VN-Index gần
đây liên tục tăng nhờ vào các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc ngành tiêu dùng
như MSN, VNM, hay các cổ phiếu nhóm ngân hàng, BĐS, chứng khoán. Một cổ
phiếu cũng hay góp mặt vào việc hỗ trợ chỉ số đó là BVH - thuộc ngành
bảo hiểm. Tuy nhiên, cổ phiếu ngành bảo hiểm nhìn chung lại không diễn
biến tích cực trong thời gian qua. Cụ thể, chỉ số ngành bảo hiểm đã giảm
3,9% trong vòng 1 tháng trở lại đây.
Các DN bảo hiểm thực sự chỉ bắt đầu hồi
phục từ năm 2012 và tăng trưởng mạnh 2 con số từ năm 2014. Thị trường
bảo hiểm đang đứng trước có nhiều cơ hội tiếp tục tăng trưởng nhờ tăng
trưởng kinh tế ổn định, gia tăng đầu tư vào hạ tầng và các hoạt động đầu
tư mở rộng của khu vực tư nhân.
Nói như vậy vì ngành này đang có sự tăng
trưởng tốt nhất trong nền kinh tế năm 2016. Doanh thu phí bảo hiểm tăng
22,74% chạm mốc 86 nghìn tỷ đồng. Bảo hiểm nhân thọ chiếm tỷ trọng 58%
và tăng 34,6% so với năm 2015. Bên cạnh đó, thu nhập phí bảo hiểm phi
nhân thọ cũng tăng 15,9%, cao nhất trong vòng 5 năm. Theo Hiệp hội Bảo
hiểm Việt Nam, bảo hiểm phi nhân thọ sẽ tăng trưởng hơn 14% trong năm
2017 và mảng bảo hiểm nhân thọ sẽ đạt được mức tăng trưởng 25%.
Nhìn chung, phí bảo hiểm cũng đang chiếm
khoảng 1,5% GDP so với mức 3,8% ở Đông Nam Á. Tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm
còn thấp bên cạnh cơ cấu dân số hiện tại với hơn 60% là dân số trẻ cho
thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành còn rất lớn. Ví dụ, bảo hiểm cho
tài sản công đang được đưa vào dự thảo Luật Tài sản quy định rằng nhà
bảo hiểm phải có vốn chủ sở hữu trên 600 tỷ đồng và tổng tài trên 2000
tỷ đồng. Cho đến nay, hầu hết các công ty đã niêm yết như PVI, BVH, BMI,
PGI, PTI và BIC đều thỏa mãn các yêu cầu để tham gia mảng này.
Với viễn cảnh lãi suất sẽ cao hơn năm
2017 ở kỳ vọng lạm phát cao hơn và VND mất giá, giới phân tích tin rằng
thu nhập tài chính của các DN bảo hiểm sẽ cải thiện tương đối do các DN
bảo hiểm thường đầu tư 89% danh mục đầu tư vào các sản phẩm thu nhập cố
định (tiền gửi, trái phiếu bảo đảm). Bên cạnh những yếu tố tích cực đó,
rủi ro khi đầu tư vào các DN bảo hiểm vẫn hiện hữu.
Tổng hợp các yếu tố trên, giới phân tích
của CTCK Rồng Việt cho rằng trong năm 2017 có thể vẫn sẽ là một năm tốt
đối với mã ngành bảo hiểm. Tuy vậy, các cổ phiếu đã tăng nhiều trong 2
năm qua nên cơ hội sẽ chắt chiu, chọn lọc hơn. Trong đó, PGI, VNR và PVI
bởi những cổ phiếu này có nhiều yếu tố hỗ trợ riêng trong năm nay. Bên
cạnh đó, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MINC) cũng đang được
trông đợi vì có thể sớm niêm yết trên sàn OTC trong thời gian tới..
Thời Báo Ngân Hàng