Đây là người tìm ra nguồn tiền để duy
trì cuộc cách mạng giải phóng nước Mỹ và cũng là người cứu rỗi nước Mỹ
trong những ngày đầu khó khăn.
Bạn biết đến Hancock và Washington, Franklin và Jefferson. Tốt hơn
nữa, bạn biết Greene và Knox, Henry và Hale. Tuy nhiên, cái tên sau đây
có thể xa lạ đối với bạn: Haym Salomon. Thế nhưng, đây lại chính là
người đã sắp xếp nguồn tài chính để giữ cho Quân đội Lục địa
(Continental Army) sống sót qua những ngày đen tối nhất. Đây là người
tìm ra nguồn tiền để duy trì cuộc cách mạng khi rất nhiều người đã sẵn
sàng chấp nhận thất bại. Ông cũng là người cốt cán trong việc thành lập
Bank of North America – ngân hàng quốc gia đầu tiên của nước Mỹ. Mặc dù
ít được nhắc đến, đóng góp của Salomon vào cuộc chiến và vào quá trình
gây dựng nước Mỹ là cực kỳ quan trọng.
Haym
Salomon sinh ra tại Ba Lan vào năm 1740, trong một gia đình người Do
Thái. Ông đi du lịch vòng quanh các thủ đô ngân hàng và tài chính của
Tây Âu, học hỏi nhiều điều bổ ích. Cuối cùng, Salomon đến New York trong
tình trạng không xu dính túi. Mặc dù vậy, những kiến thức về tiền bạc
cùng với khả năng nói được nhiều thứ tiếng châu Âu khiến Salomon trở nên
rất hữu ích đối với các nhà giao dịch nước ngoài. Ông trở thành nhân
viên môi giới tài chính (financial broker) trong cộng đồng thương nhân ở
New York.
Salomon cũng có mối quan hệ
mật thiết với Alexander MacDougall. Là thương nhân hoạt động trên biển
trong suốt thời kỳ chiến tranh Pháp và người da đỏ, MacDougall là thủ
lĩnh của nhóm Sons of Liberty ở New York và ưa thích việc kết du với
những người như Salomon.
Mùa hè năm 1776, Sons
of Liberty cố gắng thiêu rụi New York City bởi không muốn thành phố này
trở thành nơi ẩn nấp cho quân đội Anh đang đóng quân ở đây. Nhóm đã phá
hủy khoảng 1/4 các nhà tòa trước khi bị hạ gục. Tháng 9 năm đó, Salomon
bị quân đội Anh bắt và giam giữ trong 18 tháng. Tuy nhiên, ông đã thuyết
phục thành công rằng ông có thể giúp ích cho quân đội Anh với vai trò
làm phiên dịch. Cuối cùng, Salomon trở thành người phụ trách liên lạc
giữa quân đội Anh và bộ phận lính đánh thuê Hessian.
Salomon
sử dụng vai trò này để thâm nhập vào hệ thống máy móc của kẻ địch và
làm xói mòn sự trợ giúp của Đức dành cho Anh. Khi sự việc bị phát hiện,
Salomon bị bắt một lần nữa. Lần này, ông lấy đồng tiền vàng được giấu kỹ
trong quần áo ra hối lộ viên cai ngục và trốn thoát. Ông chạy tới
Philadelphia. Một lần nữa, Salomon đến một thành phố của Mỹ trong tình
trạng khánh kiệt và phải bắt đầu lại từ đầu.
Tuy
nhiên, Salomon nhanh chóng gây dựng lại cơ đồ. Năm 1781, 3 năm sau khi
đến Philadelphia, Salomon đã có được vị trí ở “trái tim tài chính” của
cuộc cách mạng Mỹ. Chính phủ Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha sử dụng Salomon
làm người môi giới cho các khoản vay.
Những
khoản vay khổng lồ được thực hiện qua công ty môi giới của Salomon được
chuyển đổi thành những đồng tiền hết sức cần thiết cho chính phủ và quân
đội Mỹ. Mức phí mà Salomon đưa ra rất thấp, thậm chí gần như bằng 0.
Hoạt động môi giới của Salomon phát triển tới qui mô lớn đến nỗi ông là
người gửi tiền lớn nhất tại Bank of North America.
Salomon
dàn xếp một số khoản vay quan trọng nhất cho cuộc chiến. Khi George
Washington nhìn thấy cơ hội giăng bẫy và phá hủy Lord Cornwallis ở
Yorktown, Salomon đã cung cấp số tiền cần thiết. Washington không thể
bao vây Cornwallis bởi không có tiền để nuôi sống quân đội. Salomon lại
trợ giúp 20.000 USD trong bối cảnh Kho bạc Mỹ trống rỗng. Chỉ trong một
ngày, quân đội Pháp và Anh với số tiền cần thiết đã đến và bao vây
thành phố này. Cornwallis bị cắt nguồn viện trợ và ngay lập tức đầu
hàng. Chiến tranh kết thúc, các thuộc địa đã giành chiến thắng.
Trong
những năm 1780, nước Mỹ đã là một quốc gia độc lập nhưng một lần nữa
lại lâm vào cảnh thiếu tiền. Mỹ đã vay mượn quá nhiều từ châu Âu và gần
như toàn bộ các thương nhân nổi tiếng ở thuộc địa. Một lần nữa, Salomon
là vị cứu tinh khi tìm kiếm nguồn tiền về cho nước Mỹ.
Truyền
thuyết kể rằng sau chiến tranh, George Washington hỏi Haym Salomon ông
muốn được đền đáp thứ gì cho những điều tuyệt vời mà ông đã làm. Salomon
nói ông không muốn điều gì cho bản thân, chỉ muốn người Do Thái được
nhìn nhận theo cách khác. Người ta cho rằng Washington đã sắp xếp 13
ngôi sao biểu trưng cho 13 cựu thuộc địa thành hình Lá chắn David – một
biểu tượng của người Do Thái. Có thể quan sát điều này trên đồng bạc
xanh:
Haym
Salomon sẽ cố gắng xây dựng lại cơ đồ một lần nữa khi ông biết rằng
khoản nợ mà ông cho nước Mỹ vay không thể được trả lại sớm. Tuy nhiên,
năm 1785, ông qua đời vì bệnh lao ở tuổi 44. Tính đến thời điểm nay, ông
có tài sản trị giá 350.000 USD và khoản nợ chưa được trả trị giá khoảng
600.000 USD.
Không giống như phần lớn các anh
hùng trong cuộc cách mạng đã đem lại độc lập cho nước Mỹ, Salomon không
tới từ Anh hay các thuộc địa của Mỹ. Ông cũng không phải là một chính
khách, một người lính hay một địa chủ sở hữu nhiều đất đai. Tuy nhiên,
nếu như không có Salomon cùng những kỹ năng môi giới tài ba của ông,
quân đội của Washington đã không thể chiến đầu. Nước Mỹ cũng khó có thể
tồn tại trong những ngày đầu thành lập.
Haym Salomon là nhà tài trợ khi nước Mỹ khánh kiệt. Ông chính là broker đã giải cứu nước Mỹ.
(Tri Thức Trẻ)
(Tri Thức Trẻ)