Trung tâm mua sắm chính Piazza Santa Croce ở Florence, vùng Tuscany (Ý)
Lamberto Frescobaldi đặt hai ly rượu lên một thùng gỗ, trong tầng
hầm rộng của nhà máy sản xuất rượu vang do công ty ông sở hữu. Nhà máy
này nằm trong tòa lâu đài 1.000 tuổi cách thành phố Florence không xa.
Bật nút chai Nipozzano, ông nhấp một ngụm và gật gù. Loại vang mà gia
tộc ông từng cung cấp cho nhà điêu khắc Sculptor và Giáo hoàng Leo X vẫn
tuyệt hảo.
Với Frescobaldi, 53 tuổi, dẫn dắt doanh nghiệp gia đình là công việc của niềm tin. Đó là cách bảo tồn triều đại bắt đầu từ những thương nhân buôn len từ khoảng năm 1000. “Bạn phải cảm thấy rằng bạn thật sự thừa kế gia sản, không sở hữu nó. Bạn chỉ cần vận hành đúng đắn và xúc tiến nó”, ông nói. Duy trì gia sản thừa kế kếch sù là điều mà nhiều thế hệ của gia đình Frescobaldi làm trong hơn 700 năm.
Tài sản gia tộc phổ biến hơn châu Á và Mỹ không hẳn là yếu tố thuận lợi đối với châu Âu, vì đây là dấu hiệu của tính di động xã hội thấp, khiến giáo dục, thu nhập và kết nối xã hội không phát triển qua nhiều thế hệ. Các gia đình giàu nhất ở Florentine ngày nay đã ở trên nấc đầu của bậc thang kinh tế xã hội gần 600 năm trước, theo một nghiên cứu mới do Ngân hàng Trung ương Ý thực hiện. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy ở nhiều nước châu Âu, không chỉ của cải, thu nhập mà còn cả các ngành nghề cũng có xu hướng “kết dính”, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Với Frescobaldi, 53 tuổi, dẫn dắt doanh nghiệp gia đình là công việc của niềm tin. Đó là cách bảo tồn triều đại bắt đầu từ những thương nhân buôn len từ khoảng năm 1000. “Bạn phải cảm thấy rằng bạn thật sự thừa kế gia sản, không sở hữu nó. Bạn chỉ cần vận hành đúng đắn và xúc tiến nó”, ông nói. Duy trì gia sản thừa kế kếch sù là điều mà nhiều thế hệ của gia đình Frescobaldi làm trong hơn 700 năm.
Tài sản gia tộc phổ biến hơn châu Á và Mỹ không hẳn là yếu tố thuận lợi đối với châu Âu, vì đây là dấu hiệu của tính di động xã hội thấp, khiến giáo dục, thu nhập và kết nối xã hội không phát triển qua nhiều thế hệ. Các gia đình giàu nhất ở Florentine ngày nay đã ở trên nấc đầu của bậc thang kinh tế xã hội gần 600 năm trước, theo một nghiên cứu mới do Ngân hàng Trung ương Ý thực hiện. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy ở nhiều nước châu Âu, không chỉ của cải, thu nhập mà còn cả các ngành nghề cũng có xu hướng “kết dính”, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ông Lamberto Frescobaldi
Hơn 1/3 những người giàu nhất nước Ý thừa kế tài sản họ đang có. Ở
Mỹ, tỷ lệ này là 29% còn ở Trung Quốc, tỷ lệ này là 2%, theo nghiên cứu
công bố năm 2014 của Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế. Đức có tỷ lệ tỉ
phú do thừa kế cao nhất trong các quốc gia phát triển với 65%. Tựu
chung, các cá nhân thừa kế gia sản chiếm khoảng một nửa số tỉ phú Tây
Âu.
Việc thiếu tính di động xã hội là mối lo ngại với châu Âu, sản lượng kinh tế và số lượng việc làm có sẵn tại nơi này nhỏ hơn so với Mỹ. Nước Mỹ tăng trưởng thực tế 9,9% từ năm 2007, trong khi số liệu này của Liên minh châu Âu (EU) chỉ là 2,8% trong cùng giai đoạn. GDP đầu người ở EU thấp hơn gần 1/3 so với tại Mỹ khi điều chỉnh sức mua. Tỷ lệ thất nghiệp ở đây thì gần gấp đôi Mỹ.
