Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, từ đây cho tới 2030 thì GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 10% nhờ TPP, còn xuất khẩu sẽ tăng thêm 30%.
Theo nghiên cứu được công bố bởi WB thì một khi TPP được ban hành,
Hiệp định này sẽ góp phần giúp cho GDP của Việt Nam tăng thêm 10% trong
giai đoạn từ nay cho đến 2030, tiếp đến là Malaysia sẽ được thêm 8% GDP
và Brunei được thêm 5% GDP. Nền kinh tế lớn thứ nhì châu Á và thứ ba thế
giới là Nhật Bản cũng sẽ được tăng thêm 2,7% GDP nhờ vào TPP.
Ngược lại, Mỹ, Canada và Mexico sẽ ít được hưởng lợi từ TPP hơn, trong đó GDP của Mỹ chỉ tăng thêm 0,4% nhờ TPP. Nguyên nhân được đưa ra là do các nước này đã có sẵn nhiều hiệp định tự do thương mại sẵn, chẳng hạn như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Vì vậy, TPP sẽ không có tác động mạnh tới hoạt động thương mại của các nước này.
Xét về tổng thể, TPP sẽ góp phần giúp cho tổng GDP của các nước thành viên tăng thêm 1,1%.
"Việc cắt giảm thuế quan từ các hiệp định thương mại mang lại lợi ích to lớn hơn so với những dự báo đã được đưa ra" ông Peter Petri, hiện là giáo sư ngành tài chính quốc tế tại trường Đại học Brandeis và là tác giả của báo cáo nghiên cứu, cho biết.
Báo cáo cũng cho biết thêm rằng các nước không tham gia TPP có thể bị ảnh hưởng đáng kể nếu cứ tiếp tục đứng ngoài. Điển hình là GDP của Thái Lan có thể sẽ bị giảm 0,9% trong giai đoạn từ đây cho tới 2030 nếu không tham gia TPP. Còn Hàn Quốc thì tuy đã ký FTA với Mỹ nhưng cũng sẽ bị thiệt hại, nguyên nhân là do các công ty của Hàn sẽ mất lợi thế cạnh tranh so với Mỹ và Nhật Bản. Do đó, Hàn Quốc cũng đang ngỏ ý muốn tham gia TPP trong tương lai.
Theo dự đoán, GDP của Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng đôi chút nếu không tham gia TPP, nhưng nhìn chung là không đáng kể. "Phần lớn hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ không cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt Nam", bà Franziska Ohnsorge, chuyên gia kinh tế của WB, nhận định. Điều này nghĩa là sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam qua Mỹ sẽ không tác động nhiều tới Trung Quốc.
Hiện tại, Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm tới việc gia nhập TPP, nhưng các nhà kinh tế cho rằng điều này sẽ khó trở thành hiện thực, do nước này không chịu nhượng bộ trong việc mở cửa nhiều ngành công nghiệp quan trọng.
Ngược lại, Mỹ, Canada và Mexico sẽ ít được hưởng lợi từ TPP hơn, trong đó GDP của Mỹ chỉ tăng thêm 0,4% nhờ TPP. Nguyên nhân được đưa ra là do các nước này đã có sẵn nhiều hiệp định tự do thương mại sẵn, chẳng hạn như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Vì vậy, TPP sẽ không có tác động mạnh tới hoạt động thương mại của các nước này.
Xét về tổng thể, TPP sẽ góp phần giúp cho tổng GDP của các nước thành viên tăng thêm 1,1%.
"Việc cắt giảm thuế quan từ các hiệp định thương mại mang lại lợi ích to lớn hơn so với những dự báo đã được đưa ra" ông Peter Petri, hiện là giáo sư ngành tài chính quốc tế tại trường Đại học Brandeis và là tác giả của báo cáo nghiên cứu, cho biết.
Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP |
Báo cáo cũng cho biết thêm rằng các nước không tham gia TPP có thể bị ảnh hưởng đáng kể nếu cứ tiếp tục đứng ngoài. Điển hình là GDP của Thái Lan có thể sẽ bị giảm 0,9% trong giai đoạn từ đây cho tới 2030 nếu không tham gia TPP. Còn Hàn Quốc thì tuy đã ký FTA với Mỹ nhưng cũng sẽ bị thiệt hại, nguyên nhân là do các công ty của Hàn sẽ mất lợi thế cạnh tranh so với Mỹ và Nhật Bản. Do đó, Hàn Quốc cũng đang ngỏ ý muốn tham gia TPP trong tương lai.
Theo dự đoán, GDP của Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng đôi chút nếu không tham gia TPP, nhưng nhìn chung là không đáng kể. "Phần lớn hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ không cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt Nam", bà Franziska Ohnsorge, chuyên gia kinh tế của WB, nhận định. Điều này nghĩa là sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam qua Mỹ sẽ không tác động nhiều tới Trung Quốc.
Hiện tại, Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm tới việc gia nhập TPP, nhưng các nhà kinh tế cho rằng điều này sẽ khó trở thành hiện thực, do nước này không chịu nhượng bộ trong việc mở cửa nhiều ngành công nghiệp quan trọng.
Đinh Hạnh
NCĐT/ Wall Street Journal