Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Vì sao Trung Quốc không phải là trung tâm tài chính toàn cầu?

Trong khi những dư âm về hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc, còn chưa chấm dứt, một sự kiện khác có ý nghĩa quan trọng với tài chính thế giới vừa diễn ra nhưng ít được quan tâm đúng mức. Tuần trước, Ngân hàng Thế giới (WB) đã phát hành trái phiếu được định giá bằng Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) ở thị trường liên ngân hàng của Trung Quốc. Bắt từ tháng 10 tới, NDT sẽ được đưa vào rổ tiền tệ định giá SDR, gồm USD, euro, yên và bảng Anh.

Chừng nào nhân dân tệ (NDT) còn chưa được định giá theo cơ chế thị trường, Trung Quốc sẽ không thể trở thành trung tâm tài chính toàn cầu. 

Đối với Trung Quốc, động thái trên mang ý nghĩa biểu tượng cho vị thế cường quốc mới nổi của họ. Nhưng nó cũng chỉ ra vì sao Trung Quốc chưa thể trở thành một trung tâm tài chính của thế giới.

Bắc Kinh xem việc đưa NDT vào SDR là một chiến lược mang tính nước đôi. Nước này muốn hệ thống tiền tệ toàn cầu ít phụ thuộc vào đồng USD và tiến tới sử dụng NDT nhiều hơn. Nhưng Trung Quốc vẫn muốn tiếp tục áp đặt các biện pháp kiểm soát tài chính, điều làm giới hạn hoạt động sử dụng NDT ở nước ngoài. Đồng thời, nước này không muốn thả nổi giá trị đồng nội tệ, một điều kiện tiên quyết để nó trở thành đồng tiền dự trữ đích thực.

Vì thế, Trung Quốc muốn dùng SDR để đạt được cả hai ý định của mình: biến NDT hành đồng tiền cạnh tranh với USD, đồng thời vẫn duy trì tỷ giá cố định của nó.

Vấn đề là SDR không tồn tại trong lưu thông thực tế. SDR được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tạo ra để làm tài sản dự trữ nhân tạo vào năm 1969, theo hệ thống Bretton Woods. Mặc dù vậy, không nước nào sử dụng SDR cho hoạt động kinh doanh bình thường, và không chính phủ nào phát hành trái phiếu định giá bằng SDR trừ lý do chính trị, như WB đang làm.

Giới doanh nghiệp cũng không muốn sử dụng SDR. Nếu một công ty muốn vay tiền để xây nhà máy ở Nhật Bản, họ sẽ phát hành trái phiếu bằng đồng yên để sau này có thể trả tiền bằng đồng yên. Nếu khách hàng của công ty trên đến từ nhiều nước, một ngân hàng đầu tư sẽ được mời đến và lập một bộ chỉ số danh mục tiền tệ tùy biến để đáp ứng nhu cầu của họ. Thay vì sử dụng SDR, công ty sẽ bán trái phiếu theo bộ chỉ số tổng hợp gồm đồng USD, euro, yên và reals Brazil với tỷ lệ 25% cho mỗi đồng tiền. Sẽ không có khách hàng nào trả bằng SDR.

Lý do Trung Quốc muốn đưa NDT vào SDR là vì, nước này muốn đạt được vị thế đồng tiền toàn cầu mà không phải đối mặt với áp lực thả nổi đồng nhân dân tệ và nới lỏng kiểm soát tài chính. Nói cách khác, Trung Quốc muốn hưởng những lợi ích của một đồng tiền toàn cầu, nhưng lại muốn tránh những bất lợi của việc này.

Đây chính là lý do làm kìm hãm vị thế trung tâm tài chính thế giới của Trung Quốc. Nước này có đầy đủ những điều kiện thích hợp để cạnh tranh với London và New York: một nền kinh tế khổng lồ, điểm đến của hoạt động kinh doanh quốc tế, và sở hữu những ngân hàng đẳng cấp thế giới. Nhu cầu của thế giới với nguồn vốn và dịch vụ tài chính của Trung Quốc cũng đang trên đà tăng mạnh.

Nhưng việc phát hành cổ phiếu và nợ quốc tế ở Trung Quốc gần như không tồn tại. Trong số gần 2000 trường hợp phát hành trái phiếu ở Trung Quốc cho đến nay, chỉ có một đến từ nước ngoài. Các công ty không muốn bán trái phiếu hoặc cổ phiếu ở một nước mà dòng vốn bị kiểm soát chặt và đồng tiền không được định giá theo cơ chế thị trường. Việc đồng nhân dân tệ được đưa vào SDR cũng không thể giúp Trung Quốc giải quyết được hai vấn đề trên.

Nếu Bắc Kinh muốn trở thành trung tâm tài chính toàn cầu, nước này cần tạo ra một thị trường mà dòng vốn được luân chuyển tự do và đồng tiền hoạt động theo cơ chế thị trường. Thay vì theo đuổi các thẳng lợi mang tính biểu tượng như trái phiếu SDR, Trung Quốc nên để các ngân hàng và nguồn vốn của mình hoạt động tự do hơn.

Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?