Bạn có thể tìm thấy điểm tương
đồng giữa một cuộc hôn nhân và một công ty hay việc kinh doanh bởi cả
hai đều vận hành trên cùng nhóm các vấn đề.
Theo Pearson, bạn có thể tìm thấy điểm tương đồng giữa một cuộc hôn nhân và một công ty hay việc kinh doanh bởi cả hai đều vận hành trên cùng nhóm các vấn đề.
"Nhìn chung, những doanh nghiệp và các cuộc hôn nhân thất bại bởi 3 lý do tương tự nhau," Pearson nói.
Chúng bao gồm:
Không học hỏi từ kinh nghiệm
“Các mối quan hệ sụp đổ đều có cùng một vấn đề tồi tệ lặp đi lặp lại là họ không học được gì từ những vấp ngã trước đó”, Pearson cho biết.
Tương tự như vậy, một công ty liên tục vấp phải những vấn đề về tuyển dụng, bán hàng, vận chuyển sản phẩm hoặc đều dẫn tới việc sụp đổ.
Bạn phải thừa nhận rằng luôn luôn có những vấn đề nảy sinh xuất hiện tại nơi làm việc hay trong một mối quan hệ. Điều quan trọng phải có tư duy, bản lĩnh đủ trưởng thành, nhìn nhận các vấn đề như là những cơ hội phát triển, Pearson phân tích.
"Định nghĩa về sự thành công không phải là bạn không gặp phải những vấn đề rắc rối," ông nói. "Thành công là bạn không vấp phải những vấn đề tương tự từng trải qua trong năm ngoái hay quá khứ."
Không thích nghi với sự gián đoạn
Giáo sư nổi tiếng thuộc trường kinh doanh Harvard Clay Christensen từng chia sẻ về vai trò sáng tạo của sự gián đoạn trong một bài phỏng vấn. Ông mô tả sự thay đổi về những điều kiện trong một ngành công nghiệp có thể phá hủy hoặc nuôi dưỡng một doanh nghiệp ra sao - như cách mở rộng băng thông truy cập internet từ cho phép Netflix phát triển và khiến Blockbuster sụp đổ.
Nếu bạn không thích nghi với những thay đổi mang tính kiến tạo trong việc kinh doanh, bạn sẽ lùi vào quá khứ và điều này cũng tương tự như trong một mối quan hệ.
"Nếu bạn có những đứa trẻ đi cùng mình trên cuộc hành trình thì đó cũng là một sự thay đổi có điều kiện,” Pearson cho biết.
Những đứa trẻ là một lỗ hổng có sức hấp dẫn. Chúng thay đổi toàn bộ động lực của một cuộc hôn nhân, hút năng lượng cũng như sự quan tâm của bất cứ ai trong mối quan hệ này và có thể dẫn tới lơ là với đối phương.
"Bạn phải tìm ra cách để bù đắp cho điều này," ông nói.
Không dự đoán những vấn đề tương lai
Các lãnh đạo doanh nghiệp luôn đặt ra những câu hỏi tốt về tương lai của họ. Danny Meyer, người đứng đầu cao cấp tập đoàn kinh doanh ăn uống Union Square Hospitality thích đặt ra những hỏi như “Chúng ta có thể làm cách nào để trở thành công ty đánh bại được các đối thủ ra khỏi kinh doanh?"
Nhưng trong mối quan hệ hôn nhân, hiếm có cặp vợ chồng nào đặt những câu hỏi tương tự về tương lai rõ ràng như trong công việc.
Lấy ví dụ về một cặp vợ chồng quyền lực điển hình, cả hai đều dành hàng giờ tại văn phòng làm việc. Pearson nói rằng họ không còn khả năng để suy nghĩ. Họ ở trong quỹ đạo hàng ngày về đến nhà mệt mỏi mỗi đêm, làm việc xuyên suốt cuối tuần và không còn tâm trí để nghĩ đến liệu cuộc hôn nhân sẽ ở đâu trong 5 năm tới. Và cũng nhiều người cho rằng điều này là không hệ trọng bởi dù gì thì họ cũng sẽ đi cùng nhau đến cuối cuộc đời.
Đây là một vấn đề lớn. Nếu không có suy nghĩ về nơi bạn đang đến, bạn sẽ không có được một kết quả mỹ mãn. Do đó việc tự hỏi về quỹ đạo hiện tại của một mối quan hệ là phương thức hữu ích tương tự như việc hình dung ra tương lai doanh nghiệp của bạn.
"Hầu hết các cặp vợ chồng dừng lại việc suy nghĩ nghiêm túc về mối quan hệ của họ sau khi giai đoạn trăng mật. Sau khi bước vào đời sống hôn nhân, họ chỉ là giả định rằng mọi thứ sẽ diễn ra như thường lệ," Pearson nói. "Nhưng hôn nhân không khác gì việc hai người cùng bắt đầu một công ty khởi nghiệp. Không ai bắt đầu một dự án khởi nghiệp mà không đắn đo suy nghĩ. Vì vậy, hãy luôn giữ những suy nghĩ, xem xét nghiêm túc này trong suốt cuộc hôn nhân nào của bạn.
Theo Trí Thức Trẻ/Business Isider