Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Tại sao kiếm nhiều tiền không khiến bạn giàu?

Hầu hết chúng ta được dạy làm thế nào để kiếm tiền, làm thế nào để có được một công việc và làm việc chăm chỉ thì chúng ta không được dạy làm thế nào để quản lý nó một cách thông minh

http://www.blogchungkhoan.com/2015/09/mo-tai-khoan-tu-van-au-tu-chung-khoan.html#.Vji9aG6fdFp

Một mức lương với một loạt dãy số 0 phía sau không nhất thiếp đồng nghĩa với sự giàu có. Vào cuối cùng của một giai đoạn nào đó, đây cũng chỉ là một con số và nếu tiền mặt này không được quản lý đúng cách, nó cũng sẽ nhanh chóng rời xa bạn trong chớp mắt.

"Hầu hết mọi người không nhận ra rằng trong cuộc sống, vấn đề không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Vấn đề là bạn giữ được bao nhiêu”, tác giả Kiyosaki chia sẻ trong cuốn sách kinh điển "Rich Dad Poor Dad" (tạm dịch: Cha giàu cha nghèo).

Vào cuối cùng, tiền không giải những quyết vấn đề tài chính mà trên thực tế nó thường làm trầm trọng thêm chúng. Hãy xem xét những người trúng số người mất tất cả trong vòng một vài năm hoặc các vận động viên chuyên nghiệp kiếm triệu đô ở độ tuổi 20 và sau đó mất hết tài sản.

Khi thu nhập tăng, mọi người có xu hướng tăng chi tiêu của mình, thứ có thể nhanh chóng theo đường xoắn ốc tạo nên thói quen tiêu tiền quá mức nguy hiểm.

"Tiền bạc thường tạo ra những sai lầm bi thảm, đặt ngọn đèn chiếu vào thứ mà chúng ta không biết," Kiyosaki giải thích. "Đó là lý do tại sao, rất thường xuyên có tình trạng một người bất ngờ nhận được một núi tiền, có thể là thừa kế, tăng lương hay trúng số sớm trở lại với mớ tài chính hỗn độn trước kia, nếu không muốn nói là tội tệ hơn so với trước khi gặp may.”

Xử lý những vấn đề dưới góc độ tài chính và tạo ra tiền mới là cách làm thông minh. "Tiền bạc không đi kèm trí thông minh tài chính thì cũng sẽ sớm ra đi", Kiyosaki viết.

Thật không may, trong khi hầu hết chúng ta được dạy làm thế nào để kiếm tiền, làm thế nào để có được một công việc và làm việc chăm chỉ thì chúng ta không được dạy làm thế nào để quản lý nó một cách thông minh, một phần rất quan trọng.

Tin tốt là bạn không cần phải là một nhà hoạch định tài chính hay có một tấm bằn MBA để phát triển trí thông minh tài chính.

Việc đầu tiên cần làm là học cách phân biệt sự khác nhau giữa tài sản và nợ, sự khác biệt quan trọng nhất cần phải biết nếu bạn muốn làm giàu, Kiyosaki nói. Tiếp theo, tập trung vào việc cải thiện những tiết kiệm của bạn và đảm bảo rằng tiền đi vào lớn hơn tiền tiêu ra ngoài.
Thảo Nguyên
Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider
>> Những bài học về tiền bạc từ Benjamin Franklin
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?