Thế nên, nếu NĐT không có đủ thời gian hoặc thông tin thì nên ủy thác đầu tư cho các NĐT chuyên nghiệp là các công ty quản lý quỹ. Nhiều quỹ mở trong năm 2016 và 2017 đã có mức tăng trưởng tốt và cao hơn mức tăng trưởng của VN-Index.

Một điểm đáng lưu ý nữa là lượng margin trên thị trường theo ước tính của một công ty chứng khoán hiện nó đã tăng liên tục từ quý IV/2016. Tính đến hết quý III/2017, lượng margin trên toàn thị trường ước tính có thể trên 50.000 tỷ đồng. Lượng margin này so với vốn hóa thị trường đang quanh mức 4% - điều này cho thấy NĐT sử dụng margin làm công cụ đầu tư khá cao. Vậy, NĐT cần cân nhắc sử dụng đòn bẩy thế nào là hợp lý để tránh rủi ro.

Ví như năm 2012, NĐT có thể vay thêm 2,5 lần vốn để đạt mức đòn bẩy 3,5 lần. Nhưng năm 2018, tỷ lệ margin 1:1 hiện tại xét về mặt quản trị rủi ro mới khá hợp lý. Thậm chí, có thời điểm NĐT phải luôn duy trì ở mức thấp hơn mức tối ưu mới là hợp lý…




 Thời Báo Ngân Hàng
Share:

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Đô la chảy vào chứng khoán

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam lần đầu tiên đạt con số 54,5 tỉ đô la Mỹ vào tuần trước theo công bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Đáng nói hơn là tốc độ gia tăng của quỹ dự trữ ngoại hối khi chỉ trong hai tuần cơ quan quản lý mua vào 2,5 tỉ đô la Mỹ. Các ngân hàng cho biết cung ngoại tệ đang dồi dào, không chỉ từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), mà còn từ doanh nghiệp và dân cư. Xu hướng người dân chuyển đổi ngoại tệ thành tiền đồng và sử dụng một phần hoặc cả số tiền đồng chuyển đổi đó đầu tư chứng khoán là điều mà không ít ngân hàng đang chứng kiến.
“Nhiều người đã không còn thiết tha với ngoại tệ khi lãi suất đô la Mỹ là 0%/năm, còn tỷ giá hầu như không biến động, trong khi chứng khoán năm ngoái tăng trưởng gần 50%. Khoảng cách giữa 0% của lãi suất tiết kiệm ngoại tệ và gần 50% tăng trưởng của chứng khoán biến chứng khoán trở thành vùng trũng hút tiền” - phó tổng giám đốc một ngân hàng nhận xét.

Tiền tiết kiệm đang chảy vào chứng khoán, tuy chưa thành dòng ào ạt, nhưng sự khởi đầu của nó rất đáng chú ý. Tổng số dư tiền gửi tại hệ thống ngân hàng, theo Ngân hàng Nhà nước, đã vượt 5,5 triệu tỉ đồng. Chỉ cần 1% tiền gửi tiết kiệm, tức 55.000 tỉ đồng chuyển sang kênh chứng khoán, VN-Index có cơ hội vượt đỉnh cao nhất trong lịch sử kể từ ngày ra đời. 

Con số 1% hoàn toàn có cơ sở. Với 100 đồng gửi tiết kiệm ngân hàng, 1 đồng chảy vào chứng khoán là tỷ lệ quá nhỏ. Ngoài ra, cả lãi suất huy động và cho vay đang giảm, sức hấp dẫn của gửi tiết kiệm đang bị giãn ra. Theo quán tính, nơi nào lực hấp dẫn mạnh hơn, tiền sẽ tập trung đến. Chứng khoán đang là kênh đầu tư có lực hấp dẫn tăng lên.

Chính vì thế việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) dự kiến đưa tỷ lệ ký quỹ ban đầu từ 50% hiện tại lên 60% không ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Nên nhớ đây mới chỉ là dự kiến của SSC, và văn bản dự kiến này được gửi cho các công ty chứng khoán góp ý dự thảo sửa đổi Quyết định số 87 về giao dịch ký quỹ.

Số liệu của SSC chỉ ra dư nợ margin toàn thị trường đến cuối năm ngoái là 38.000 tỉ đồng, nhỏ hơn nhiều qui mô thị trường và chỉ tương đương 0,69% tổng vốn huy động của ngân hàng. Quy mô thị trường đang tăng từng tuần do số lượng doanh nghiệp mới niêm yết và đăng ký giao dịch, thanh khoản thị trường cũng tăng hàng tuần.

Hose đang hướng đến khối lượng giao dịch 400-500 triệu đơn vị/ngày và giá trị khớp lệnh 500 triệu đô la Mỹ/ngày. Với tốc độ này, việc chứng khoán Việt Nam được đặc cách nâng hạng lên thị trường mới nổi ngay trong năm nay là chuyện sẽ xảy ra.

Bản thân thanh khoản của nhiều cổ phiếu đang được cải thiện. STB trong 10 phiên gần đây, khối lượng khớp lệnh bình quân 31,7 triệu đơn vị/phiên. Eximbank thoái 162 triệu cổ phiếu STB qua sàn một cách dễ dàng. Khoảng 81 triệu cổ phiếu quỹ mà STB đăng ký bán ra chỉ cần 2-3 phiên giao dịch khớp lệnh là thị trường hấp thụ hết. Ở sàn HNX, SHB giao dịch bình quân 23 triệu đơn vị/ngày trong 10 phiên gần đây. Danh sách cổ phiếu đạt thanh khoản 10 triệu đơn vị/phiên đang ngày một dài ra với nhiều tên tuổi mới.

