Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

TTCK không dễ như doanh nghiệp dự kiến

Dù có hàng chục doanh nghiệp (DN) đã báo cáo huy động vốn thành công kể từ đầu năm đến nay, nhưng tựu trung lại, tổng lượng vốn huy động qua thị trường chứng khoán (TTCK) 2 tháng đầu năm lại giảm đến 27% so với cùng kỳ năm 2016. 

http://www.blogchungkhoan.com/2014/09/9-cuon-sach-warren-buffett-cho-rang-ai.html

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 2 tháng đầu năm, có khoảng 40.700 tỷ đồng được huy động qua TTCK. Tuy nhiên, phần lớn trong số này, khoảng 30.000 tỷ đồng, đến từ việc huy động của Chính phủ, do Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành.

Về phía DN, lên niêm yết cũng có nghĩa đặt kỳ vọng sẽ huy động thêm được vốn mới, bên cạnh các giá trị khác, để tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thực tế thị trường không dễ dàng như nhiều DN dự kiến. 

Lên sàn, các DN chịu sự định giá khắt khe của nhà đầu tư đại chúng và hiện trạng giao dịch hiện nay cho thấy, có gần 40% các cổ phiếu niêm yết trên 2 Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội có thị giá duới 10.000 đồng.

Việc giá không đứng được ở “vạch xuất phát” 10.000 đồng/cổ phiếu có nguyên nhân chủ yếu do DN kinh doanh không hiệu quả và/hoặc DN chưa biết cách tạo niềm tin nơi nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế này đã khiến không ít lãnh đạo DN nản lòng, bởi đây là điều họ không lường được trước khi đưa DN lên sàn. 

Giá rơi, đồng nghĩa với việc DN cũng bị ít nhiều suy giảm uy tín và cánh cửa huy động vốn từ đại chúng khép chặt hơn, khi pháp luật hiện hành chưa chính thức cho phép DN huy động dưới mệnh giá. Nhiều DN cũng không muốn “bán mình” ở mức vài nghìn đồng/cổ phần.

Mùa đại hội đồng cổ đông 2017 đang diễn ra, bài toán huy động vốn mới tiếp tục làm đau đầu nhiều lãnh đạo DN.

Sự khác biệt của dòng vốn huy động từ phát hành cổ phiếu với vốn vay là ở chỗ, các DN được dùng nguồn vốn này trong suốt vòng đời hoạt động, không chịu áp lực trả lại người góp tiền. Tuy nhiên, bài toán DN huy động được vốn mới năm nay dường như sẽ khó hơn các năm trước, do lượng DN lên sàn ngày một tăng, trong khi dòng tiền đầu tư chứng khoán chưa có sự đột biến (trừ việc vốn ngoại gia tăng đầu tư trong 2 tháng đầu năm khoảng 1 tỷ USD).

3 tháng đầu năm, TTCK ghi nhận một số DN huy động được vốn, nhưng mức huy động khá hạn chế. Chẳng hạn, CTCP May 10 (phát hành hành được 8 triệu cổ phiếu); CTCP Bảo Long (phát hành được 10 triệu cổ phiếu); CTCP Dược Agimexpharm (phát hành được 3 triệu cổ phiếu); CTCP Dược y tế Ðà Nẵng (phát hành được 3,7 triệu cổ phiếu). Bên cạnh đó, có một số DN tiếp tục phải xin gia hạn phát hành như CTCP Xây dựng Xuân Mai để hy vọng tìm được người mua… 

Giải pháp cho thực trạng khó huy động vốn của DN trước hết vẫn ở việc DN phải thể hiện nội lực và tiềm năng phát triển đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên, ở tầm vĩ mô, những nút thắt cho dòng tiền đầu tư cần được ngành chứng khoán, Chính phủ quan tâm gỡ sớm, như việc nới room cho vốn ngoại, việc nâng hạng thị trường, hay đơn giản là cải cách tiếp thời gian giao dịch (từ T+2 hiện nay xuống T+0). 

Nhà đầu tư cần niềm tin nơi DN và cũng rất cần niềm tin ở triển vọng chung của TTCK. Khi có niềm tin mới mong họ trả giá cao và sẵn sàng rót thêm tiền vào DN, giúp TTCK thực hiện được chức năng kênh huy động vốn cho nền kinh tế, chứ không bị nghêng theo kênh huy động vốn qua trái phiếu chính phủ như hiện nay.
Người quan sát
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?