Chứng khoán Mỹ phiên 7/1 tiếp tục giảm với Dow Jones mất gần 400 điểm do chứng khoán Trung Quốc rơi tự do và giá dầu thấp nhất 12 năm.
Chốt phiên, chỉ số Dow Jones giảm 392,41 điểm, hay 2,32%, xuống
16.514,1 điểm, chỉ số S&P 500 mất 47,17 điểm, tương ứng 2,37%, xuống
1.943,09 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 146,34 điểm, tương đương
3,03%, xuống 4.689,43 điểm.
Từ cuối năm 2015 đến nay, Dow Jones đã mất 5,2% trong 4 ngày giao dịch đầu năm tồi tệ nhất kể từ năm 1928. Chỉ số S&P 500 giảm 4,9% kể từ 31/12/2015, cũng ghi nhận 4 ngày đầu năm tồi tệ nhất trong lịch sử.
Cả 10 lĩnh vực chính thuộc S&P 500 đều giảm trong khi chỉ số Công nghệ sinh học Nasdaq giảm 4,1%.
Khối lượng giao dịch trên thị trường khá lớn. Khoảng 9,9 tỷ cổ phiếu được giao dịch trao tay trên các sàn chứng khoán Mỹ, cao hơn nhiều so với 7,2 tỷ cổ phiếu bình quân trong 20 phiên giao dịch vừa qua, theo số liệu của Thomson Reuters.
Hôm thứ Năm 7/1, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã giảm giá nhân dân tệ mạnh nhất trong 5 tháng qua, làm tăng lo ngại của giới đầu tư về sức khỏe nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này, trong khi thị trường chứng khoán nước này lần thứ 2 dừng giao dịch trong tuần này khi chỉ số CSI 300 giảm hơn 7% do giới đầu tư ồ ạt bán tháo.
Giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất 12 năm qua và giá kim loại đồng xuống thấp nhất kể từ năm 2009, gây áp lực lên cổ phiếu năng lượng và nguyên vật liệu. Cổ phiếu Freeport McMoran giảm 9,1%.
Cổ phiếu Apple giảm 4,2% xuống 96,45 USD/cổ phiếu, thấp nhất kể từ tháng 8/2015. Trong khi đó, cổ phiếu Yahoo giảm 6,2% sau khi tờ Business Insider đưa tin công ty đang lên kế hoạch cắt giảm việc làm ít nhất 10%. Cổ phiếu Alibaba cũng giảm 6%.
Giới đầu tư đang theo dõi chặt chẽ báo cáo việc làm phi nông nghiệp, công bố vào thứ Sáu 8/1 - sẽ cho thấy kinh tế Mỹ “miễn dịch” như thế nào trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm.
Trong khi đó, nhà đầu tư tỷ phú George Soros tại một diễn đàn kinh tế ở Sri Lanka nhận định rằng các thị trường trên toàn cầu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng và nhà đầu tư nên hết sức thận trọng. “Trung Quốc có một rắc rối lớn. Tôi sẽ nói rằng rắc rối này gây ra khủng hoảng. Khi nhìn vào thị trường tài chính ở thời điểm hiện tại, tôi nhìn thấy một thách thức nghiêm trọng khiến tôi nhớ lại khủng hoảng 2008”.
Từ cuối năm 2015 đến nay, Dow Jones đã mất 5,2% trong 4 ngày giao dịch đầu năm tồi tệ nhất kể từ năm 1928. Chỉ số S&P 500 giảm 4,9% kể từ 31/12/2015, cũng ghi nhận 4 ngày đầu năm tồi tệ nhất trong lịch sử.
Cả 10 lĩnh vực chính thuộc S&P 500 đều giảm trong khi chỉ số Công nghệ sinh học Nasdaq giảm 4,1%.
Khối lượng giao dịch trên thị trường khá lớn. Khoảng 9,9 tỷ cổ phiếu được giao dịch trao tay trên các sàn chứng khoán Mỹ, cao hơn nhiều so với 7,2 tỷ cổ phiếu bình quân trong 20 phiên giao dịch vừa qua, theo số liệu của Thomson Reuters.
Hôm thứ Năm 7/1, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã giảm giá nhân dân tệ mạnh nhất trong 5 tháng qua, làm tăng lo ngại của giới đầu tư về sức khỏe nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này, trong khi thị trường chứng khoán nước này lần thứ 2 dừng giao dịch trong tuần này khi chỉ số CSI 300 giảm hơn 7% do giới đầu tư ồ ạt bán tháo.
Giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất 12 năm qua và giá kim loại đồng xuống thấp nhất kể từ năm 2009, gây áp lực lên cổ phiếu năng lượng và nguyên vật liệu. Cổ phiếu Freeport McMoran giảm 9,1%.
Cổ phiếu Apple giảm 4,2% xuống 96,45 USD/cổ phiếu, thấp nhất kể từ tháng 8/2015. Trong khi đó, cổ phiếu Yahoo giảm 6,2% sau khi tờ Business Insider đưa tin công ty đang lên kế hoạch cắt giảm việc làm ít nhất 10%. Cổ phiếu Alibaba cũng giảm 6%.
Giới đầu tư đang theo dõi chặt chẽ báo cáo việc làm phi nông nghiệp, công bố vào thứ Sáu 8/1 - sẽ cho thấy kinh tế Mỹ “miễn dịch” như thế nào trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm.
Trong khi đó, nhà đầu tư tỷ phú George Soros tại một diễn đàn kinh tế ở Sri Lanka nhận định rằng các thị trường trên toàn cầu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng và nhà đầu tư nên hết sức thận trọng. “Trung Quốc có một rắc rối lớn. Tôi sẽ nói rằng rắc rối này gây ra khủng hoảng. Khi nhìn vào thị trường tài chính ở thời điểm hiện tại, tôi nhìn thấy một thách thức nghiêm trọng khiến tôi nhớ lại khủng hoảng 2008”.
Phan Nguyễn
NCĐT/ Reuters,WSJ