Hai sàn đã có một sự phân cực phản ánh khá rõ xu thế
thị trường trong tuần qua khi VN-Index tăng được 0,9% còn HNX-Index lại
đánh mất 1,1%.
Nguyên nhân chính là nhiều trụ cột sàn HOSE như VCB, VIC, CTG, BID,
BVH tăng mạnh giúp cho VN-Index đi ngược dòng trong khi số đông đặc biệt
là nhóm các cổ phiếu đầu cơ như SCR, VCG, HSG, HAG,… lại mất điểm trong
tuần qua.
Thanh khoản khớp lệnh trong tuần qua tiếp tục ghi nhận mức tăng 9% tại sàn HOSE khi trung bình mỗi phiên VN-Index đạt mức trên 140 triệu cổ phiếu/phiên. KSA có diễn biến đáng chú ý nhất trong tuần khi mã này bất ngờ được bắt đáy mạnh với khối lượng khớp lệnh đạt 30 triệu cổ phiếu, tương ứng 32% vốn điều lệ vào ngày 12/07 sau 12 phiên liên tiếp giảm sàn trước đó. Tuy nhiên, mã này sau đó lại quay đầu giảm sàn liên tiếp vào 2 ngày cuối tuần.
Các thông tin đáng chú ý trong tuần:
+ Các nhóm quân sự đã tiến hành đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vào đêm 15/7, dẫn tới tình trạng hỗn loạn ở nước này. Điều này đã ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình chung của Châu Âu khi họ vẫn đang gặp nhiều áp lực sau khi Anh thông qua việc rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU).
+ Tòa trọng tài tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò". PCA cho rằng tuyên bố của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đồng thời không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho nước này.
Mặc dù tăng điểm tuần qua nhưng VN-Index đã có 2 phiên cuối tuần điều chỉnh mạnh, đặc biệt tại nhóm các cổ phiếu đầu cơ. Xu hướng tăng ngắn hạn của VN-Index vẫn tiếp tục là tăng điểm trừ phi chỉ số này đánh mất ngưỡng hỗ trợ quanh 650 điểm.
Nhà đầu tư chỉ nên ở trạng thái NẮM GIỮ và tập trung vào nhóm các cổ phiếu có câu chuyện cơ bản tích cực hơn là nhóm đầu cơ để đảm bảo an toàn cho danh mục trong thời điểm hiện tại khi câu chuyện kinh tế 2016 đang có nhiều khó khăn:
+ GDP 6 tháng chỉ đạt 5,52%, thấp hơn nhiều so với con số 6,32% của cùng kỳ và sẽ rất khó để đạt được mục tiêu 6,7% của Chính phủ đề ra.
+ Xuất khẩu nửa đầu năm chỉ đạt 5,9% và cũng khó để đạt được mục tiêu 10% của Chính phủ đề ra.
+ Các ẩn số từ nền kinh tế thế giới đang ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt tại khu vực Châu Âu.
Thanh khoản khớp lệnh trong tuần qua tiếp tục ghi nhận mức tăng 9% tại sàn HOSE khi trung bình mỗi phiên VN-Index đạt mức trên 140 triệu cổ phiếu/phiên. KSA có diễn biến đáng chú ý nhất trong tuần khi mã này bất ngờ được bắt đáy mạnh với khối lượng khớp lệnh đạt 30 triệu cổ phiếu, tương ứng 32% vốn điều lệ vào ngày 12/07 sau 12 phiên liên tiếp giảm sàn trước đó. Tuy nhiên, mã này sau đó lại quay đầu giảm sàn liên tiếp vào 2 ngày cuối tuần.
Các thông tin đáng chú ý trong tuần:
+ Các nhóm quân sự đã tiến hành đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vào đêm 15/7, dẫn tới tình trạng hỗn loạn ở nước này. Điều này đã ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình chung của Châu Âu khi họ vẫn đang gặp nhiều áp lực sau khi Anh thông qua việc rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU).
+ Tòa trọng tài tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò". PCA cho rằng tuyên bố của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đồng thời không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho nước này.
Mặc dù tăng điểm tuần qua nhưng VN-Index đã có 2 phiên cuối tuần điều chỉnh mạnh, đặc biệt tại nhóm các cổ phiếu đầu cơ. Xu hướng tăng ngắn hạn của VN-Index vẫn tiếp tục là tăng điểm trừ phi chỉ số này đánh mất ngưỡng hỗ trợ quanh 650 điểm.
Nhà đầu tư chỉ nên ở trạng thái NẮM GIỮ và tập trung vào nhóm các cổ phiếu có câu chuyện cơ bản tích cực hơn là nhóm đầu cơ để đảm bảo an toàn cho danh mục trong thời điểm hiện tại khi câu chuyện kinh tế 2016 đang có nhiều khó khăn:
+ GDP 6 tháng chỉ đạt 5,52%, thấp hơn nhiều so với con số 6,32% của cùng kỳ và sẽ rất khó để đạt được mục tiêu 6,7% của Chính phủ đề ra.
+ Xuất khẩu nửa đầu năm chỉ đạt 5,9% và cũng khó để đạt được mục tiêu 10% của Chính phủ đề ra.
+ Các ẩn số từ nền kinh tế thế giới đang ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt tại khu vực Châu Âu.