Nhà đầu tư trong nước xuống tiền, khối ngoại cũng không kém, họ gia tăng mua ròng. Năm 2017 trên Hose, tháng được khối ngoại mua ròng cao nhất là tháng 11 với giá trị hơn 10.000 tỉ đồng, chủ yếu mua VNM. Còn những tháng khác, nhiều nhất họ mua ròng tầm 2.500-3.000 tỉ đồng. Tuy nhiên từ đầu năm 2018 đến nay, mới qua hai tuần giao dịch, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 4.482 tỉ đồng qua khớp lệnh. Những phiên thị trường điều chỉnh nước ngoài đều mua ròng đột biến.

Thời kỳ phục hồi của chứng khoán (xin nhấn mạnh từ “phục hồi” vì VN-Index chưa vượt qua đỉnh 1.170 điểm thiết lập vào tháng 3-2007 - NV) mới chỉ bắt đầu từ quí 4 năm ngoái và sau phục hồi, mới đến giai đoạn tăng trưởng của chỉ số. Trước mắt, nhiệm vụ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước còn nặng nề. Nhiệm vụ này hoàn thành được hay không, phụ thuộc chủ yếu vào biến động của chứng khoán. Bất kỳ một động thái nào từ phía cơ quan quản lý với mục đích can thiệp vào thị trường đều có thể tác động đến kết quả cổ phần hóa. SSC và Bộ Tài chính cần có những giải pháp để đưa doanh nghiệp lên sàn, tăng quy mô thị trường mạnh hơn, tạo hàng hóa và xây “chợ” to hơn để hút dòng vốn ngoại lẫn nội, biến chứng khoán thực sự là kênh huy động vốn chủ đạo của nền kinh tế,  thay vì những động thái như điều chỉnh tỷ lệ margin - điều mà các công ty chứng khoán có thể tự kiểm soát được để tránh rủi ro cho chính họ.

Từ trước đến nay chứng khoán vẫn luôn là kênh đầu tư đi sau tiết kiệm ngân hàng. Bây giờ là thời cơ để chứng khoán lấy lại một phần (“một phần” chứ chưa phải “toàn bộ”) chức năng huy động vốn. Mọi sự can thiệp không đúng thời điểm và đúng chỗ chỉ khiến thị trường bị tổn thương.


TBKTSG
Share:

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

Chỉ bán rau, start-up Trung Quốc được định giá 2,8 tỷ USD

Đợt gọi vốn của Meicai một lần nữa cho thấy mức định giá "khủng" mà các start-up Trung Quốc có thể đạt được... 

Meicai - một công ty khởi nghiệp (start-up) Trung Quốc giúp nông dân bán thẳng rau cho các nhà hàng - vừa huy động được 450 triệu tiền vốn, nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Bloomberg.

Dẫn đầu nhóm nhà đầu tư rót vốn vào Meicai là Tiger Global Managemen, China Media Capital và Genesis Capital.

Đợt huy động vốn trên định giá Meicai, start-up có trụ sở Bắc Kinh, ở mức khoảng 2,8 tỷ USD. Cuộc gọi vốn diễn ra trong bối cảnh Meicai mở rộng hoạt động trên thị trường rau tươi.

Meicai, trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là "rau đẹp", được thành lập vào năm 2014 với mục tiêu tìm nguồn rau cho khoảng 10 triệu nhà hàng vừa và nhỏ ở Trung Quốc. Ứng dụng của Meicai trên điện thoại thông minh (smartphone) cho phép các nhà hàng đặt hàng trực tiếp các loại rau củ quả từ trang trại.

Với mô hình này, Meicai là doanh nghiệp mới nhất nổi lên nhằm gây gián đoạn mô hình bán lẻ truyền thống, thông qua cắt giảm các khâu trung gian.

Đợt gọi vốn trên của Meicai một lần nữa cho thấy mức định giá "khủng" mà các start-up Trung Quốc có thể đạt được trên thị trường dồi dào vốn hiện nay. Trong số 10 vụ đầu tư mạo hiểm lớn nhất thế giới trong năm 2017, thì một nửa là các vụ rót vốn vào các công ty Trung Quốc.

Cũng trong năm ngoái, các start-up Trung Quốc đã huy động được tổng cộng 65 tỷ USD tiền vốn - theo dữ liệu của công ty nghiên cứu Preqin. Trong đó, vụ rót vốn lớn nhất thế giới là vụ 5,5 tỷ USD được rót vào công ty taxi công nghệ Trung Quốc Didi Chuxing.

>> Liên hệ Mua bán cổ phiếu - Tư vấn đầu tư - Ủy thác đầu tư  

Vneconomy 

Share:

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

VN Index vượt mốc 1.000 điểm: Không phải vào là thắng

TTCK đang nằm trong giai đoạn thăng hoa khi VN Index tăng trưởng ấn tượng, dòng tiền trong thị trường liên tục cao với mức độ hưng phấn cao độ. 
 

Điều này gợi nhớ về thời kỳ TTCK cách đây hơn 10 năm, nhưng thực tế này liệu có giống như vậy? ĐTTC đã trao đổi với ông LÊ ĐỨC KHÁNH, Giám đốc chiến lược thị trường CTCK Dầu khí (PSI).

