Vân từng bước trên một con đường bằng phẳng, rộng mở và
là mơ ước của bất cứ ai trước khi cô quyết định rẽ sang một lối đi gồ
ghề, sỏi đá hơn rất nhiều là mở một tiệm bánh mang tên Bánh Mì 11 giữa
thủ đô London sôi động.
“Trước hết, cứ làm đi đã. Bởi quan trọng hơn tất cả, đây là công việc
mà tôi yêu thích. Và… nếu không phải là tôi thì ai sẽ làm việc này” là
lời chia sẻ của một cô gái Việt Nam mang tên Vân Trần với tác giả cuốn sách “Tương lai nghề nghiệp của tôi” - Kim Rando.
Thương hiệu độc nhất vô nhị mang tên "TÔI"
Và “công việc mà tôi yêu thích” được Vân Trần - người tốt nghiệp khoa kinh tế học, Đại học Oxford danh giá của Anh nhắc đến kể trên là… bán bánh mì. Sẽ có nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng, Vân từng bước trên một con đường bằng phẳng, rộng mở và là mơ ước của bất cứ ai trước khi cô quyết định rẽ sang một lối đi gồ ghề, sỏi đá hơn rất nhiều là mở một tiệm bánh mang tên Bánh Mì 11 cùng một người bạn cùng học tại Oxford là Thùy Anh giữa thủ đô London sôi động.
“Tôi bước chân vào nghề ngay trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế nổ
ra. Có lẽ vì tốt nghiệp Đại học Oxford nên tôi nhận được rất nhiều lời
đề nghị làm việc của các công ty hàng đầu cho những vị trí lương cao có
cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, lúc đó tôi muốn tìm kiếm một công việc mà
mình thực sự yêu thích, thay vì chỉ chọn những công việc có điều kiện
hấp dẫn. Và vào làm việc cho một công ty nào đó có lẽ là một con đường
quá bằng phẳng”.
Xuất phát từ suy nghĩ đó, cộng thêm với sở thích tự nấu ăn của một cô gái Việt xa quê, Vân đã nảy ra ý tưởng đưa món bánh mì của Việt Nam tới Anh Quốc.
“Cách đây 4 năm, khi lần đầu tiên tôi bán bánh mì ở London thì vẫn chưa có ai bán loại sandwich giống như vậy. Khi đó, thậm chí còn chưa ai từng được nghe đến món ăn mang tên ‘bánh mì’. Thế nhưng đến bây giờ thì ngay cả trong siêu thị cũng có bán bánh mì. Trước đây, khách hàng thường nói là ‘bán cho tôi sandwich Việt Nam’, còn bây giờ, họ sẽ nói là ‘bánh mì’ mỗi khi gọi món.
Tôi không hề tạo ra một món ăn hoàn toàn mới. Bánh mì là một món ăn đã xuất hiện ở Việt Nam từ cách đây rất lâu và tôi chỉ là người giới thiệu nó đến mọi người. Tôi nghĩ rằng không nhất thiết phải tạo ra thứ gì đó hoàn toàn mới thì mới có thể thành công”.
Có lẽ đối với Vân, bánh mì không chỉ là một món ăn truyền thống của Việt Nam, mà còn là “thương hiệu của riêng mình” đã cùng Vân trưởng thành và chứa đựng câu chuyện của riêng cô. Cô gái ấy đã mang giá trị của một món ăn dân dã như vậy đến với một thành phố lớn như London và biến nó thành một thương hiệu mới của chính nơi đây.
Công thức 1 + 1 = 11
Giải thích cho cái tên Bánh mì 11, Vân cắt nghĩa: "Đó là bởi vì có 2 cô gái thích bánh mì và cả 2 đều muốn mình là số 1 nên 1 + 1 = 11".
Hiện tại, Bánh mì 11 đã mở rộng với chuỗi 3 cửa hàng và một nhà hàng
mang tên Bếp Haus ở London. Ngoài ra, Vân còn có dịch vụ cung cấp thức
ăn cho các sự kiện với sản phẩm Việt Nam như gia vị, các loại nước sốt,
café, chocolate… Điều đáng nói là cô gái Việt nhỏ bé đó vẫn chưa hề có ý
định dừng lại.
“Có đôi khi những điều thuần khiết, đơn giản lại trở nên có ích. Bởi không ai biết mình sẽ phải làm việc chăm chỉ đến đâu cho đến khi thực sự bắt tay vào làm việc. Tôi không muốn nói rằng việc mình đang làm tốt hơn những công việc khác. Tôi đã trải nghiệm cuộc sống ở nhiều vùng đất khác nhau. Có lẽ vì thế nên tôi không qua lo lắng, sợ hãi khi bắt tay vào làm một công việc mới”.
