10 doanh nhân giàu nhất trong lĩnh vực bất động sản hiện đang sở hữu lượng cổ phiếu trị giá hơn 39.200 tỷ đồng.
Trong top người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, lĩnh vực bất động sản “đóng góp” 4 vị trí, gồm ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup), ông Trần Đình Long (Hòa Phát), ông Đoàn Nguyên Đức (HAGL) và ông Nguyễn Văn Đạt (Phát Đạt).Mặc dù hoạt động kinh doanh bất động sản giờ không phải là trọng tâm nhưng cả ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) cũng như ông Trần Đình Long đều vẫn còn nhiều “duyên nợ” với lĩnh vực này.
Mặc dù năm 2015 là năm khởi sắc của ngành bất động sản tuy nhiên hầu hết các cổ phiếu bất động sản lớn đang niêm yết lại diễn biến không tích cực, thậm chí có nhiều cổ phiếu lại giảm manh.
Thống kê của CafeF.vn cho thấy, 10 doanh nhân giàu nhất trong lĩnh vực bất động sản hiện đang sở hữu lượng cổ phiếu trị giá hơn 39.200 tỷ đồng.
1. Ông Phạm Nhật Vượng – chủ tịch Vingroup
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật tiếp tục bỏ xa những người xếp sau trong Top những người giàu nhất thị trường chứng khoán.
Tính đến ngày 30/12, lượng cổ phiếu do ông Vượng nắm giữ có trị giá hơn 24.200 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2014 và gấp hơn 4 lần so với mức 5.400 tỷ đồng của người đứng thứ 2 là ông Trần Đình Long.
Trong năm 2015, Vingroup khá bận rộn với việc triển khai một loạt dự án mới như Vinhomes Central Park, Park Hill, Vinpearl Phú Quốc… cũng như mua thêm nhiều doanh nghiệp để bổ sung quỹ đất, mặt bằng kinh doanh.
2. Ông Trần Đình Long – chủ tịch Hòa Phát
Sau khi bàn giao và ghi nhận phần lớn doanh thu từ dự án Mandarin Garden trong năm 2014, nguồn thu bất động sản của Hòa Phát trong năm nay không đáng kể.
Với sự tăng trưởng tốt từ ngành thép, lợi nhuận của Hòa Phát tiếp tục tăng trưởng dù cho năm 2014 ghi nhận lãi đột biến từ bất động sản.
Bất chấp kết quả kinh doanh được cải thiện thì cổ phiếu HPG vẫn giảm hơn 10% trong năm 2015.
3. Ông Đoàn Nguyên Đức – chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai
Năm 2015 là năm buồn của bầu Đức và Hoàng Anh Gia Lai khi cổ phiếu liên tục đi xuống trong giai đoạn cuối của năm, bất chấp kết quả kinh doanh tốt lên nhờ sản phẩm thịt bò. Hiện cổ phiếu này đã giảm ½ so với cuối năm 2014, xuống dưới 11.000 đồng.
Trong năm nay, HAGL đã dự định bán 50% cổ phần của HAGL Land cho Rowsley của Singapore nhưng thương vụ này đã “đổ bể”.
Đầu tháng 12/2015, HAGL đã khai trương giai đoạn 1 của Khu phức hợp HAGL Myanmar Center tại Yangon, Myanmar bao gồm hệ thống văn phòng, trung tâm thương mại và khách sạn 5 sao.
Giai đoạn 2 gồm các tháp văn phòng và căn hộ đang được triển khai xây dựng và bắt đầu mở bán.
4. Ông Nguyễn Văn Đạt – chủ tịch Bất động sản Phát Đạt
Tình hình kinh doanh của Phát Đạt trong năm 2015 đã được cải thiện hơn so với các năm trước. Trong năm công ty đã huy động được 650 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu để có thêm nguồn vốn vụ phụ hoạt động kinh doanh.
Cổ phiếu PDR đã tăng rất mạnh vào giữa năm 2015 nhưng sau đó lại giảm dần, về mức tương đương với đầu năm.
