(ĐTCK) Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 15/9 của các công ty chứng khoán.
TNG: PE giao dịch ở mức 6,4 lần
CTCK MayBank KimEng (MBKE)
CTCP Đầu tư và
Thương mại TNG (TNG) là công ty chuyên sản xuất và mua bán các mặt hàng
may mặc. Hiện doanh thu xuất khẩu của TNG chiếm 90% tổng doanh thu. Các
đối tác của TNG là các thương hiệu lớn trên thế giới bao gồm Levi’s, CK,
Zara, Columbia Sportwear Company … với thị trường chính là Mỹ, EU và
Nhật - chiếm 75% doanh thu xuất khẩu.
TNG đã công bố
báo cáo tài chính 8 tháng đầu năm 2015 với doanh thu đạt 1.255 tỷ đồng,
hoàn thành 70% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 8 tháng đầu năm 2015 đạt
51,7 tỷ đồng, hoàn thành 69% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm. Hiện
tại, số lượng đơn hàng sản xuất có thể đảm bảo khối lượng công việc của
TNG đến đầu 2016, do đó, chúng tôi đánh giá cao khả năng TNG sẽ hoàn
thành kế hoạch kinh doanh cả năm 2015.
Ngày 4/8/2015,
Việt Nam đã hoàn tất đàm phán FTA với EU. Thỏa thuận này sẽ xóa bỏ gần
như tất cả các dòng thuế đánh vào tất cả các sản phẩm giao dịch giữa
Việt Nam và EU, dự kiến có hiệu lực vào năm 2017. Được biết, EU là thị
trường xuất khẩu chính của TNG, chiếm 21% doanh thu xuất khẩu.
Trong năm 2015,
TNG dự kiến sở hữu 10 nhà máy với 181 chuyền may, tăng 33,1% so với cùng
kỳ. Năm 2016, TNG dự kiến mở rộng lên 202 chuyền may (+11,6% n/n), giúp
tăng công suất của công ty. Cụ thể, TNG đang đầu tư tăng lượng chuyền
may ở nhà máy Đại Từ lên 35 ước sẽ sản xuất được 5 triệu sp dệt kim/năm
vào năm 2016.
TNG đang được giao dịch tại P/E lũy kế là 6,4 lần, rẻ hơn so với trung bình ngành là 7,6 lần.
HVG: Mảng kinh doanh thức ăn thủy sản vẫn khả quan
CTCK MB (MBS)
CTCP Hùng Vương
(HVG - sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm.
Theo đó, doanh thu đạt mức 7.128 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ;
lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ đạt mức 74,9 tỷ đồng,
giảm 49% so với cùng kỳ.
Kết quả hoạt
động kinh doanh của HVG suy giảm do lợi nhuận gộp giảm, chi phí tài
chính gia tăng trong khi Công ty không còn các khoản lợi nhuận khác
(83.5 tỷ đồng) như cùng kỳ năm 2014.
Mảng kinh doanh
thức ăn thủy sản của HVG vẫn rất khả quan với doanh thu đạt 2.518 tỷ
đồng, tăng 37% so với cùng kỳ nhờ hoạt động khả quan của công ty con là
VTF. Tuy nhiên, mảng xuất khẩu thủy sản của HVG đang có dấu hiệu suy yếu
với doanh thu đạt 1.856 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ. Nguyên nhân
chính là do thuế chống bán phá giá POR10 khá cao, khiến xuất khẩu sang
thị trường Mỹ khó khăn. Bên cạnh đó, việc đồng euro mất giá so với VND
cũng khiến nhu cầu thủy sản tại thị trường này giảm, gây khó khăn cho
Công ty.
Do gia tăng vay
nợ để thâu tóm các công ty cùng ngành nên áp lực tài chính lên HVG vẫn
đang ở mức cao. Do đó, chi phí lãi vay của HVG trong 6 tháng đầu năm đạt
135 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ mặt dù mặt bằng lãi suất ổn định.
Công ty cũng đã
nâng tỷ lệ sở hữu VTF lên 90.28% trong tháng 4/2015, bằng cách mua thêm
3,9 triệu cổ phiếu của công ty này. Nhìn chung, đây là một khoản đầu tư
hiệu quả của HVG.
T.Thúy - Tin Nhanh Chứng Khoán