Sau khi tốt nghiệp đại học, sự nghiệp của Cary Carbonaro thăng tiến khá nhanh chóng, trong đó bao gồm cả 8 năm làm việc tại phố Wall.
CaryCarbonaro
Carbonaro đã kiếm được 500.000 USD một năm khi cô 30 tuổi. nhưng cô cảm thấy không thỏa mãn với điều đó.
Vì vậy, Carbonaro đã bỏ việc, chuyển đến Central Florida để bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.
Dưới đây là 8 lời khuyên về tiền bạc của cô:
1. Cẩn trọng với tiền 'miễn phí'
Tiền trong thẻ tín dụng không phải là tiền 'miễn phí'. Hãy sử dụng hợp lý, nếu không đừng nên sử dụng nó. Nếu bạn chỉ dùng thẻ tín dụng để tạm thời thỏa mãn nhu cầu của mình, bạn sẽ không bao giờ có được tự do về tài chính.
2. Đơn giản hóa việc lập ngân sách
Lập ngân sách không phải quá khó. Biết số tiền bạn kiếm được và tiêu hết mỗi tháng. Không quan trọng là bạn liệt kê nó lên tờ giấy ăn hay dùng ứng dụng trên điện thoại. Điều này tưởng như đơn giản nhưng rất quan trọng. Nó là cơ sở cho tất cả các kế hoạch tài chính của bạn.
3. Biết giá trị của bạn
Lấy tài sản (những gì bạn sở hữu) trừ đi nợ phải trả (những gì bạn nợ), bạn sẽ biết được giá trị tài sản ròng của mình. Tuy nhiên, giá trị tài sản ròng KHÔNG phải là giá trị bản thân của bạn.
Hãy luôn luôn nhớ điều đó.
4. Đừng sợ hãi
Tài chính cá nhân không chỉ là về toán học, và bạn cũng không nhất thiết phải giỏi toán để có thể tìm hiểu về nó. Hãy học từ những điều cơ bản, không bao giờ là quá muộn để học cả.
Bước đầu tiên là kiến thức. Bạn không thể biết hết mọi thứ. Tìm hiểu về kiến thức tài chính là việc làm đáng để bạn đầu tư thời gian.
5. Giáo dục con cái về tiền bạc
Bạn nên truyền đạt lại những bài học tài chính cơ bản cho con cái của mình. Học hỏi và chia sẻ sẽ giúp gia đình bạn trở nên tốt đẹp hơn.
6. Cẩn trọng với lạm phát
Muốn tiền bạc sinh sôi nảy nở, bạn cần đầu tư với tỷ suất sinh lợi cao hơn lạm phát. Nếu không, theo thời gian, tiền của bạn có thể ngày càng mất giá.
7. Không bao giờ nói dối
Đừng nói dối về tiền bạc hay chi tiêu với người bạn đời của mình. Công khai tài chính là chìa khóa cho mối quan hệ lâu dài và bền vững.
8. Lập kế hoạch cho tương lai
Lập kế hoạch tài chính cho tương lai quan trọng hơn lập kế hoạch cho
các kỳ nghỉ hay các bữa tiệc tùng. Bạn có đang dành đủ thời gian cho
tương lai tài chính của mình hay không? Đó là một câu hỏi chiến lược và
bạn có thể cần đến sự tư vấn của một người lập kế hoạch tài chính chuyên
nghiệp.
Linh Lam - NDH/Business Insider