Người Do Thái thừa nhận rằng: Tất cả mọi người đều thất
bại tại một vài điểm nào đó trong cuộc đời của họ là sự thật không thể
chối bỏ.
Mặc dù chỉ chiếm 0,02% dân số nhưng người Do Thái lại đại diện cho
hơn 10% người trong danh sách Fobes 400 người giàu nhất thế giới, hơn
10% danh sánh CEO của 500 hãng lớn nhất thế giới theo bình chọn của
Fortune và khoảng 30% người dành giải Nobel.
Nhắc
đến người Do Thái là nhắc đến sự thành công, vậy họ đối mặt với sự thất
bại như thế nào? Người Do Thái thừa nhận rằng: Tất cả mọi người đều
thất bại tại một vài điểm nào đó trong cuộc đời của họ là sự thật không
thể chối bỏ. Kinh Torah cũng cho rằng, không có con người nào được kỳ
vọng trở nên hoàn hảo.
Thậm chí nhà lãnh đạo
Moses của người Do Thái cũng bị cho là mắc sai lầm khi ông đánh vào tảng
đá cùng đoàn người của mình để tìm ra nguồn nước thay vì nói chuyện với
nó như lời Chúa yêu cầu ông thực hiện. Thông điệp ở đây là: Thất bại chỉ là một phần trong cuộc đời của con người và không có lý do gì để sợ hãi khi nó xảy ra.
Điều thử thách đối với mỗi người là cách họ đáp trả lại thất bại: Nó có
thể dẫn tới nhiều thất bại hơn hoặc đỉnh cao vĩ đại hơn của sự thành
công.
Có 2 điểm cốt lõi trong quan điểm của người Do Thái về sự thất bại gồm: Tránh đổ lỗi và sửa chữa nó.
Chính vì xem là một phần cuộc sống nên người Do Thái khuyến khích việc
đối mặt với thất bại, không đổ lỗi cho mọi thứ hay người khác thay vì
chính bản thân bạn. Bằng cách đổ lỗi chongười khác, bạn sẽ tiếp tục mắc
phải những sai lầm tương tự và sau đó lại tự hỏi tại sao mình không bao
giờ tiến bộ lên được.
Vậy người Do Thái sửa
chữa sai lầm bằng cách nào? Họ có một quá trình 4 bước được thực hiện
hàng ngày hoặc ít nhất là 2 lần một tuần có tên h’eshbon ha’nefesh giúp nhìn sâu vào nội tâm và nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:
Nhận ra lỗi lầm và chịu trách nhiệm về nó
"Càng nhiều khôn ngoan càng đi qua nhiều nỗi đau"
(Trích Kinh Ecclesiastes 1:18 )
|
Bước
đầu tiên trong hành trình soi xét lại nội tâm là nhận ra và chịu trách
nhiệm với lỗi lầm và từ đó nhận ra những tổn thất tiềm ẩn mà nó tạo ra
đối với việc kinh doanh hay cuộc sống của chúng ta. Điều này có ý nghĩa
sâu xa về mặt nhận thức.
Ví dụ, một sai lầm
lặp lại phổ biến chính là sự trì hoãn. Đây chính là trở ngại lớn nhất
đối với thành công thực sự. Không kể mức độ quan trọng của nhiệm vụ ra
sao, nhiều người dường như không bao giờ tự họ đứng dậy để đủ thời gian
hoàn thành công việc một cách hợp lý. Họ chần chừ, trì hoãn cho đến khi
buộc phải đuổi theo thời gian và chịu áp lực thời hạn công việc. Chính
điều này cũng làm gia tăng tình trạng căng thẳng và tức giận.
Nếu mọi người trung thực với bản thân mình, họ sẽ nhận ra rằng mình đang có vấn đề. Nhưng khắc phục vấn đề lại là điều khó. Để giải quyết được nó, bạn cần hiểu trọn vẹn những tổn thất do việc trì hoãn đang gây ra trên mọi cấp độ. Ngoài
ra, hãy xem thói quen chần chừ là một kẻ thù đứng giữa bạn và thành
công. Từ đó bạn sẽ có động lực chiến đấu với nó trong lần xuất hiện tiếp
để gặp được thành công. Quá trình này có thể áp dụng tương tự đối với
những thói quen khác như tức giận, thiếu tập trung hay bi quan.
Nhận ra điểm lỗi trong suy nghĩ
Một
khi bạn nhận ra thất bại cũng như tác động tiêu cực của nó đến cuộc
sống, bạn có thể tiến đến bước thứ 2 là nhận ra điểm lỗi trong tư duy đã
gây ra lỗi lầm.
Hãy xem xét về sự
kiêu ngạo. Chính điều này dẫn dắt bởi những ý nghĩ sai lầm từ việc bạn
cho rằng mình có giá trị cao hơn những người khác. Từ đó, bạn sẽ có
những hành động dẫn tới thất bại khi đánh giá thấp đối thủ. Bằng cách
phân tích kỹ lưỡng quá trình suy nghĩ dẫn tới sự kiêu căng hay bất kỳ
thói xấu nào gây ra thất bại, bạn có thể phát hiện ra đâu là điểm logic
bị lỗi và bắt đầu sửa chữa nó.
Thừa nhận sai lầm của bản thân và người khác
Bước
thứ 3 cũng quan trọng không kém chính là thừa nhận lỗi lầm của bản thân
và những người khác. Đây là quan điểm ẩn chứa nhiều sự khôn ngoan phía
sau.
Một huấn luyện viên nổi tiếng về thói
quen sống từng cho biết, có một thực tế là những khách hàng của ông hiểu
rằng ông sẽ gọi và kiểm tra họ, thúc đẩy họ thực hiện những nhiệm vụ
một cách hiệu quả. Ý tưởng đặt ra ở đây là khi những người khác
nhận thức được các vấn đề và lỗi lầm của bạn, họ có thể thúc đẩy bạn
tránh mắc lại chúng. Vì vậy nếu bạn thừa nhận các vấn đề của mình với những người xung quanh, bạn sẽ thấy rằng khó tiếp tục mắc lại chúng.
Trở
lại ví dụ về sự trì hoãn, một khi bạn thừa nhận vấn đề này với những
đồng nghiệp của mình, bạn sẽ thấy khó để tiếp tục duy trì thói quen này.
Bạn hiểu rằng mọi người biết đâu là lý do thực sự khiến mọi người chậm
trễ trong dự án. Chính điều này sẽ thúc đẩy bạn không chần chừ nữa. Bạn
cũng có thể áp dụng tương tự với các thói quen dẫn tới thất bại khác
trong cuộc sống của mình.
Tự hứa rằng sẽ không chịu thua nữa
Bước thứ tư này chính là một giao ước nhằm giúp bạn kiên trì với việc không đi theo những con đường suy nghĩ sai lầm. Tuy nhiên dễ dàng để bạn hứa miệng với chính mình nhưng càng dễ hơn khi phá vỡ chúng. Vì
vậy hãy viết ra một lời cam kết cá nhân với chính mình, với vợ hoặc
chồng mình, với người bạn thân, huấn luyện viên của bạn hay thậm chí là
với Chúa để thay đổi suy nghĩ và thói quen của bạn.
(Theo Tri Thức Trẻ)