Công ty hiện đang triển khai các dự án The EverRich 2, The EverRich 3 và và The EverRich Infinity.
5. Ông Đặng Thành Tâm
Trong 9 tháng đầu năm 2015, Kinh Bắc City đạt gần 1.200 tỷ doanh thu và 410 tỷ đồng LNTT – cải thiện đáng kể so với mức 580 tỷ và 180 tỷ đồng của cùng kỳ. Tăng trưởng đến từ hoạt động cho thuê tại các khu công nghiệp thuộc hệ thống Kinh Bắc đã khởi sắc hơn. Bên cạnh đó, lợi nhuận được cải thiện chủ yếu nhờ giảm chi phí lãi vay.
Đầu năm 2015, Kinh Bắc City đã huy động thêm được 1.200 tỷ từ một số tổ chức và quỹ đầu tư lớn.
6. Ông Lê Thanh Thuấn – Chủ tịch Sao Mai Group
Trong số những người sở hữu lượng cổ phiếu trị giá từ 100 tỷ đồng trở lên, người giữ ngôi quán quân về tăng trưởng – cả về tăng trưởng tuyệt đối lẫn tương đối – là ông Lê Thanh Thuấn, chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Sao Mai Group (ASM).
Nhờ tăng lượng sở hữu lên gấp bốn và cổ phiếu ASM tăng giá gấp đôi trong năm, ông Thuấn hiện đang sở hữu lượng cổ phiếu ASM trị giá gần 650 tỷ đồng. Bên cạnh đó ông Thuấn còn có thêm 1,5 triệu cổ phiếu DAT mới niêm yết trong năm, trị giá hơn 70 tỷ đồng.
Cuối năm 2014, ông Thuấn chỉ sở hữu hơn 10 triệu cổ phiếu ASM, có giá trị thị trường chưa đến 100 tỷ đồng. Hiện nay khối tài sản của ông Thuấn đã lên đến trên 700 tỷ.
Sao Mai Group hiện có một số dự án bất động sản tại Thành phố Cần Thơ, Thanh Hóa, An Giang…
7. Ông Nguyễn Trọng Thông – chủ tịch Hà Đô Group
Không có nhiều thông tin về hoạt động kinh doanh của Hà Đô trong năm qua.
8. Bà Nguyễn Thị Như Loan – chủ tịch Quốc Cường Gia Lai
Hoạt động kinh doanh không được cải thiện nhiều, cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai đã giảm ½ trong năm qua, xuống còn 5.000 đồng.
Tính đến cuối Quý 3/2015, hàng tồn kho (giá trị đầu tư dở dang vào các dự án) chiếm trên 70% tổng tài sản công ty.
9. Ông Trịnh Văn Quyết – chủ tịch FLC Group
Sở hữu xấp xỉ 12% vốn điều lệ của Tập đoàn FLC, một công ty tăng trưởng mạnh trong năm qua, ông Trịnh Văn Quyết đã tăng được 45% giá trị tài sản, theo giá cổ phiếu FLC, lên hơn 500 tỷ đồng.
Năm 2015, FLC Group đã khởi công và đưa vào khai thác nhiều dự án mới như FLC Twin Towers 265 Cầu Giấy, FLC Complex 36 Phạm Hùng, FLC Hoàng Long, FLC Samson Beach & Golf Resort, FLC Quynhon Beach & Golf Resort...
10. Ông Nguyễn Xuân Quang – chủ tịch Nam Long Group
Nam Long một trong số ít doanh nghiệp bất động sản niêm yết được nhà nước ngoài sở hữu tối đa 49% cổ phần. Các cổ đông lớn nước ngoài của Keppel có thể đến như Keppel Land, ASPL V6 Limited (Malaysia), IFC, Mekong Capital…
Hiện công ty đang chào bán các dự án Flora – Anh Đào, Ehome 3, Ehome 4… tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Trí thức trẻ