Vì kinh tế Mỹ đang mở rộng, “họ cần nhiều kỹ sư, nhà hóa học, nhà kinh tế, nhà phân tích và nhân viên ngân hàng hơn là châu Âu”, Giáo sư danh dự ngành xã hội học Antonio Schizzerotto của Đại học Trento (Ý) nhận định. Ông Schizzerotto còn cho hay: “Số lượng vị trí công việc mới mở ra ở Mỹ cao hơn so với số lượng con ông cháu cha”.
Lâu đài Nipozzano thuộc sở hữu của gia tộc Frescobaldi
Việc thiếu tính di động xã hội là mối lo ngại với châu Âu, sản lượng kinh tế và số lượng việc làm có sẵn tại nơi này nhỏ hơn so với Mỹ. Nước Mỹ tăng trưởng thực tế 9,9% từ năm 2007, trong khi số liệu này của Liên minh châu Âu (EU) chỉ là 2,8% trong cùng giai đoạn. GDP đầu người ở EU thấp hơn gần 1/3 so với tại Mỹ khi điều chỉnh sức mua. Tỷ lệ thất nghiệp ở đây thì gần gấp đôi Mỹ.
Vì kinh tế Mỹ đang mở rộng, “họ cần nhiều kỹ sư, nhà hóa học, nhà kinh tế, nhà phân tích và nhân viên ngân hàng hơn là châu Âu”, Giáo sư danh dự ngành xã hội học Antonio Schizzerotto của Đại học Trento (Ý) nhận định. Ông Schizzerotto còn cho hay: “Số lượng vị trí công việc mới mở ra ở Mỹ cao hơn so với số lượng con ông cháu cha”.
Ở thời điểm một số nền kinh tế tại lục địa già đang chững lại, sự
giàu có và thừa kế xã hội nên được theo dõi chặt chẽ, vì nếu bất bình
đẳng đạt đến một giới hạn nhất định, nó có thể tiếp tục hạn chế khả năng
vực dậy tăng trưởng của một nước, Giáo sư Schizzerotto nói thêm.
Đối với Frescobaldi, tài sản của gia tộc ông có thể được gói gọn
trong một từ: rượu vang. Kinh nghiệm đầu tiên ông có với thức uống màu
đỏ là vào năm 6 tuổi, khi ông say xỉn và xỉu tại bữa tiệc hè với nhiều
công nhân vườn nho.
“Họ không thể cho tôi uống nước, tôi là con trai của ông chủ”, ông Frescobaldi kể. Giờ đây, sau khi nhận tấm bằng nghề trồng nho tại Đại học California, Davis, Mỹ, ông ngồi ghế chủ tịch Marchesi Frescobaldi Group, doanh nghiệp sản xuất 11 triệu chai rượu vang mỗi năm, một trong những tên tuổi lớn nhất nước Ý.
“Họ không thể cho tôi uống nước, tôi là con trai của ông chủ”, ông Frescobaldi kể. Giờ đây, sau khi nhận tấm bằng nghề trồng nho tại Đại học California, Davis, Mỹ, ông ngồi ghế chủ tịch Marchesi Frescobaldi Group, doanh nghiệp sản xuất 11 triệu chai rượu vang mỗi năm, một trong những tên tuổi lớn nhất nước Ý.
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tỉ phú giàu nhờ thừa kế ở các quốc gia
Trước khi bước vào nghề làm rượu vang năm 1308, những người mang họ
Frescobaldi buôn len và làm ngân hàng, tài trợ cho cuộc chiến của Vua
Edward I ở xứ Wales và Pháp. Gia đình này xây cây cầu đầu tiên của thành
phố Florence, Santa Trinita, và cũng là gốc của một trong những nhà
soạn nhạc lớn cuối thời kỳ Phục hưng, đầu thời kỳ Baroque: ông Girolamo
Frescobaldi.
Dòng dõi gia tộc Frescobaldi không phải là duy nhất trên đất Florence. Hai nhà nghiên cứu Guglielmo Barone và Sauro Mocetti của Ngân hàng Trung ương Ý từng so sánh hồ sơ những người nộp thuế năm 1427 và năm 2011 để theo dõi sự dịch chuyển qua các thế hệ. Họ phát hiện trạng thái kinh tế xã hội có duy trì lâu dài qua nhiều thế kỷ. Hai tác giả viết: “Những biến động chính trị, nhân khẩu học và kinh tế lớn xảy ra tại thành phố qua nhiều thế kỷ không thể tháo gỡ các nút thắt thừa kế kinh tế xã hội”.