PHÓNG VIÊN: - Ông nhìn nhận thế nào về TTCK những phiên gần đây? Việc chỉ số VN Index vượt mức 1.000 điểm, tương đương với cách đây 11 năm cho thấy điều gì, có gì khác so với 11 năm trước? Theo ông, đâu là tác nhân khiến TTCK tăng trưởng mạnh mẽ thời gian gần đây?

Ông LÊ ĐỨC KHÁNH: - TTCK Việt Nam năm 2017 và những phiên đầu năm 2018 đã có những bước tăng trưởng đột phá nhìn dưới góc độ vốn hóa cũng như khối lượng giao dịch trên 3 sàn. VN Index liên tiếp vượt đỉnh mới đã phản ánh nhận định nói trên.

VN Index tăng gần 50% so với năm 2016, vốn hóa toàn thị trường đạt hơn 3,5 triệu tỷ đồng, chiếm 70% GDP. Đây có thể xem là giai đoạn tăng tốc mạnh mẽ của TTCK Việt Nam.

Về việc TTCK liên tục vượt các điểm cao mới nếu so với hơn 11 năm trước, chúng ta cần phải ghi nhận nhiều thay đổi về lượng cũng như về chất, cũng như nguyên nhân của việc tăng điểm bùng nổ của thị trường đến từ sự ổn định kinh tế, tăng trưởng GDP đạt mức cao (6,81% năm 2017), các chỉ tiêu kinh tế được đánh giá tiếp tục ấn tượng như tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chỉ số sản xuất công nghiệp PMI, dự trữ ngoại hối trong năm tới.

Đặc biệt, 2017 là năm khối ngoại giải ngân rất mạnh (khoảng 1,2 tỷ USD), có thể cho chúng ta thấy TTCK Việt Nam đang là điểm thu hút sự quan tâm từ phía các NĐT trong và ngoài nước.

 Thời huy hoàng của TTCK vào năm 2007: cứ mua là thắng. 

- Cách đây hơn 10 năm, bất kỳ NĐT nào tham gia thị trường đều có thể thu được lợi nhuận khi thị trường không có sự phân hóa các loại CP, tốt xấu như nhau, mua là thắng. Còn nay thì sao, ông có khuyến cáo gì với NĐT cá nhân về những rủi ro có thể phải đối mặt?

- Thị trường tăng điểm mạnh liên tiếp vượt đỉnh nhưng dòng tiền lại tập trung chủ yếu vào các CP lớn - các CP largecap. Năm 2018 không chỉ là năm của các IPO niêm yết mới "bom tấn" (VRE, VPB, PLX, VJC...) mà còn có các thương vụ thoái vốn nhà nước, với các giao dịch giá trị lớn như VNM, SAB...

Rõ ràng việc thị trường tăng mạnh với biên độ giao dịch lớn như chúng ta đã và đang chứng kiến, cho thấy dòng tiền lớn đang vào các CP lớn, trong khi các CP mid cap và penny lại không có sự quan tâm như vậy.

Tôi vẫn phải nhấn mạnh các CP hàng đầu các ngành mới là các CP mạnh nhất và tăng nhiều trong các trend lớn của thị trường. Như vậy, chiến lược lựa chọn CP đầu tư như thế nào, nắm giữ bao lâu là tối quan trọng. Nếu so với thời gian trước, bây giờ chúng ta phải thay đổi quan điểm chỉ nên nắm giữ các CP chất lượng cao, có thành tích trả cổ tức ổn định qua nhiều năm, nhất là những CP thị giá còn thấp hơn so với giá trị sổ sách hay những CP có tương lai phát triển tiềm năng.

Về rủi ro đối với các NĐT cá nhân, đó là chọn sai CP hoặc bắt đáy mua vào các CP đang có chu kỳ giảm giá, hoặc đơn giản như lạm dụng đòn bẩy tài chính, giao dịch ngắn hạn. Đây có thể là những nguyên nhân khiến NĐT cá nhân thua lỗ.

- Theo ông, TTCK đang đối mặt với những thuận lợi và khó khăn gì? Ông có tin tưởng vào sự tăng trưởng bền vững của thị trường và ông dự báo VN Index sẽ đạt ngưỡng bao nhiêu điểm cuối năm nay?

- TTCK đang có nhiều cơ hội phát triển mạnh - số lượng doanh nghiệp niêm yết trên 3 sàn vẫn tiếp tục gia tăng, làn sóng niêm yết mới cũng như dòng tiền tham gia trên TTCK đã bắt đầu bùng nổ - cơ hội nâng hạng của thị trường cũng sẽ sớm trở nên thành hiện thực giai đoạn 2018-2020. Bên cạnh những mặt thuận lợi khó khăn đối với TTCK vẫn là các biện pháp, giải pháp hữu hiệu khiến TTCK trở nên minh bạch hơn, dễ giao dịch hơn, nhất là đa dạng hóa các sản phẩm (kể cả các sản phẩm chứng khoán phái sinh).

Quy trình công bố thông tin, chế độ kiểm toán các báo cáo tài chính cần phải thống nhất và chuyên nghiệp theo chuẩn mực quốc tế. Các quy trình, thủ tục hành chính còn phức tạp chưa khuyến khích được các NĐTNN giao dịch tại Việt Nam. Dù sao tôi cũng rất tin tưởng vào sự phát triển bền vững vào thị trường và tin rằng thị trường vẫn đang trong giai đoạn Uptrend có thể đạt ngưỡng 1.405-1.480 điểm cuối năm 2018 này.

