1. Quảng cáo video lên ngôi
Tác giả Nguyễn Bá Ngọc
|
Các kênh như Youtube vốn đã có nhiều người dùng ở Việt Nam (hơn
15 triệu), nay tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ cả về lượng sử dụng và mức
độ tương tác. Từ 2014, Facebook (34 triệu tài khoản ở Việt Nam) cũng đẩy
mạnh việc quảng bá cho các video và đến 2016 thì hoạt động này càng
mạnh mẽ hơn. Doanh nghiệp cần tận dụng hết các nguồn lực video có thể có
và chú ý việc lập kênh truyền tải.
Bản thân video có thể là một TVC, cũng có thể là một viral video
clip có đưa sản phẩm vào trong hoặc gài quảng cáo đầu – cuối video đều
có lợi. Hiện nay, chỉ một chiếc điện thoại di động cũng có thể dùng để
sản xuất được nội dung và dựng được video. Do vậy, bạn đừng ngại việc
thử nghiệm các hình thức quảng bá bằng video trên các mạng xã hội.
2. Mobile thống trị so với desktop
Từ tháng 4/2015 vừa qua, Google đã đưa ra thuật toán mới -
Mobilegeddon, trong đó xếp loại web ra làm hai: có giao diện mobile (di
động) và không có. Họ cũng chỉ ưu tiên hiển thị và xếp hạng các trang
web có giao diện mobile. Thuật toán này đã ảnh hưởng đến hơn 60% các
trang web toàn cầu và là mức ảnh hưởng rộng lớn nhất từ trước đến nay.
Tại Việt Nam, các trang web kinh doanh, web công ty nếu không có giao
diện mobile đều bị tụt hạng dữ dội. Xu hướng này được dự báo sẽ còn mạnh
hơn trong năm nay.
3. Marketing automation lên ngôi
Xếp về thứ tự ưu tiên của các xu hướng marketing trên thế giới
của 2016, Marketing automation - các phần mềm tự động tiếp thị, tối ưu
hóa tiếp thị và chăm sóc khách hàng - sẽ xếp hàng đầu. Tiếp đến là
content marketing (marketing nội dung), big data (dữ liệu lớn) rồi mới
đến mobile marketing.
Nội dung tiếp tục là yếu tố được tôn vinh trong marketing năm 2016.
|
4. Nội dung tiếp tục được tôn vinh
Facebook và Google tiếp tục theo đuổi mục tiêu lớn nhất là tìm ra và
tôn vinh cho các nội dung tốt trên mạng. 2016 không nằm ngoài xu hướng
lớn này và cải thiện của các ông lớn sẽ theo hướng tôn vinh nội dung
nhằm thu hút người dùng. Hơn thế nữa, khi video nở rộ trên cả các kênh
thì nội dung tốt sẽ còn quan trọng hơn nữa.
5. Event và activation vẫn mạnh
Có khả năng tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng, hiển thị và tương
tác mạnh, song vấn đề với các hình thức sử dụng gián tiếp và thông qua
các “công cụ ảo” là tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng tốt có lớn hay
không. Nếu xét trên tiêu chí này thì event và activation (sự kiện và các
hoạt động) vẫn nằm trong nhóm có tỷ lệ cao và chắc chắn nhất.
6. Marketing tích hợp (integrated marketing) tiếp tục chiếm ưu thế
Cách tiếp cận đa kênh, đảm bảo hầu hết khả năng tiếp cận khách
hàng mục tiêu. Trong các lựa chọn, khách hàng thường sẽ thiên về giải
pháp đa kênh của marketing tích hợp, vì sẽ khả năng tiếp cận và đạt mục
tiêu tốt hơn.
