Báo Đầu tư Chứng khoán đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK).
Dòng vốn ngoại chảy ròng cả vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu, thưa ông?
Tuy chịu nhiều sức ép về dòng vốn ngoại rút ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền, nhưng cuối năm 2016 và đầu năm nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài đã quay trở lại TTCK Việt Nam và duy trì trạng thái vào ròng.
Tính đến cuối năm 2016, vốn ngoại vào ròng 1,2 tỷ USD, còn 2 tháng đầu năm nay vào ròng 220 triệu USD (tăng 20% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, riêng trên thị trường trái phiếu, vốn ngoại vào ròng khá lớn và xu hướng này bắt đầu từ cuối năm trước khi nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 10.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, con số này trong 2 tháng đầu năm nay là 3.738 tỷ đồng. Điều này cho thấy sức hút đáng kể của TTCK Việt Nam trong cuộc đua với các thị trường lân cận trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Theo ông, đâu là những lý do giúp TTCK Việt Nam thu hút vốn ngoại?
Diễn biến dòng vốn ngoại tích cực do kinh tế vĩ mô ổn định và tiếp tục vận động theo chiều hướng tích cực; nỗ lực của Chính phủ trong cải cách môi trường kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang mang lại những kết quả cụ thể.
Dòng vốn ngoại chảy ròng cả vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu, thưa ông?
Tuy chịu nhiều sức ép về dòng vốn ngoại rút ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền, nhưng cuối năm 2016 và đầu năm nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài đã quay trở lại TTCK Việt Nam và duy trì trạng thái vào ròng.
Tính đến cuối năm 2016, vốn ngoại vào ròng 1,2 tỷ USD, còn 2 tháng đầu năm nay vào ròng 220 triệu USD (tăng 20% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, riêng trên thị trường trái phiếu, vốn ngoại vào ròng khá lớn và xu hướng này bắt đầu từ cuối năm trước khi nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 10.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, con số này trong 2 tháng đầu năm nay là 3.738 tỷ đồng. Điều này cho thấy sức hút đáng kể của TTCK Việt Nam trong cuộc đua với các thị trường lân cận trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Theo ông, đâu là những lý do giúp TTCK Việt Nam thu hút vốn ngoại?
Diễn biến dòng vốn ngoại tích cực do kinh tế vĩ mô ổn định và tiếp tục vận động theo chiều hướng tích cực; nỗ lực của Chính phủ trong cải cách môi trường kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang mang lại những kết quả cụ thể.
Chủ tịch UBCK Vũ Bằng
Mặt khác, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài cũng có bước tăng trưởng tốt, nên đã hỗ trợ dòng vốn đầu tư gián
tiếp trong 2 tháng đầu năm nay tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Chính sách nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài thời gian qua chưa tạo ra kết quả đột phá do có một số vướng mắc, liệu tình trạng này có sớm được khắc phục?
Giải pháp để giải quyết tương đối triệt để các vướng mắc cho triển khai quy định nới room phải chờ sửa đổi Luật Chứng khoán. Việc này đang được Bộ Tài chính và UBCK thúc đẩy.
Theo kế hoạch, Luật sẽ được trình Quốc hội thông qua trong năm 2018. Điều này không có nghĩa là việc gỡ vướng mắc cho triển khai quy định nới room phải chờ lâu, bởi với nhiều giải pháp đồng bộ khác đang triển khai thì sẽ hỗ trợ tích cực cho cải thiện khả năng thu hút vốn ngoại.
Theo kế hoạch, TTCK phái sinh sẽ được đưa vào vận hành vào cuối tháng 5, chậm nhất là đầu tháng 6 tới, tiếp đó tháng 9/2017, sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant) sẽ được đưa vào vận hành.
Mặt khác, việc Chính phủ quyết liệt trong thúc đẩy các doanh nghiệp lớn cổ phần hóa gắn với lên sàn sẽ tạo ra lượng hàng hóa mới có chất lượng, qua đó thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
Nằm trong nỗ lực cải thiện khả năng thu hút vốn ngoại cho thị trường, việc nâng hạng TTCK từ cận biên lên mới nổi đang được UBCK triển khai ra sao?