Về những nhóm ngành sẽ có lợi thế trong năm 2018, tôi vẫn đánh giá nhóm ngân hàng, dầu khí, chứng khoán và nhóm CP hàng tiêu dùng và dịch vụ công nghiệp sẽ có lợi thế. Về một số ý kiến nhìn nhận rằng TTCK Việt Nam không còn rẻ, nhưng cũng không quá đắt, theo tôi NĐT nên quan tâm đến từng cơ hội đầu tư cụ thể hơn là thị trường chung. Dù sao nếu so sánh P/E TTCK Việt Nam so với khu vực cũng như trên thế giới, vẫn chưa quá cao.

- Xin cảm ơn ông.

>> Liên hệ Mua bán cổ phiếu - Tư vấn đầu tư - Ủy thác đầu tư  
  
 Sài Gòn đầu tư Tài chính
Share:

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

2 nhân tố đặc biệt nhà đầu tư cần lưu tâm

Đầu tư nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng là một công việc kỳ lạ. Ở đó, nhà đầu tư phải sử dụng những số liệu, những nhân tố trong quá khứ và hiện tại để dự đoán kết quả xảy ra trong tương lai. Nhưng cũng chính vì sự kỳ lạ này mà đầu tư trở thành một lĩnh vực vô cùng thu hút. 


Khi tìm ra được những nhân tố quan trọng, những điểm nhìn đúng để thấy được tiềm năng trong mỗi thương vụ đầu tư, xác suất dự đoán chính xác tương lai của nhà đầu tư sẽ ngày càng tăng.

Dựa trên những quan điểm, kinh nghiệm, góc nhìn của các chuyên gia đầu tư hàng đầu thế giới, dưới đây là 2 điểm nhìn quan trọng mà nhà đầu tư nên đặc biệt lưu tâm.

Dòng tiền

Nếu xem doanh nghiệp là một cơ thể sống thì dòng tiền chính là máu trong cơ thể đó. Dòng tiền giúp doanh nghiệp duy trì các hoạt động của mình, đáp ứng kịp thời các chi phí, giải quyết các vấn đề công nợ… Và với Poonkulali Thangavelu - chuyên gia đầu tư chứng khoán và cây bút chuyên về đầu tư cho các trang như Yahoo! Finance, Fox Business, MSN Money… thì dòng tiền chính là một trong những nhân tố thể hiện rõ nhất sức khỏe thực sự của một doanh nghiệp.

Cụ thể, một doanh nghiệp có dòng tiền mạnh là doanh nghiệp có thể phần nào tự chủ trong vấn đề kinh doanh hằng ngày và tránh được những ảnh hưởng của nợ vay. Với một doanh nghiệp có dòng tiền yếu, họ thường phải sử dụng nợ vay để tài trợ vốn lưu động và nếu sử dụng không hiệu quả thì lượng nợ vay họ sử dụng sẽ gia tăng theo thời gian. Qua đó khiến cho quyền lực đàm phán của doanh nghiệp trở nên yếu thế hơn so với những chủ nợ của mình. Điều này dễ dàng tạo ra xung đột, do mục tiêu của chủ nợ và doanh nghiệp thường rất khác biệt.

Phân tích sâu hơn, Poonkulali Thangavelu và các chuyên gia đầu tư đều cho rằng, một trong những lý do lớn khiến dòng tiền của doanh nghiệp trở nên cạn kiệt, ngoài việc kinh doanh sa sút, còn đến từ việc doanh nghiệp bị các đối tác chiếm dụng vốn quá lâu. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang lệ thuộc quá nhiều vào một số khách hàng và tạo ra rủi ro tín dụng rất cao cho doanh nghiệp, mặt khác, cũng có thể việc theo dõi các khoản nợ của doanh nghiệp đang gặp vấn đề lớn.


“Có nhiều yếu tố quanh dòng tiền bạn có thể phân tích, nhưng hãy luôn nhớ, một doanh nghiệp không có khả năng quản lý dòng tiền một cách chính xác và phù hợp thì tương lai doanh nghiệp đó rất khó thành công”, Poonkulali Thangavelu chia sẻ.

Ngoài ra, có quá nhiều tiền mặt cũng là một điều không tốt, vì doanh nghiệp có thể bỏ lỡ cơ hội để đầu tư và tạo thêm thu nhập trong tương lai. Do đó, nhà đầu tư cũng cần xem xét sự cân bằng trong cấu trúc tài chính mà doanh nghiệp sở hữu.

Tiền mặt thực trên mỗi cổ phiếu

Nhân tố thứ hai được các chuyên gia đầu tư đề cập là tiền mặt thực trên mỗi cổ phiếu (net cash per share). Các chuyên gia đầu tư của trang Investopedia.com (website chuyên về đầu tư, có trung bình 2,5 triệu người truy cập hằng tháng và được định giá hơn 80 triệu USD) đặc biệt khuyên nhà đầu tư nên thận trọng khi so sánh giữa tiền mặt thực trên mỗi cổ phiếu và giá của cổ phiếu đó trên thị trường.

Để tính tiền mặt thực trên mỗi cổ phiếu, ví dụ đơn giản nhất, giả sử có 10 triệu cổ phiếu của công ty X đang lưu hành và giao dịch trên thị trường với giá 10.000 đồng/CP. Bảng cân đối kế toán mới nhất của công ty này cho thấy tiền mặt đang nắm giữ của công ty là 150 tỷ đồng và nợ vay 25 tỷ đồng. Như vậy, tiền mặt thực sự của doanh nghiệp (cash minus debt) là 125 tỷ (150 tỷ – 25 tỷ), và tiền mặt thực trên mỗi cổ phiếu (net cash per share) sẽ là 12.500 đồng/CP (125 tỷ/10 triệu cổ phiếu).