7. Thời hoàng kim của truyền hình ở Việt Nam
Trên thế giới, truyền hình bắt đầu xu hướng suy giảm do thời gian
xem truyền hình đi xuống từ mấy năm nay. Xếp hạng của các kênh bắt đầu
giảm và quảng cáo đương nhiên rớt theo. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mọi
chuyện theo một nhịp khác chậm hơn nên truyền hình vẫn đang trong thời
kỳ vàng son, ít nhất trong một số năm nữa.
8. KPI và đòi hỏi tương tác cao hơn
KPI (chỉ số hiệu quả trọng yếu) của mỗi chiến dịch được chú trọng
hơn. Khách hàng đòi hỏi cần có tương tác nhiều hơn trong hoạt động
marketing bất kỳ. Các tương tác là dấu hiệu họ quan tâm, do những tương
tác thực sẽ dễ dàng chuyển đổi thành doanh số.
9. Tăng trưởng chi tiêu quảng cáo
Với mức tăng trưởng tín dụng được Chính phủ xác định là 20% (năm
2015 là 18%, 2014 là 14%), thị trường bất động sản và chứng khoán sẽ đi
lên. Tuy nhiên, đà tăng này không cào bằng, có thứ không tăng, thậm chí
giảm giá như thường. Nhìn chung thị trường sẽ lên nếu tăng
trưởng tín dụng 2016 đạt 20%, cộng với nguồn cung bất động sản quá dồi
dào sẽ tạo ra cuộc đua tiêu tiền cho marketing để bán được hàng.
10. SMS Marketing gặp khó
Nếu Việt Nam bắt đầu thực hiện siết chặt quản lý sim trả trước như sim
trả sau theo những tuyên bố gần đây thì SMS marketing sẽ "rớt như lá mùa
thu". Các công ty bất động sản sẽ mất một kênh marketing đẩy (mà thực
chất chỉ là spam) vốn đang đem lại cho họ 1-2% khách hàng. Tại nhiều
nước, mỗi người muốn mua sim trả trước đều cần đăng ký bằng hộ chiếu và
lưu trong dữ liệu an ninh của Chính phủ.
11. Quảng cáo trên nền tảng digital sẽ trở nên đắt đỏ hơn nhiều
Digital vốn hấp dẫn người dùng bởi nhiều nhân tố, trong đó có
việc nó rất rẻ để tiếp cận được đối tượng mục tiêu. 2016 sẽ chứng kiến
một cột mốc mới về bùng nổ quảng cáo trên nền tảng digital với rất đông
đảo người dùng. Cơ chế của digital là đấu giá, và giá sẽ bị đẩy lên cao
hơn nhiều so với 2015. Các công ty nói chung và công ty quảng cáo nói
riêng sẽ phải đón nhận điều này và chấp nhận nó vui vẻ, bởi dù có tăng
giá khá nhiều thì tính theo các chỉ số khác nhau nó vẫn là cách tiếp cận
hiệu quả và rẻ hơn hẳn các loại hình khác.
12. Báo in, đặc biệt là tạp chí, sẽ vô cùng khó khăn
2016 sẽ là năm đánh dấu mốc về sự suy giảm mọi phương diện của
báo in. P&G - một trong những tập đoàn tiêu nhiều tiền cho quảng cáo
nhất trên thế giới (khoảng 9 tỷ USD mỗi năm) và Việt Nam - đã tuyên bố
sẽ cắt 14% chi tiêu cho các phương tiện truyền thông truyền thống, nhất
là báo in trên quy mô toàn cầu từ 2014. Gần đây, họ lại cắt tiếp 40% các
công ty quảng cáo đối tác và giảm mạnh chi tiêu.
Ở một số nước, ngân sách cho các phương tiện truyền thông truyền
thống, nhất là báo in gần như bị cắt hết. Buồn hơn nữa cho báo in là
P&G thường là người khởi đầu cho các xu hướng, nên việc có một làn
sóng các công ty cắt giảm ngân sách trên các phương tiện truyền thông
truyền thống, đặc biệt là báo in, cũng là dễ hiểu.
Nguyễn Bá Ngọc
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty NBN Media