Ở Đức, mức độ tập trung của tài sản kế thừa thậm chí còn lớn hơn. “Khó có nước nào mà gốc gác xã hội ảnh hưởng đến thu nhập một người nhiều như ở Đức. Các công dân giàu có nhất cũng là những người có thu nhập cao nhất”, Marcel Fratzscher, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế ở thủ đô Berlin viết trong quyển sách vừa xuất bản.
Dòng dõi gia tộc Frescobaldi không phải là duy nhất trên đất Florence. Hai nhà nghiên cứu Guglielmo Barone và Sauro Mocetti của Ngân hàng Trung ương Ý từng so sánh hồ sơ những người nộp thuế năm 1427 và năm 2011 để theo dõi sự dịch chuyển qua các thế hệ. Họ phát hiện trạng thái kinh tế xã hội có duy trì lâu dài qua nhiều thế kỷ. Hai tác giả viết: “Những biến động chính trị, nhân khẩu học và kinh tế lớn xảy ra tại thành phố qua nhiều thế kỷ không thể tháo gỡ các nút thắt thừa kế kinh tế xã hội”.
Ở Đức, mức độ tập trung của tài sản kế thừa thậm chí còn lớn hơn. “Khó có nước nào mà gốc gác xã hội ảnh hưởng đến thu nhập một người nhiều như ở Đức. Các công dân giàu có nhất cũng là những người có thu nhập cao nhất”, Marcel Fratzscher, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế ở thủ đô Berlin viết trong quyển sách vừa xuất bản.
Ông Count Alexander Fugger Babenhausen
Tỷ lệ tài sản gia tộc cao ở Đức là một phần kết quả của hệ thống
thuế tồn tại đến năm nay. Cụ thể, hệ thống trên cho phép các doanh
nghiệp gia đình, gồm phần đông các doanh nghiệp vừa vốn là xương sống
của nền kinh tế, chuyển tiếp tài sản tài chính của họ khi gần như không
phải đóng thuế bất động sản.
Count Alexander Fugger-Babenhausen, 34 tuổi, hậu duệ của người giàu nhất châu Âu vào thế kỷ 16, chia sẻ rằng duy trì tính vẹn toàn của gia sản là một trách nhiệm. Ông vừa trở về Đức để quản lý của cải gia đình và các hoạt động từ thiện sau khi làm việc tại ngân hàng đầu tư ở London (Anh).
“Đây không phải là khu vực năng động, nhanh chóng buộc bạn phải chấp nhận rủi ro cao”, ông nói khi đang ngồi tại Fuggerei - khu phức hợp nhà xã hội mà chủ ngân hàng Jakob Fugger thành lập năm 1521. Ông cho biết thêm: “Trong mọi quyết định chúng tôi làm cho Fuggerei, chúng tôi cố gắng xem xét điều đó và thận trọng. Sẽ là thảm họa nếu một sai lầm khiến sự vững bền kết thúc sau 19 thế hệ”. 140 căn hộ ở Fuggerei sống sót qua vô số cuộc chiến tranh, từng bị tàn phá một phần trong Thế chiến thứ hai nhưng sau đó đã được cải tạo.
Tượng đồng bán thân Jakob Fugger, người thành lập khu phức hợp nhà ở Fuggerei tại Augsburg (Đức)
Count Alexander Fugger-Babenhausen, 34 tuổi, hậu duệ của người giàu nhất châu Âu vào thế kỷ 16, chia sẻ rằng duy trì tính vẹn toàn của gia sản là một trách nhiệm. Ông vừa trở về Đức để quản lý của cải gia đình và các hoạt động từ thiện sau khi làm việc tại ngân hàng đầu tư ở London (Anh).
“Đây không phải là khu vực năng động, nhanh chóng buộc bạn phải chấp nhận rủi ro cao”, ông nói khi đang ngồi tại Fuggerei - khu phức hợp nhà xã hội mà chủ ngân hàng Jakob Fugger thành lập năm 1521. Ông cho biết thêm: “Trong mọi quyết định chúng tôi làm cho Fuggerei, chúng tôi cố gắng xem xét điều đó và thận trọng. Sẽ là thảm họa nếu một sai lầm khiến sự vững bền kết thúc sau 19 thế hệ”. 140 căn hộ ở Fuggerei sống sót qua vô số cuộc chiến tranh, từng bị tàn phá một phần trong Thế chiến thứ hai nhưng sau đó đã được cải tạo.
Tượng đồng bán thân Jakob Fugger, người thành lập khu phức hợp nhà ở Fuggerei tại Augsburg (Đức)