Nhiều nhà đầu tư cho rằng những cổ phiếu như của công ty X đang được bán với giá thấp hơn giá trị thực, nên đó là dạng cổ phiếu siêu tiềm năng để mua trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá cổ phiếu thấp hơn so với tiền mặt thực trên mỗi cổ phiếu không phải lúc nào cũng là dấu hiệu thực sự tốt. Bởi việc cổ phiếu có giá thấp có thể là một dấu hiệu cho thấy đa số nhà đầu tư đang nghĩ rằng công ty có giá trị thấp, không có tiềm năng phát triển trong tương lai, các dự án đầu tư thiếu khả năng sinh lợi, hoặc nhà đầu tư nghi ngờ giá trị của báo cáo tài chính doanh nghiệp công bố…

“Nếu do thị trường đang giảm điểm, nhà đầu tư lo lắng, khiến nhiều cổ phiếu đồng loạt giảm giá, hoặc do công ty đó có mức vốn hóa nhỏ nên bị các nhà đầu tư và các phương tiện truyền thông bỏ qua, thì cổ phiếu như của công ty X mới thực sự là một lựa chọn tốt và ít rủi ro cho bạn”, các chuyên gia của Investopedia.com chia sẻ.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, một doanh nghiệp nếu sở hữu các giá trị thực sẽ hiếm khi để giá cổ phiếu giao dịch thấp hơn giá trị thực trong một thời gian dài. Bởi một khi tâm lý nhà đầu tư ổn định trở lại, thị trường nhìn thấy tiềm năng của cổ phiếu, hoặc một công ty đối thủ cảm nhận rủi ro nên phải mua lại doanh nghiệp… thì giá của cổ phiếu chắc chắn sẽ sớm vượt qua tiền mặt thực trên mỗi cổ phiếu. 


>> Liên hệ Mua bán cổ phiếu - Tư vấn đầu tư - Ủy thác đầu tư   


Theo Doanh nhân Sài Gòn
Share:

Hàng loạt cổ phiếu từ penny đến midcap tăng trần, 2 sàn giao dịch gần 9.200 tỷ đồng

Mía đường cũng là nhóm đáng chú ý với LSS tăng trần. SBT sau khi dùng dằng suốt cả phiên thì đến cuối cùng, cũng mạnh mẽ tăng trở lại. Khối lượng khớp lệnh đạt gàn 10,4 triệu đơn vị. 

 
Kết thúc “hoàn hảo” với mức tăng 10,66 điểm của VN-Index cùng giá trị giao dịch lên tới hơn 8.000 tỷ đồng. HNX-Index cũng tăng hơn 1 điểm và giao dịch hơn 1.170 tỷ đồng. Tổng cộng 2 sàn lại giao dịch gần 9.200 tỷ đồng.

Không chỉ các penny như JVC, SCR, IDI, AMD tăng trần mà nhiều cổ phiếu lớn như HPG, HSG hay LSS và NBB cũng tăng trần mạnh mẽ, khiến cho thị trường tràn ngập sự hứng khởi.

Nói riêng về cổ phiếu thép, HSG thực sự là ngôi sao trong phiên này với lực mua áp đảo. Thanh khoản cổ phiếu đạt gần 10,4 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại mua 1,9 triệu đơn vị. Khi kết thúc, HSG còn dư mua trần hơn 300.000 đơn vị. Với hiệu ứng từ HSG, tất cả các cổ phiếu ngành thép đều tăng mạnh và HPG cũng thể kém cạnh mà không đóng cửa tại giá trần.

Các nhóm cổ phiếu dẫn sóng quen thuộc như dầu khí, chứng khoán, ngân hàng cũng vẫn giao dịch rất tích cực. GAS một lần nữa đóng cửa tại 102.000 đồng – tăng 1,6% so với phiên trước. PVD ấn tượng nhất trong phiên này với mức tăng 6%. PVS tăng 1,1%. Nhóm cổ phiếu có thanh khoản thấp hơn như PVB tăng hơn 8%, PVT tăng 3,8%,… PVX tăng trần.

Nhóm chứng khoán bứt phá tại SHS – tăng 4,7%, MBS tuy không còn tăng trần nhưng vẫn tăng 9,2%, CTS tăng 3,4%. SBS và FTS vẫn tăng trần.


Tại nhóm ngân hàng, khi BID giảm, CTG đứng giá tham chiếu thì VCB càng về cuối phiên càng mạnh mẽ, đóng cửa tăng tới 5,6% lên 58.500 đồng – mức giá cao nhất trong phiên. EIB và STB tăng lần lượt 3,6% và 2,1%. VPB tăng 3,1% và LPB tăng 7,3%.

Mía đường cũng là nhóm đáng chú ý với LSS tăng trần. SBT sau khi dùng dằng suốt cả phiên thì đến cuối cùng, cũng mạnh mẽ tăng trở lại. Khối lượng khớp lệnh đạt gàn 10,4 triệu đơn vị.

Phía cổ phiếu hàng không có sự điều chỉnh mạnh. ACV giảm 3,9% trước thông tin bị Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm và kiến nghị truy thu thuế. 2 hãng hàng không VJC và HNV có sự trái ngược khi VJC giảm phiên thứ 2 còn HVN tiếp tục chinh phục đỉnh mới. AST mới lên sàn, lại tăng trần lên 66.000 đồng.
--------------------------
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, tất cả các chỉ số đều tăng. VN-Index tăng 3,3 điểm lên 1.026,21 với khối lượng 194 triệu đơn vị, tương đương 4.680 tỷ đồng, trong đó chỉ có 300 tỷ là thỏa thuận. Trong khi đó, VN30-Index tăng tới 7,35 điểm và giá trị giao dịch của nhóm này là 2.811 tỷ đồng.