Trong tháng 2 vừa qua, UBCK đã làm việc với chuyên gia quốc tế, đánh giá việc triển khai và rà soát lại toàn bộ các tiêu chí về nâng hạng thị trường, trên cơ sở đó có quyết định phân công cụ thể trong nội bộ UBCK để triển khai.
Liên quan đến tiêu chí về công bố thông tin bằng tiếng Anh, UBCK và hai Sở giao dịch chứng khoán thực hiện tốt, cơ bản đáp ứng. Về phía doanh nghiệp, đây là thách thức, nhưng cách khắc phục sẽ là áp dụng với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trên sàn HOSE trước. Đây là chặng lâu nhất nên phải làm quyết liệt.
Ngoài ra, các tiêu chí về đơn giản hóa thủ tục hành chính, việc cấp mã số giao dịch trực tuyến cho nhà đầu tư nước ngoài… đã được triển khai. Tuy nhiên, đang có vướng mắc do liên quan đến các quy định trong lĩnh vực ngân hàng. Vụ Phát triển thị trường của UBCK đã lên danh mục các điểm vướng mắc cụ thể và chuyển tới Ngân hàng Nhà nước để đề nghị xem xét tháo gỡ.
Sắp tới, UBCK sẽ họp bàn với Ngân hàng Nhà nước để có hướng tháo gỡ vướng mắc đối với các quy định về quản lý ngoại hối. Tháo gỡ thành công nút thắt này, không chỉ hỗ trợ tích cực cho dòng vốn gián tiếp vào thị trường, mà lĩnh vực ngân hàng cũng được hưởng lợi.
Đó là khi dòng vốn gián tiếp vào nhiều, sẽ làm giảm áp lực lên tỷ giá, ngoài ra hỗ trợ cho Ngân hàng Nhà nước trong quá trình đang thúc đẩy tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại. Bởi lẽ, vốn gián tiếp vào nhiều sẽ giúp TTCK tăng trưởng, qua đó tác động tích cực lên giá cổ phiếu ngành ngân hàng, hỗ trợ quá trình tái cấu trúc. Đây là việc chung, nên cả Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và UBCK cần tích cực vào cuộc tháo gỡ, vì lợi ích của nền kinh tế.
Liên quan đến lộ trình hợp nhất hai Sở Giao dịch chứng khoán, tại cuộc họp báo chuyên đề quý I/2017 do UBCK tổ chức ngày 9/3, Chủ tịch UBCK Vũ Bằng cho biết, Đề án hợp nhất hai Sở sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang hoàn thiện để trình Thủ tướng ra quyết định cuối cùng.
Việc hoàn thiện Đề án có chút thay đổi về mô hình tổ chức của đơn vị sau hợp nhất. Ban đầu, kiến nghị thành lập theo mô hình công ty TNHH 100% vốn nhà nước, 2 sàn, mỗi sàn do một phó tổng giám đốc phụ trách…
Tuy nhiên, sau khi cân nhắc về tính ổn định của thị trường, phát huy thế mạnh của từng Sở và các địa phương, trong phương án mới, Bộ Tài chính đề xuất thành lập một tổng công ty (công ty mẹ) với 2 công ty con là HOSE và HNX. Hướng điều chỉnh này đang trong giai đoạn lấy kiến 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM, các bộ, ngành trước khi trình Thủ tướng quyết định.
>> Liên hệ Mua bán cổ phiếu - Tư vấn đầu tư - Ủy thác đầu tư
Chính sách nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài thời gian qua chưa tạo ra kết quả đột phá do có một số vướng mắc, liệu tình trạng này có sớm được khắc phục?
Giải pháp để giải quyết tương đối triệt để các vướng mắc cho triển khai quy định nới room phải chờ sửa đổi Luật Chứng khoán. Việc này đang được Bộ Tài chính và UBCK thúc đẩy.
Theo kế hoạch, Luật sẽ được trình Quốc hội thông qua trong năm 2018. Điều này không có nghĩa là việc gỡ vướng mắc cho triển khai quy định nới room phải chờ lâu, bởi với nhiều giải pháp đồng bộ khác đang triển khai thì sẽ hỗ trợ tích cực cho cải thiện khả năng thu hút vốn ngoại.
