Ở đâu người ta cũng gặp những người đầu bếp người Philippines giỏi tiếng Anh, giỏi nghề, thân thiện...
Nếu bạn đang đi nghỉ trên những con tàu hạng sang ở vùng biển
Địa Trung Hải, tổ chức tiệc mừng thăng chức ở các sòng bạc xa xỉ châu Á
hay ăn tối với Tổng thống Mỹ, nhiều khả năng bữa ăn của bạn được nấu bởi
các đầu bếp người Philippines.
Một bài viết trên tờ Japan Times cho hay, từ thập niên 1970, người Philippines đã đi khắp thế giới, làm đủ thứ nghề. Suốt từ đó đến nay, dù là ở Singapore hay các nước Trung Đông xa xôi, nơi đâu cũng thấy giúp việc hay công nhân xây dựng người Philippines.
10 triệu người xa xứ
Thế nhưng những năm gần đây, cộng đồng Philippines ở nước ngoài chứng kiến một thay đổi lớn. Người Philippines đã chuyển sang làm những công việc có trình độ tay nghề cao và hưởng mức lương hậu hĩnh hơn.
Những trường dậy nấu ăn ở Philippines đang đào tạo ra mỗi năm hàng chục nghìn đầu bếp cho các khách sạn, nhà hàng, quán ăn trên khắp thế giới.
Cô Rochelle Evaristo từng làm việc tại ngân hàng hơn 6 năm. Một ngày nọ, khi nói chuyện với người dì ở Canada, cô đã quyết định đi học nấu ăn với mong muốn một ngày nào đó sẽ sang Canada làm việc.
Cô nói với phóng viên Japan Times: “Tôi thích nấu ăn từ bé, đặc biệt là làm bánh. Dì tôi ở Canada bảo rằng bên đó họ đang cần rất nhiều đầu bếp, tôi muốn ra nước ngoài sống và làm việc.”
Rochelle cho biết cô là người già nhất trong lớp học nấu ăn của cô, học viên trong lớp chủ yếu mới chỉ khoảng 15,16 tuổi.
Chính phủ Philippines công bố hiện có khoảng 10 triệu người Philippines sống và làm việc ở nước ngoài. Họ làm giúp việc gia đình, thủy thủ, đầu bếp và nhiều công việc khác.
Số lượng người làm nghề đầu bếp, làm bánh đang tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Đầu bếp Philippines làm việc cho các con tàu, khách sạn, nhà hàng, sòng bạc.
Theo số liệu của Bộ Lao động Philippines, trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, có khoảng 180 nghìn đầu bếp Philippines đang làm việc cho các con tàu trên khắp thế giới, trong đó có 72 nghìn người đã trở thành bếp trưởng, những người còn lại làm phụ bếp, phục vụ bàn.
Cũng trong cùng thời gian trên, 65 nghìn người Philippines khác làm đầu bếp cho các khách sạn, nhà hàng trên toàn thế giới.
Khách sạn nhà hàng trên khắp thế giới rất chuộng đầu bếp người Philippines bởi họ giỏi tiếng Anh, dễ thích nghi với môi trường và dễ tính.
Những tấm gương thành công
Hàng chục nghìn thanh niên đang theo học tại hơn 2.500 trường dậy nấu ăn ở Philippines đều truyền tai nhau về những câu chuyện thành công của một số người đi trước.
Đó là câu chuyện của Pablo Logro, một nhân viên chuyên rửa chén bát cuối cùng đã trở thành đầu bếp riêng của nhà vua Oman.
Japan Times thuật lại, ban đầu, Logro làm việc phụ bếp ở một nhà hàng Trung Quốc tại Manila, Philippines. Thời gian làm việc ở đây đã giúp cho anh học đượcnhiều bí quyết của ẩm thực châu Á. Sau đó, anh chuyển sang làm đầu bếp cho một khách sạn ở Manila.
Khi đang làm ở đây, Logro quen một người khách Arab. Ông này đã đề nghị anh sang Oman nấu ăn cho một khách sạn và anh đồng ý, đó là thời điểm đầu thập niên 1980.
Khi sang đến Oman, Logro mới biết rằng khách sạn nơi anh làm chuyên đón khách của nhà vua Oman. Làm việc ở Oman 10 năm, Logro nắm được nhiều công thức nấu ăn các món của người Hồi giáo cũng như ẩm thực nhiều nơi khác trên thế giới, và trở thành đầu bếp chính chuẩn bị các món ăn cho nhà vua, thành viên hoàng gia và nhiều chính khách khác trên thế giới.
Sau này, Logro quay về Philippines và trở thành bếp trưởng của một khách sạn 5 sao. Hiện nay, Logro điều hành trường dậy nấu ăn của riêng mình và đồng thời trở thành ngôi sao dậy nấu ăn trên truyền hình Philippines.
Một nhân vật khác được người Philippines rất ngưỡng mộ là Cristeta Comerford, người đã trở thành đầu bếp của cựu Tổng thống Bill Clinton tại Nhà Trắng vào năm 1995. Trước đó bà đã làm việc rất nhiều năm tại các khách sạn 5 sao ở Mỹ.