HNX-Index cũng tăng 0,13 điểm và giao dịch 61,5 triệu cổ phiếu tương đương 766 tỷ đồng.

3 cổ phiếu đầu đàn của nhóm dầu khí là GAS, PVD, PVS giữ nguyên phong độ. GAS đã vượt qua giá 102.000 đồng còn PVD tăng trên 5% với thanh khoản tăng mạnh.

Tại nhóm chứng khoán, một loạt cổ phiếu tăng trần như MBS, SBS và FTS.

Tại nhóm thép, ngoài việc HPG băng băng lên đỉnh mới thì HSG cũng tăng tới 5,5% và giao dịch gần 7 triệu cổ phiếu – đứng thứ 3 trên HOSE về thanh khoản. TVN của VNsteel cũng tăng mạnh tiếp nối chuỗi tăng những phiên vừa qua.

STB và SCR dẫn đầu thanh khoản trên HOSE trong đó SCR tăng trần.
---------------------
Vừa mở màn phiên sáng, cơn hưng phấn có phần quá đà đã đẩy VN-Index tăng hơn 9 điểm với mức tăng giá mạnh mẽ ở tất cả các nhóm cổ phiếu.

Cũng nhanh như vậy, chỉ vài phút sau, cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm mạnh về sát giá sàn, kéo chỉ số giảm 5 điểm. Thế nhưng cũng lại nhanh như cắt, các cổ phiếu lớn – mà dẫn đầu là nhóm dầu khí – đã đồng loạt hồi phục và kéo chỉ số bật xanh trở lại.

Cụ thể, GAS nỗ lực chinh phục lại đỉnh 102.000 đồng. PVD sau vài phiên chạy sau các cổ phiếu trong ngành, hôm nay bứt tốc tăng 3,4% còn PVS tăng 2,2%. PVX lại tăng trần còn PVC, PVT cũng tăng trên dưới 2%.

Tại nhóm ngân hàng, sắc xanh đã trở lại với VCB nhưng CTG, BID và MBB vẫn đỏ. Cổ phiếu khỏe nhất trong nhóm này có lẽ là STB và SHB. Với thông tin tích cực từ việc xử lý nợ xấu, STB nhanh chóng khớp gần 16 triệu cổ phiếu và tăng 3,4%. Dù lúc thị trường “sập”, cổ phiếu này thậm chí vẫn không về tham chiếu. SHB vượt mệnh giá, khớp hơn 9 triệu đơn vị.

Tương tự, SHS trong nhóm chứng khoán cũng tăng mạnh. SSI, HCM, VND, CTS đều bật tăng trên 1,5%.

Về phía những cổ phiếu đã vượt đỉnh lịch sử như HVN, HPG – vẫn cứ tiếp tục tăng mạnh mẽ lên đỉnh mới.

Một số cổ phiếu “bèo” vẫn tăng trần như JVC, KPF, NVT.

Sự “trở mặt” với tốc độ tên lửa khiến nhà đầu tư ngỡ ngàng, đồng thời cũng cho thấy lực lượng chầu chực chờ thị trường giảm để mua lớn như thế nào.




Theo Trí thức trẻ
Share:

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Sau Sabeco, tỷ phú Thái quyết gom thêm cổ phần Vinamilk

Quỹ đầu tư của tỷ phú Thái lại đăng ký mua 14,5 triệu cổ phần để nâng sở hữu lên 17,58% dù đã thất bại nhiều lần trước đó. 

Quỹ ngoại F&N Dairy Investments Pte. Ltd thuộc tập đoàn đồ uống Singapore F&N của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi vừa tiếp tiệc đăng ký mua vào hơn 14,5 triệu cổ phiếu VNM của Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Nếu giao dịch thành công, F&N Dairy sẽ nâng lượng sở hữu cổ phiếu VNM lên hơn 253,79 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 17,58%.

Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ 10/1 đến 8/2/2018. Với mức giá đóng cửa ngày 5/1 là 213.500 đồng một cổ phiếu, tỷ phú Thái sẽ phải chi hơn 3.000 tỷ đồng để nâng sở hữu.

Trong đợt mua trước đó, đơn vị này chỉ mua được gần 2 triệu cổ phiếu VNM trong tổng số gần 21,77 triệu cổ phiếu đăng ký. Giao dịch thực hiện từ 8/12/2017 đến 5/1/2018. Sau giao dịch F&N Dairy nâng lượng sở hữu cổ phiếu VNM lên hơn 239,46 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 16,5%.
Tỷ phú Thái không từ bỏ tham vọng sở hữu Vinamilk.
Đây không phải lần đầu F&N Dairy đăng ký mua thêm cổ phiếu VNM. Từ giữa tháng 4/2017, F&N Dairy Investments đã bắt đầu đăng ký mua khối lượng lớn cổ phiếu của Vinamilk nhằm mục đích đầu tư. Tuy nhiên, do điều kiện thị trường không phù hợp nên 3 lần giao dịch chỉ gom thêm được 5 triệu cổ phiếu. 

Như vậy, sau Sabeco, động thái liên tục mua vào cổ phiếu Vinamilk dù thất bại nhiều lần cho thấy quyết tâm sở hữu của đại gia này. 

