Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Một ngày làm việc của broker trên sàn NYSE

Dưới đây là những chia sẻ của 1 broker giấu tên trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) về lịch làm việc hàng ngày được Business Insider ghi chép lại.
Có thể nói, các nhân viên môi giới (broker), chuyên gia và các nhà tạo lập thị trường chính là bộ mặt của phố Wall Street. Họ thường xuất hiện trên các bức ảnh, các bài báo và cả các bản tin tài chính nói về phố Wall. Tuy nhiên, thực sự thì công việc của họ gồm những gì vẫn là điều nhiều người chưa biết đến. 

Dưới đây là những chia sẻ của 1 broker giấu tên trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) về lịch làm việc hàng ngày được Business Insider ghi chép lại. 

Broker thực hiện các lệnh giao dịch cho khách hàng chứ không phải cho họ


Nói 1 cách đơn giản, floor broker – 
nhân viên môi giới trên sàn – là người đại diện cho các khách hàng trên sàn NYSE. 

Hầu hết các broker trên sàn NYSE floor đều thực hiện giao dịch trên nền tảng trung gian. Điều đó có nghĩa là họ không giao dịch cho chính bản thân họ hoặc cho công ty của họ - điều mà các nhà tạo lập thị trường thường làm. 



Broker cung cấp thông tin cho khách hàng 

Khách hàng của các nhân viên môi giới trên sàn bao gồm các ngân hàng, người môi giới – kinh doanh, các quỹ đầu cơ, quỹ lương hưu, người giao dịch trong ngày (day traders) và thậm chí là 1 vài cá nhân với khối lượng tài sản lớn. 

Theo chia sẻ của nhân vật trong bài, các broker được coi là “tai và mắt” của khách hàng. Broker cung cấp cho họ màu sắc của thị trường, các tin đồn trên thị trường và tìm kiếm thanh khoản cho khách hàng. 

Họ kiếm sống bằng tiền hoa hồng từ giao dịch 

Các broker được trích tiền hoa hồng
 từ mỗi cổ phiếu được giao dịch.

Số tiền có thể nằm trong khoảng từ 0,5 xu đến 5 xu trên 1 cổ phiếu. 











Ngày làm việc của broker bắt đầu từ lúc nào?

Thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu mở cửa vào lúc 9h30 sáng và tiếng chuông đóng cửa vang lên lúc 4h chiều.
Tuy nhiên, ngày làm việc của 1 broker bắt đầu sớm hơn rất nhiều. 
Họ thường bắt đầu công việc vào khoảng 7h30 hoặc 8h sáng. Mở đầu ngày làm việc, các broker sẽ đọc báo, xem tin tức, kiểm tra email.




Các lệnh giao dịch bắt đầu

Vào khoảng 9h sáng, các broker bắt đầu nhận yêu cầu giao dịch từ 9h sáng. 

Nếu yêu cầu được đưa ra gần với thời điểm thị trường đóng cửa hoặc mở cửa, điều đó có nghĩa là broker cần tìm kiếm mức giá đóng cửa/mửa cửa hoặc tìm sự chênh lệch mua/bán. 

Nếu yêu cầu được đưa ra vào thời gian giữa ngày, broker cần tìm kiếm màu sắc diễn biến của cổ phiếu đó: ai đã mua và bán và những tin tức xung quanh cổ phiếu này. Các broker sẽ tìm đến chuyên gia để tìm kiếm thông tin. 

Thời điểm sát tiếng chuông mở cửa thực sự hỗn loạn

Thị trường mở cửa vào lúc 9h30 sáng.
Khoảng thời gian từ 9h15 đến 9h45 sáng thực sự là “thời điểm hỗn loạn” và điều này vẫn xảy ra trong nhiều năm qua. 

Phần lớn giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống máy tính. Thỉnh thoảng, các broker cũng gặp mặt trực tiếp để hoàn thành giao dịch.





Giờ ăn trưa 

Hầu hết các broker ăn trưa luôn tại chỗ làm việc. Công việc quá bận rộn do đó họ không thể rời khỏi bàn làm việc. 













3h30 chiều, mọi thứ sôi động trở lại

Mọi thứ trở nên “điên loạn” do các khách hàng muốn biết cổ phiếu sẽ đóng cửa ở mức giá nào cũng như khối lượng giao dịch là bao nhiêu. 












4h chiều, tiếng chuông đóng cửa reo lên và sàn trống rỗng sau 15 phút

4h chiều, chuông vang lên. 

10 đến 15’ tiếp theo được sử dụng để kiểm tra liệu có phải tất cả mọi thứ đều ổn và không có vấn đề gì xảy ra. 











Các broker không giao dịch MBS trên sàn NYSE

Hầu hết mọi người đều không biết các broker làm những gì.

Sàn NYSE chính là biểu tượng của phố Wall. Do đó, chứng khoán có tài sản đảm bảo bằng các khoản thế chấp (MBS) không được giao dịch trên sàn này bởi đây là loại tài sản liên quan đến khủng hoảng tài chính. 







Lầm tưởng: Sàn NYSE lạc hậu và cũ kỹ 

Tất cả các giao dịch được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử nhưng có sự can thiệp của con người. Ví dụ, tất cả các broker đều có các thiết bị cầm tay như mini iPads để cập nhật tin tức.

Họ cũng có thể truy cập vào bất kỳ chương trình máy tính nào. 








Nhiều broker thậm chí không có bằng đại học

Không giống như phần còn lại của phố Wall là các ngân hàng lớn và quỹ đầu cơ, có 1 số broker thậm chí còn không qua đào tạo ở trường đại học.
Tuy nhiên, họ đã từng làm việc tại các văn phòng đấu giá hay các cửa hàng cùng với rất nhiều môi trường năng động khác. Nhiều người khác đã từng là vận động viên thể thao hay cựu chiến binh. 





Đến từ 1 trường đại học thuộc hàng top không phải vấn đề quan trọng



Điều quan trọng nhất đối với 1 broker chính là họ phải nhớ các lệnh giao dịch và các hướng dẫn. 

Broker phải làm việc tốt với các con số, chính xác về giờ giấc và không “bật khóc” khi bị ai đó quát mắng. 

Đó là những thứ quan trọng hơn nhiều so với điểm trung bình học tập (GPA) hay trường đại học danh tiếng. 



Đây vẫn là môi trường chuyển động rất nhanh 

Môi trường làm việc trên sàn NYSE thật sự rất căng thẳng với tốc độ cao, mặc dù không bằng so với 5 đến 10 năm trước. 
Tuy nhiên, ngày nay, có nhiều đoạn chat hơn là các cuộc nói chuyện điện thoại; tiếng quát tháo và hò hét cũng giảm đi nhiều do giao dịch được thực hiện trên máy tính. 




“Tình anh em” giữa các broker 

Các broker khá đoàn kết mặc dù 
trước đó họ có thể “chiến đấu” với nhau trên sàn giao dịch.
Họ cũng làm khá nhiều công việc từ thiện và sẵn sàng giúp đỡ nếu như con cái hoặc cha mẹ của 1 broker khác bị ốm. 









(Theo Trí thức trẻ/BI)
>> Mở tài khoản chứng khoán - Tư vấn Đầu tư Chứng khoán



Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?