Hết nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton, bà Cristeta Comerford tiếp tục được làm bếp trưởng trong bếp của dinh thự cựu Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Barack Obama hiện tại.
Ngoài ra, còn một số đầu bếp khác người Philippines hiện đang nấu ăn cho một số công chúa, hoàng tử khu vực Trung Đông.
Một bài viết trên tờ Japan Times cho hay, từ thập niên 1970, người Philippines đã đi khắp thế giới, làm đủ thứ nghề. Suốt từ đó đến nay, dù là ở Singapore hay các nước Trung Đông xa xôi, nơi đâu cũng thấy giúp việc hay công nhân xây dựng người Philippines.
10 triệu người xa xứ
Thế nhưng những năm gần đây, cộng đồng Philippines ở nước ngoài chứng kiến một thay đổi lớn. Người Philippines đã chuyển sang làm những công việc có trình độ tay nghề cao và hưởng mức lương hậu hĩnh hơn.
Những trường dậy nấu ăn ở Philippines đang đào tạo ra mỗi năm hàng chục nghìn đầu bếp cho các khách sạn, nhà hàng, quán ăn trên khắp thế giới.
Cô Rochelle Evaristo từng làm việc tại ngân hàng hơn 6 năm. Một ngày nọ, khi nói chuyện với người dì ở Canada, cô đã quyết định đi học nấu ăn với mong muốn một ngày nào đó sẽ sang Canada làm việc.
Cô nói với phóng viên Japan Times: “Tôi thích nấu ăn từ bé, đặc biệt là làm bánh. Dì tôi ở Canada bảo rằng bên đó họ đang cần rất nhiều đầu bếp, tôi muốn ra nước ngoài sống và làm việc.”
Rochelle cho biết cô là người già nhất trong lớp học nấu ăn của cô, học viên trong lớp chủ yếu mới chỉ khoảng 15,16 tuổi.
Chính phủ Philippines công bố hiện có khoảng 10 triệu người Philippines sống và làm việc ở nước ngoài. Họ làm giúp việc gia đình, thủy thủ, đầu bếp và nhiều công việc khác.
Số lượng người làm nghề đầu bếp, làm bánh đang tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Đầu bếp Philippines làm việc cho các con tàu, khách sạn, nhà hàng, sòng bạc.
Theo số liệu của Bộ Lao động Philippines, trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, có khoảng 180 nghìn đầu bếp Philippines đang làm việc cho các con tàu trên khắp thế giới, trong đó có 72 nghìn người đã trở thành bếp trưởng, những người còn lại làm phụ bếp, phục vụ bàn.
Cũng trong cùng thời gian trên, 65 nghìn người Philippines khác làm đầu bếp cho các khách sạn, nhà hàng trên toàn thế giới.
Khách sạn nhà hàng trên khắp thế giới rất chuộng đầu bếp người Philippines bởi họ giỏi tiếng Anh, dễ thích nghi với môi trường và dễ tính.
Những tấm gương thành công
Hàng chục nghìn thanh niên đang theo học tại hơn 2.500 trường dậy nấu ăn ở Philippines đều truyền tai nhau về những câu chuyện thành công của một số người đi trước.
Đó là câu chuyện của Pablo Logro, một nhân viên chuyên rửa chén bát cuối cùng đã trở thành đầu bếp riêng của nhà vua Oman.
Japan Times thuật lại, ban đầu, Logro làm việc phụ bếp ở một nhà hàng Trung Quốc tại Manila, Philippines. Thời gian làm việc ở đây đã giúp cho anh học đượcnhiều bí quyết của ẩm thực châu Á. Sau đó, anh chuyển sang làm đầu bếp cho một khách sạn ở Manila.
Khi đang làm ở đây, Logro quen một người khách Arab. Ông này đã đề nghị anh sang Oman nấu ăn cho một khách sạn và anh đồng ý, đó là thời điểm đầu thập niên 1980.
Khi sang đến Oman, Logro mới biết rằng khách sạn nơi anh làm chuyên đón khách của nhà vua Oman. Làm việc ở Oman 10 năm, Logro nắm được nhiều công thức nấu ăn các món của người Hồi giáo cũng như ẩm thực nhiều nơi khác trên thế giới, và trở thành đầu bếp chính chuẩn bị các món ăn cho nhà vua, thành viên hoàng gia và nhiều chính khách khác trên thế giới.
Sau này, Logro quay về Philippines và trở thành bếp trưởng của một khách sạn 5 sao. Hiện nay, Logro điều hành trường dậy nấu ăn của riêng mình và đồng thời trở thành ngôi sao dậy nấu ăn trên truyền hình Philippines.
Một nhân vật khác được người Philippines rất ngưỡng mộ là Cristeta Comerford, người đã trở thành đầu bếp của cựu Tổng thống Bill Clinton tại Nhà Trắng vào năm 1995. Trước đó bà đã làm việc rất nhiều năm tại các khách sạn 5 sao ở Mỹ.
Hết nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton, bà Cristeta Comerford tiếp tục được làm bếp trưởng trong bếp của dinh thự cựu Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Barack Obama hiện tại.
Ngoài ra, còn một số đầu bếp khác người Philippines hiện đang nấu ăn cho một số công chúa, hoàng tử khu vực Trung Đông.
(Vneconomy)