Theo kế hoạch, TTCK phái sinh sẽ được đưa vào vận hành vào cuối tháng 5, chậm nhất là đầu tháng 6 tới, tiếp đó tháng 9/2017, sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant) sẽ được đưa vào vận hành.
Mặt khác, việc Chính phủ quyết liệt trong thúc đẩy các doanh nghiệp lớn cổ phần hóa gắn với lên sàn sẽ tạo ra lượng hàng hóa mới có chất lượng, qua đó thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
Nằm trong nỗ lực cải thiện khả năng thu hút vốn ngoại cho thị trường, việc nâng hạng TTCK từ cận biên lên mới nổi đang được UBCK triển khai ra sao?
Trong tháng 2 vừa qua, UBCK đã làm việc với chuyên gia quốc tế, đánh giá việc triển khai và rà soát lại toàn bộ các tiêu chí về nâng hạng thị trường, trên cơ sở đó có quyết định phân công cụ thể trong nội bộ UBCK để triển khai.
Liên quan đến tiêu chí về công bố thông tin bằng tiếng Anh, UBCK và hai Sở giao dịch chứng khoán thực hiện tốt, cơ bản đáp ứng. Về phía doanh nghiệp, đây là thách thức, nhưng cách khắc phục sẽ là áp dụng với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trên sàn HOSE trước. Đây là chặng lâu nhất nên phải làm quyết liệt.
Ngoài ra, các tiêu chí về đơn giản hóa thủ tục hành chính, việc cấp mã số giao dịch trực tuyến cho nhà đầu tư nước ngoài… đã được triển khai. Tuy nhiên, đang có vướng mắc do liên quan đến các quy định trong lĩnh vực ngân hàng. Vụ Phát triển thị trường của UBCK đã lên danh mục các điểm vướng mắc cụ thể và chuyển tới Ngân hàng Nhà nước để đề nghị xem xét tháo gỡ.
Sắp tới, UBCK sẽ họp bàn với Ngân hàng Nhà nước để có hướng tháo gỡ vướng mắc đối với các quy định về quản lý ngoại hối. Tháo gỡ thành công nút thắt này, không chỉ hỗ trợ tích cực cho dòng vốn gián tiếp vào thị trường, mà lĩnh vực ngân hàng cũng được hưởng lợi.
Đó là khi dòng vốn gián tiếp vào nhiều, sẽ làm giảm áp lực lên tỷ giá, ngoài ra hỗ trợ cho Ngân hàng Nhà nước trong quá trình đang thúc đẩy tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại. Bởi lẽ, vốn gián tiếp vào nhiều sẽ giúp TTCK tăng trưởng, qua đó tác động tích cực lên giá cổ phiếu ngành ngân hàng, hỗ trợ quá trình tái cấu trúc. Đây là việc chung, nên cả Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và UBCK cần tích cực vào cuộc tháo gỡ, vì lợi ích của nền kinh tế.
Liên quan đến lộ trình hợp nhất hai Sở Giao dịch chứng khoán, tại cuộc họp báo chuyên đề quý I/2017 do UBCK tổ chức ngày 9/3, Chủ tịch UBCK Vũ Bằng cho biết, Đề án hợp nhất hai Sở sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang hoàn thiện để trình Thủ tướng ra quyết định cuối cùng.
Việc hoàn thiện Đề án có chút thay đổi về mô hình tổ chức của đơn vị sau hợp nhất. Ban đầu, kiến nghị thành lập theo mô hình công ty TNHH 100% vốn nhà nước, 2 sàn, mỗi sàn do một phó tổng giám đốc phụ trách…
Tuy nhiên, sau khi cân nhắc về tính ổn định của thị trường, phát huy thế mạnh của từng Sở và các địa phương, trong phương án mới, Bộ Tài chính đề xuất thành lập một tổng công ty (công ty mẹ) với 2 công ty con là HOSE và HNX. Hướng điều chỉnh này đang trong giai đoạn lấy kiến 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM, các bộ, ngành trước khi trình Thủ tướng quyết định.
>> Liên hệ Mua bán cổ phiếu - Tư vấn đầu tư - Ủy thác đầu tư