Cuối năm 2016, F&N Dairy Investments cùng với F&NBev Manufacturing đã chi gần 500 triệu USD (tương đương khoảng 11.286 tỷ đồng) để mua 60% khối lượng cổ phiếu do SCIC chào bán công khai theo phương án thoái vốn nhà nước. Mức giá mua vào tại thời điểm đó cao hơn so với thị trường gần 7%, tương đương 144.000 đồng một cổ phiếu.

Trước đó, hôm 18/12, Công ty TNHH Vietnam Beverage - doanh nghiệp có liên quan tới tỷ phú Thái Lan cũng đã mua thành công 53,59% cổ phần Sabeco (SAB), tương đương 343,62 triệu cổ phiếu, trị giá 4,8 tỷ USD. Cuối tháng 12, Sabeco công bố sẽ tạm ứng cổ tức 35%, tức 3.5000 đồng một cổ phiếu. Điều này có nghĩa vừa mới mua xong cổ phần SAB tỷ phú Thái đã có trong tay 1.200 tỷ đồng từ cổ tức.

F&N là thành viên của Tập đoàn đồ uống Fraser & Neave Limited, do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền kiểm soát, ông Lee Meng Tat làm giám đốc. Ông Lee đang là thành viên Hội đồng Quản trị Vinamilk.


 Vnexpress

Share:

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

2017 - Năm đại thắng của kinh tế toàn cầu

Thị trường chứng khoán bùng nổ, bong bóng bitcoin, các chỉ số về hoạt động thương mại lập đỉnh... Tuy nhiên không phải mọi thứ đều tốt. 

Các thị trường chứng khoán (TTCK) bùng nổ


Theo Reuters, TTCK toàn cầu đã tăng nhanh trong năm 2017, khi chỉ số MSCI All Country World Index tăng 22%, thêm gần 9.000 tỷ USD vốn hóa. Thị trường được “tiếp thêm nhiên liệu” bởi sự bùng nổ tăng trưởng ở các quốc gia phát triển và kế hoạch cắt giảm thuế doanh nghiệp của tổng thống Donald Trump. Trung Quốc cũng thành công trong việc duy trì tỉ lệ tăng trưởng, xua tan nỗi sợ về một cuộc giảm tốc sau nhiều thập niên tăng trưởng “nóng”. Trong khi đó, khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (eurozone) cũng có sự hồi phục sau nhiều năm bất ổn. Ở Anh, chỉ số FTSE 100 đã tăng vọt nhờ tăng trưởng toàn cầu mạnh hơn và đồng bảng Anh yếu đi kể từ sau sự kiện Brexit.

Giao thương toàn cầu nhộn nhịp

Chỉ số Baltic Dry được sử dụng như là thước đo sự tăng trưởng toàn cầu vì nó đo mức cước phí đối với các loại hàng hóa khô như than đá, gạo và lúa mì. Khi nhu cầu tăng nghĩa là nền kinh tế thế giới có sự tăng trưởng. Năm nay, chỉ số này đã tăng lên các mức cao nhất trong vòng 4 năm qua giữa lúc có sự hồi phục trong giao thương toàn cầu. Những hàn thử biểu khác dành cho tăng trưởng, như chỉ số PMI khảo sát hoạt động kinh doanh từ các giám đốc mua hàng của các công ty, đã cho thấy một nhu cầu lớn về hàng hóa và dịch vụ ở khắp các nền kinh tế phát triển trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ và châu Âu ngày càng tăng khiến cho nỗi sợ về một sự đổ vỡ trong giao thương vẫn còn lơ lửng.

Nhà đầu tư cảm thấy thoải mái
Được xem như là thước đo nỗi sợ hãi của Phố Wall, Chicago Board Options Exchange Volatility Index là một thước đo kỳ vọng của TTCK, chẳng hạn như giá cả có thể dao động, tăng giảm bao nhiêu trong quãng thời gian 30 ngày. Chỉ số này càng cao thì càng nhiều khả năng nhà đầu tư sẽ tham gia một cách “cuồng loạn”. Trong năm nay, hàn thử biểu này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, dưới mức 9 điểm. Bất kỳ mức nào trên 20 nghĩa là mọi chuyện đang diễn ra không như mong đợi, và là một đặc điểm thông thường của các thị trường đang giảm giá.

Đồng bảng Anh trở lại sau Brexit
Đồng bảng Anh đã hồi phục trong các giao dịch toàn cầu kể từ đầu năm 2017 trong bối cảnh có những tiến triển dần dần tại các cuộc đàm phán liên quan đến Brexit. Dù vẫn còn thấp hơn khoảng 10% so với trước thời điểm trưng cầu dân ý, nhưng đồng tiền này đã tăng gần 10% trong năm 2017 để đạt mức khoảng 1,3505 USD. Trong khi đó, đồng USD đã “chật vật” để được hưởng lợi trong năm 2017 từ các đợt tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), còn đồng euro đã trở nên mạnh hơn khi kinh tế của khối eurozone được cải thiện và ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) được kỳ vọng sẽ bắt đầu siết chặt chính sách tiền tệ bằng cách hạn chế chương trình nới lỏng định lượng của mình.

