Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ


(TBKTSG) - Có lẽ giới đầu tư trên thị trường tài chính Việt Nam vẫn chưa hiểu tại sao chỉ một thời gian ngắn sau sự kiện Brexit thì tâm lý của các nhà đầu tư lại lạc quan đến như vậy? Và tại sao thị trường chứng khoán (TTCK) và vàng lại biến động cùng chiều theo một mối tương quan chặt chẽ đến vậy?
http://www.blogchungkhoan.com/2015/09/mo-tai-khoan-tu-van-au-tu-chung-khoan.html
Diễn biến bất thường trên thị trường tài chính Việt Nam

Việc người dân Anh quyết định rời khỏi EU là một tín hiệu xấu cho kinh tế toàn cầu bởi thương mại giữa Anh và thế giới sẽ giảm xuống bởi những quan ngại về chính sách thuế và bảo hộ sản xuất trong nước. Theo đó, TTCK sẽ đối mặt với nguy cơ mất điểm và các nhà đầu tư sẽ tìm đến thị trường vàng như một kênh trú ẩn. Trong khi TTCK toàn cầu vẫn chưa phục hồi lại mức giảm điểm sau phiên giao dịch ngày 24-6-2016 thì TTCK và vàng của Việt Nam đang ghi nhận những phiên tăng điểm mạnh và kéo dài liên tục trong khoảng hai tuần.

Theo đó, chỉ số VN-Index đã ghi nhận mức tăng 6,1% so với thời điểm sự kiện Brexit và tăng 13,8% so với cuối năm 2015. Đây được xem là mức tăng cao nhất trong vòng tám năm trở lại đây, trong khi giá vàng có thời điểm chạm mốc 40 triệu đồng/lượng, tăng tới 17,5% so với thời điểm cuối tháng 5-2016, tương đương với mức tăng khoảng 6 triệu đồng/lượng. Diễn biến này càng đáng chú ý khi mà GDP của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2016 chỉ ghi nhận mức tăng 5,52%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,28% của cùng kỳ năm 2015.

Chính sách tiền tệ nới lỏng được xem là nguyên nhân chính

Tính đến thời điểm hiện tại, theo số liệu không chính thức thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua ròng được khoảng 8 tỉ đô la Mỹ(1) từ các ngân hàng thương mại (NHTM). Kết quả này đồng nghĩa với việc sẽ có khoảng hơn 176.000 tỉ đồng được bơm ra hệ thống ngân hàng.

Để tránh nguy cơ lạm phát mục tiêu tăng nhanh sau động thái bơm tiền mua ngoại tệ của NHNN thì thông thường cơ quan này cũng sẽ phát hành tín phiếu để hút một phần hoặc toàn bộ lượng tiền đã cung ứng trước đó. Tuy nhiên, tính đến trước ngày 4-7-2016, NHNN vẫn chưa có bất kỳ động thái nào để trung hòa khối lượng tiền đã bơm ra. Rõ ràng đây là tín hiệu cho thấy NHNN đang chủ động thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích GDP tăng trưởng.

GDP sẽ chỉ tăng trưởng khi nền kinh tế sẽ hấp thụ tốt và hiệu quả cung tiền đã bơm ra của NHNN. Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì tính đến ngày 20-6-2016, tín dụng của toàn hệ thống mới chỉ tăng 6,2% so với cuối năm 2015, tương đương với mức tăng của cùng kỳ năm 2015. Tín dụng tăng trưởng thấp là nguyên nhân để các NHTM đẩy mạnh đầu tư vào trái phiếu chính phủ (TPCP). Theo đó, tính đến ngày 4-7-2016, Bộ Tài chính đã huy động được khoảng 215.000 tỉ đồng thông qua việc phát hành TPCP, hoàn thành 97,7% kế hoạch của cả năm 2016.

Trong khi tín dụng tăng trưởng thấp thì việc giải ngân nguồn vốn TPCP hiện nay cũng rất chậm, khi mới chỉ đạt khoảng 30% so với dự toán của cả năm 2016. Đây là hai nguyên nhân chính khiến cho GDP tăng trưởng thấp hơn so cùng kỳ. Đồng thời, một khối lượng tiền thừa đang đọng lại trong hệ thống ngân hàng.

Mặc dù NHNN đã có những chính sách, quy định rất rõ tại Thông tư 36/2014 để kiểm soát việc các NHTM giải ngân nguồn vốn cho các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư... Tuy nhiên, bằng nhiều hình thức khác nhau thì nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng vẫn đang chảy sang hai kênh đầu tư phi sản xuất này. Đó có thể là lý do giải thích vì sao trong khi kinh tế tăng trưởng chậm, giá vàng thế giới không có nhiều biến động thì TTCK và vàng của Việt Nam lại đang bùng nổ trước sự ngỡ ngàng của các chuyên gia kinh tế.

Thị trường đối mặt với khả năng điều chỉnh trong thời gian tới

Bên cạnh nguyên nhân trên thì sự bùng nổ của chỉ số VN-Index còn chịu tác động bởi sự hưng phấn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường. Sự hưng phấn này chính là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Bởi họ thường là những người chủ động tạo ra sự nhộn nhịp trên thị trường để thu hút các nhà đầu tư cá nhân.

Trước diễn biến như vậy, để tránh nguy cơ rủi ro cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ, thì từ ngày 5-7-2016, NHNN đã phát hành tín phiếu nhằm hút bớt khối lượng tiền đã bơm ra thị trường trước đó. Số liệu từ Bloomberg cho thấy mỗi ngày NHNN đã và đang hút về từ 5.000-8.000 tỉ đồng trên thị trường mở (OMO). Chưa rõ NHNN sẽ hút bao nhiêu trong tổng số hơn 176.000 tỉ đồng đã bơm ra thị trường nhưng đây thực sự là tin không vui cho các nhà đầu tư. Do đó, thị trường dự báo có thể sẽ sớm đảo chiều và đi xuống trong thời gian tới.

(1) http://vneconomy.vn/tai-chinh/ngan-hang-nha-nuoc-tro-lai-mua-vao-ngoai-te-20160708101015875.htm



 
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?