Dù chưa biết tương lai liệu mọi người có còn tiếp tục yêu thích món bánh mì hay không, thế nhưng “trước hết, cứ làm đi đã. Bởi quan trọng hơn tất cả, đây là công việc mà tôi yêu thích”, Vân nói.
Câu chuyện về lựa chọn nghề nghiệp táo bạo của Vân kể trên là bài học đắt giá dành cho thế hệ trẻ. Đối với vấn đề nghề nghiệp mà nói, giá trị đặc biệt của riêng bạn chỉ xuất hiện khi bạn theo đuổi “sự khác biệt” thay vì “sự tương đồng”.
Thương hiệu có một không hai trên đời không nằm trên giá trưng bày mà nằm ở chính bạn. Chính vì thế, câu chuyện của những người tự mình làm nên thương hiệu có một không hai mới được xã hội trân trọng như vậy.
Thương hiệu độc nhất vô nhị mang tên "TÔI"
Và “công việc mà tôi yêu thích” được Vân Trần - người tốt nghiệp khoa kinh tế học, Đại học Oxford danh giá của Anh nhắc đến kể trên là… bán bánh mì. Sẽ có nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng, Vân từng bước trên một con đường bằng phẳng, rộng mở và là mơ ước của bất cứ ai trước khi cô quyết định rẽ sang một lối đi gồ ghề, sỏi đá hơn rất nhiều là mở một tiệm bánh mang tên Bánh Mì 11 cùng một người bạn cùng học tại Oxford là Thùy Anh giữa thủ đô London sôi động.
Xuất phát từ suy nghĩ đó, cộng thêm với sở thích tự nấu ăn của một cô gái Việt xa quê, Vân đã nảy ra ý tưởng đưa món bánh mì của Việt Nam tới Anh Quốc.
“Cách đây 4 năm, khi lần đầu tiên tôi bán bánh mì ở London thì vẫn chưa có ai bán loại sandwich giống như vậy. Khi đó, thậm chí còn chưa ai từng được nghe đến món ăn mang tên ‘bánh mì’. Thế nhưng đến bây giờ thì ngay cả trong siêu thị cũng có bán bánh mì. Trước đây, khách hàng thường nói là ‘bán cho tôi sandwich Việt Nam’, còn bây giờ, họ sẽ nói là ‘bánh mì’ mỗi khi gọi món.
Tôi không hề tạo ra một món ăn hoàn toàn mới. Bánh mì là một món ăn đã xuất hiện ở Việt Nam từ cách đây rất lâu và tôi chỉ là người giới thiệu nó đến mọi người. Tôi nghĩ rằng không nhất thiết phải tạo ra thứ gì đó hoàn toàn mới thì mới có thể thành công”.
Có lẽ đối với Vân, bánh mì không chỉ là một món ăn truyền thống của Việt Nam, mà còn là “thương hiệu của riêng mình” đã cùng Vân trưởng thành và chứa đựng câu chuyện của riêng cô. Cô gái ấy đã mang giá trị của một món ăn dân dã như vậy đến với một thành phố lớn như London và biến nó thành một thương hiệu mới của chính nơi đây.
Công thức 1 + 1 = 11
Giải thích cho cái tên Bánh mì 11, Vân cắt nghĩa: "Đó là bởi vì có 2 cô gái thích bánh mì và cả 2 đều muốn mình là số 1 nên 1 + 1 = 11".
Cửa hàng thứ 3 của Vân Trần và Thùy Anh mang tên Bếp Haus.
“Có đôi khi những điều thuần khiết, đơn giản lại trở nên có ích. Bởi không ai biết mình sẽ phải làm việc chăm chỉ đến đâu cho đến khi thực sự bắt tay vào làm việc. Tôi không muốn nói rằng việc mình đang làm tốt hơn những công việc khác. Tôi đã trải nghiệm cuộc sống ở nhiều vùng đất khác nhau. Có lẽ vì thế nên tôi không qua lo lắng, sợ hãi khi bắt tay vào làm một công việc mới”.
Dù chưa biết tương lai liệu mọi người có còn tiếp tục yêu thích món bánh mì hay không, thế nhưng “trước hết, cứ làm đi đã. Bởi quan trọng hơn tất cả, đây là công việc mà tôi yêu thích”, Vân nói.
Câu chuyện về lựa chọn nghề nghiệp táo bạo của Vân kể trên là bài học đắt giá dành cho thế hệ trẻ. Đối với vấn đề nghề nghiệp mà nói, giá trị đặc biệt của riêng bạn chỉ xuất hiện khi bạn theo đuổi “sự khác biệt” thay vì “sự tương đồng”.
Thương hiệu có một không hai trên đời không nằm trên giá trưng bày mà nằm ở chính bạn. Chính vì thế, câu chuyện của những người tự mình làm nên thương hiệu có một không hai mới được xã hội trân trọng như vậy.
(Tri Thức Trẻ)