Eurozone đang hồi phục
Một trong những ngạc nhiên lớn nhất trong năm 2017 là sự ổn định ở khối eurozone sau nhiều năm hỗn loạn. Sau khi ông Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ, nhiều nhà quan sát thị trường cho rằng những quốc gia tiếp theo sẽ không chống nổi làn sóng chính trị mang màu sắc chủ nghĩa dân túy sẽ là ở Liên minh châu Âu (EU), điều mà có thể dẫn đến sự chấm dứt của đồng euro. Tuy nhiên, Marine Le Pen đã thất bại trong cuộc đua giành quyền lực ở Pháp, Geert Wilders thất bại ở Hà Lan, và đảng Alternative für Deutschland thất bại ở Đức. Kết quả là, giữa một bối cảnh chính trị ổn định hơn, tăng trưởng của eurozone đã được cải thiện nhanh chóng.

Tăng trưởng lương vẫn không sáng sủa
Đã có tăng trưởng nhẹ trong giá hàng hóa trên khắp thế giới, ngoại trừ nước Anh, nơi mà sự mất giá đột ngột của đồng bảng sau sự kiện Brexit đã dẫn đến một sự tăng vọt trong chi phí nhiên liệu và thực phẩm nhập khẩu. Tăng trưởng lương nói riêng vẫn chưa được nhìn thấy trong năm 2017, dù tỉ lệ thất nghiệp thấp trên khắp hầu hết các quốc gia phát triển. Điều này khiến cho nhiều người trong ngành kinh tế bối rối vì thị trường lao động đạt trạng thái khả dụng thường dẫn tới sự mặc cả lớn hơn giữa các công nhân để đòi hỏi lương cao hơn. Nó cũng tạo ra thêm một thách thức nữa đối với những người đứng đầu các ngân hàng trung ương – vốn là những người muốn thấy lạm phát lương mạnh hơn trước khi tăng lãi suất, để bình thường hóa nền kinh tế thế giới sau nhiều năm dùng gói kích thích sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu cách đây 10 năm.

Câu đố năng suất vẫn chưa có lời giải

Thất bại trong việc thúc đẩy năng suất công nhân đã làm bối rối các chuyên gia kinh tế trên khắp thế giới trong năm 2017, mà đáng chú ý là ở Anh. Dù vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở Anh, nhưng mỗi quốc gia trong nhóm G7 đều đã trải qua tăng trưởng ì ạch kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đó là một dấu hiệu gây lo lắng cho tăng trưởng lương, vì sản lượng mỗi giờ làm việc lớn hơn có thể giúp hỗ trợ lương cao hơn cho sản lượng đó. “Thủ phạm” có thể là tỉ lệ việc làm cao hơn, lãi suất thấp hơn, hay tỉ lệ đầu tư thấp hơn trong các dự án thúc đẩy năng suất của chính phủ và doanh nghiệp.

Giá dầu hồi phục

Giá dầu toàn cầu đã hồi phục mạnh trong năm 2017, do được hưởng lợi từ nhu cầu đang tăng lên ở các nhà máy trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, giữa bối cảnh các hoạt động kinh tế bùng nổ. Sau khi lao dốc vào cuối năm 2015 khiến các thị trường toàn cầu hoảng sợ, năm 2017 là năm giá dầu có được sự bình yên và tăng trưởng vững chắc. OPEC đã hạn chế sản xuất để kiểm soát nguồn cung, trong khi không có sự leo thang căng thẳng lớn nào để đẩy giá dầu lên các mức không bền vững. Tuy nhiên, vẫn có một cảnh báo: dầu đá phiến của Mỹ có thể trở lại, vì với mức giá hiện tại thì các nhà sản xuất sẽ có lời. Điều này có thể thúc đẩy nguồn cung, khiến giá lại giảm.

Cơn cuồng bitcoin

Có lẽ đây là câu chuyện tài chính gây chú ý nhất trong năm 2017. Dù có nỗi sợ rằng giá bitcoin sẽ lao dốc, nhưng 2017 sẽ được ghi nhận là năm của đồng tiền số này. Bitcoin đã liên tục tăng lên các mức kỉ lục, khi đầu năm chỉ khoảng 1.000 USD/đồng, nhưng cuối năm lại đạt gần 20.000 USD. Đã có những lúc đồng tiền này dao động dữ dội, khi mất hơn 1/4 giá trị chỉ trong một ngày, nhưng sau đó hồi phục. Các chuyên gia kinh tế cho rằng bitcoin hiện có đầy đủ những dấu hiệu của một bong bóng, khi khá tương đồng với cơn cuồng hoa tulip hồi thế kỉ 17.

Những nỗi lo về “núi” nợ của Trung Quốc
Đống nợ của Trung Quốc ngày càng tăng nhanh, khi phình lên gấp 4 lần kể từ cuộc khủng hoảng tài chính đến nay và trở thành mối lo ngại của năm 2017 dù chưa làm xáo trộn các thị trường toàn cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo rằng nợ của Trung Quốc hiện ở mức cao so với các chuẩn quốc tế và tăng trưởng nhanh chóng có thể đã dẫn tới tình trạng cơ quan chức năng nước này không sẵn lòng để cho các công ty gặp khó khăn phá sản. Hồi tháng 9, Standard & Poor’s đã hạ bậc tín dụng của quốc gia này vì những rủi ro từ “núi” nợ của họ. Dù đến nay Trung Quốc đã bắt đầu có những bước đi để “ghìm cương” món nợ này mà không gây ảnh hưởng tới tăng trưởng, nhưng các chuyên gia kinh tế hiện lo ngại một bước đi sai lầm của cơ quan quản lý có thể làm đảo lộn tình trạng hiện tại trong tương lai gần.


Theo Trí thức trẻ/The Guardian
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?